Bí thư Đinh La Thăng chỉ đạo tuyệt đối không dạy, học thêm
Làm việc với lãnh đạo Bộ GD&ĐT sáng 7/6, Bí thư Thành ủy TP HCM chỉ đạo Giám đốc Sở GD&ĐT Lê Hồng Sơn chấn chỉnh, nghiêm cấm tình trạng dạy thêm, học thêm trong năm học tới.
Sáng 7/6, Bộ trưởng GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cùng đoàn công tác Bộ GD&ĐT làm việc với lãnh đạo TP HCM về nội dung phát triển giáo dục và đào tạo TP HCM.
Tại buổi làm việc, Bí thư Đinh La Thăng yêu cầu Giám đốc Sở GD&ĐT Lê Hồng Sơn chấn chỉnh, nghiêm cấm tình trạng dạy, học thêm ở trường ngay trong năm học 2016-2017. Các trường phải phụ đạo học sinh yếu kém, bồi dưỡng học sinh giỏi nhưng không được dạy trong trường.
“Chuyện dạy, học thêm tôi rất hoan nghênh, nhưng chúng ta phải mở các trung tâm, doanh nghiệp đào tạo, khi đó ai có nhu cầu đến đăng ký dạy, học sinh đến đăng ký học”, ông Thăng nói.
Bí thư Đinh La Thăng yêu cầu Giám đốc Sở GD&ĐT TP HCM Lê Hồng Sơn cần chấm dứt tình trạng dạy, học thêm ngay trong năm học 2016-2017. Ảnh: Phước Tuần
Bí thư Thăng khẳng định: “Hội nhập thì sao phải còn chạy trường, chạy lớp. Hội nhập mà còn dạy, học thêm là không được. Thời gian qua cử tri phản ánh rất nhiều tình trạng học trái tuyến, cần chấm dứt ngay”.
Cũng tại buổi làm việc, Bí thư Đinh La Thăng cho rằng TP HCM mong muốn Bộ GD&ĐT cho cơ chế thí điểm. TP có cơ chế đột phá mới phát huy hết tiềm năng.
Video đang HOT
Ông Thăng cho rằng, TP HCM là trung tâm giáo dục của cả nước, mà giáo dục phải đi đầu trong hội nhập. Khi xây dựng chương trình đào tạo cần đổi mới căn bản toàn diện giáo dục. Những cái liên quan cơ chế chính sách, mô hình, khi quyết định cần phải dựa trên khoa học giáo dục đào tạo.
Thời gian qua, TP rất quyết liệt thực hiện nghị quyết 10 Đại hội Đảng TP HCM. Nâng cao nguồn nhân lực là một trong bảy giải pháp trọng điểm mà TP đang tập trung.
Nhưng để làm được điều này, TP HCM cần nâng cao giáo dục, thay đổi, đổi mới toàn diện căn bản giáo dục ở các cấp học. Giáo dục TP HCM phải đưa tinh thần khởi nghiệp vào giảng dạy, phát triển toàn diện giáo dục thể chất, giữ gìn bản sắc con người Nam Bộ trong đào tạo.
Để phát triển, việc xã hội hóa giáo dục rất quan trọng, nếu cái gì cũng lấy từ ngân sách cấp sẽ không bao giờ đủ.
“Không xã hội hóa, các anh không thể cho các cháu học đầy đủ được. Mỗi lần gặp mặt đầu năm, các cháu đều mong muốn giảm tải, muốn học bơi nhưng giờ TP kiếm đất, kiếm tiền đâu ra? Vì thế phải cần xã hội hóa ngay để tạo điều kiện con em học tập thật tốt”, ông Thăng nói.
Bí thư Thăng cũng nhấn mạnh không phân biệt các trường tư, dân lập với trường công. Đào tạo ở trường phải gắng với các doanh nghiệp, đẩy mạnh khởi nghiệp trong các trường đại học, cao đẳng. Chương trình giáo dục phải đưa tinh thần khởi nghiệp vào giảng dạy. Trường học phải là nơi đào tạo, nuôi dưỡng ước mơ hoài bão cho sinh viên.
Theo Zing
ĐH Hoa Sen gửi công văn phản hồi văn bản của Thành ủy TP HCM
Đại học Hoa Sen vừa gửi tiếp công văn đến Văn phòng Thành ủy TP HCM phản hồi về văn bản kết quả buổi làm việc giữa Thành ủy TP HCM và nhà trường.
Ngày 3/6 vừa qua, Chủ tịch HĐQT ĐH Hoa Sen Trần Văn Tạo ký công văn gửi Văn phòng Thành ủy TP HCM về kết quả buổi làm việc với nhà trường với thường trực Thành ủy (diễn ra hôm 25/5).
Trong công văn ghi rõ đại hội cổ đông bất thường ngày 2/8/2014 đã triệu tập không đúng trình tự quy định của pháp luật hiện hành tại thời điểm đó và số đại biểu tham dự đại hội không có đủ số cổ phần biểu quyết theo quy chế hoạt động của trường do có sự không thống nhất về cổ phần giữa các thành viên.
Do đó, UBND TP HCM đã không công nhận kết quả bầu HĐQT ngày 2/8/2014. Việc tranh chấp cổ phần giữa các bên được tòa án giải quyết thông qua các vụ kiện.
Một buổi ra mắt chương trình đào tạo thạc sĩ Quản trị Kinh doanh của ĐH Hoa Sen. Ảnh: Hoàng Bình
Vụ các công ty I. Connect và Co-ordinate kiện ĐH Hoa Sen liên quan chi trả cổ tức đã có kết quả xét xử phúc thẩm. Bên cạnh đó là 24 vụ kiện của các thành viên góp vốn cá nhân khởi kiện các công ty I. Connect và Co-ordinate để giải quyết tranh chấp về quyền sở hữu cổ phần đã quyết tòa án thụ lý.
Ngày 18/4/2016, nhà trường đã có công văn báo cáo Thành ủy và UBND TP HCM về vấn đề tranh chấp cổ phần giữa các thành viên chưa được giải quyết triệt để và kiến nghị cơ quan Nhà nước không ra các quyết định liên quan quyền biểu quyết của các thành viên góp vốn.
Trong nội dung công văn nêu rõ: "Chúng tôi cho rằng bản án phúc thẩm không phải là cơ sở để xem xét công nhận HĐQT do đại hội đồng cổ đông bất thường ngày 2/8/2014 bầu ra".
Đại diện ĐH Hoa Sen cũng đang khẩn trương xây dựng đề án trình Bộ GD&ĐT thẩm định để trình Thủ tướng công nhận là trường đại học hoạt động không vì lợi nhuận.
Trước đó, ngày 25/5, ông Đinh La Thăng chủ trì buổi làm việc giải quyết các kiến nghị của ĐH Hoa Sen. Cuộc gặp có đại diện của lãnh đạo Thành ủy, UBND TP HCM, lãnh đạo Bộ GD&ĐT, lãnh đạo sở tư pháp, sở GD&ĐT, đại diện ĐH Hoa Sen và các cổ đông.
Trong cuộc họp, ông Đinh La Thăng lắng nghe báo cáo, cũng như tâm tư nguyện vọng của Ban giám hiệu ĐH Hoa Sen và các cổ đông. Từ đây, ông Thăng có kết luận chỉ đạo như sau:
Việc quyết định ĐH Hoa Sen hoạt động theo loại hình trường ĐH tư thục hoạt động không vì lợi nhuận hay không là thẩm quyền của Đại hội cổ đông Trường ĐH Hoa Sen theo đúng quy định pháp luật.
Để được công nhận là ĐH tư thục hoạt động không vì lợi nhuận, đề nghị ĐH Hoa Sen thực hiện theo quy trình, thủ tục quy định tại Điều lệ trường ĐH ban hành kèm theo Quyết định số 70/2014/QĐ -TTg ngày 10/12 năm 2014 của Thủ tướng, khẩn trương xây dựng đề án trình Bộ GD&ĐT thẩm định để trình Thủ tướng công nhận là trường ĐH tư thục hoạt động không vì lợi nhuận.
Bí thư Đinh La Thăng giao UBND TP HCM chỉ đạo các cơ sở, ngành liên quan xem xét trên cơ sở bản án phúc thẩm của Tòa án nhân dân cấp cao tại TP HCM xem xét công nhận HĐQT ĐH Hoa Sen được bầu bổ sung ngày 2/8/2014 theo đúng quy định của pháp luật.
Theo Zing
Bí thư Thăng: ĐH phải là nơi sinh viên tìm thấy hoài bão Bí thư Đinh La Thăng cho rằng môi trường đại học phải là nơi thế hệ trẻ tìm thấy hoài bão sống, được học tập để tỏa sáng, cống hiến hết mình cho đất nước. Sáng 4/6, Bí thư Đinh La Thăng dự lễ kỷ niệm 17 năm thành lập ĐH Nguyễn Tất Thành và 105 năm ngày Bác Hồ ra đi tìm...