Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch Hội đồng trường đại học là chủ trương rất đúng đắn
“Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng trường đại học là một chủ trương rất đúng đắn, theo tinh thần Nghị quyết 19 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.”
Phó Giáo sư Đoàn Thanh Hà – Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh đã khẳng định như vậy trong buổi trò chuyện với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam về vấn đề Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch Hội đồng trường.
Nghị quyết 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã khẳng định: “Nâng cao hiệu lực, hiệu quả cơ chế Hội đồng trường trong trường đại học theo hướng, Hội đồng trường là cơ quan thực quyền cao nhất của trường đại học, Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch Hội đồng trường”.
Thế nhưng, hiện nay, trên thực tế là có nhiều Bí thư Đảng ủy không phải là Chủ tịch Hội đồng trường/Hội đồng đại học. Điều này cho thấy rằng, một nghị quyết lớn của cấp trung ương nhưng vẫn có nhiều cơ sở giáo dục đại học chưa thực hiện tốt điều này.
Phó Giáo sư Đoàn Thanh Hà, Bí thư Đảng ủy và cũng là Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Ngân hàng TPHCM (ảnh: NTCC)
Theo Phó Giáo sư Đoàn Thanh Hà, Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch Hội đồng trường theo Nghị quyết 19 là một giải pháp cho các trường đại học được phép tự chủ, đổi mới quá trình quản trị trường đại học.
Trước đây, Bí thư Đảng ủy thường là Hiệu trưởng, nhưng hiện nay, thường thì Đảng ủy sẽ ra chủ trương, Hội đồng trường ra nghị quyết còn Ban giám hiệu sẽ thực hiện theo nghị quyết này.
Hiện Bộ Giáo dục và Đào tạo đang yêu cầu các trường đại học trực thuộc Bộ phải thực hiện nghiêm túc điều này.
Còn về phía Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2 trường là Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh, Học viện Ngân hàng đều đã thực hiện nghiêm yêu cầu này, ngay từ khi tổ chức đại hội nhiệm kỳ 2020-2025.
Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh khẳng định: Đây là một chủ trương hoàn toàn đúng đắn, vì nó sẽ tách bạch giữa việc điều hành và quản trị, quản lý điều hành một trường đại học.
Hội đồng trường sẽ giám sát việc điều hành của Ban Giám hiệu căn cứ theo điều 16 của Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học.
Ở trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh, ngay từ khi tổ chức đại hội nhiệm kỳ 2020-2025 đã có định hướng là Bí thư Đảng ủy cũng sẽ là Chủ tịch Hội đồng trường.
Ban Giám hiệu sẽ điều hành dựa trên nghị quyết mà Hội đồng trường ban hành. Hội đồng trường sẽ giám sát quá trình điều hành nhà trường, để không bị lệch hướng, mà vấn đề chính là Hội đồng trường, Đảng ủy luôn là một tập thể, chứ không phải riêng một cá nhân nào.
Hội đồng trường có thể ban hành nghị quyết theo từng năm, từng thời kỳ, từng giai đoạn.
Video đang HOT
Thực tế là tại trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh, sau khi vận hành cơ chế này thì tình hình hoạt động của nhà trường tốt hơn rất nhiều, do sẽ có thể thực hiện cơ chế giám sát lẫn nhau.
“Hiệu trưởng không thể tự mình quyết định được” – Phó Giáo sư Đoàn Thanh Hà khẳng định.
Bí thư Đảng ủy là Hiệu trưởng không còn phù hợp nữa. Đảng chỉ đóng vai trò chỉ ra đường lối, chủ trương, còn nếu thực hiện nữa thì không thể công tâm, khách quan được.
Một điều nữa là việc này còn phát huy được tính tập thể, nếu các trường đại học được vận dụng theo cơ chế này sẽ rất tốt. Quan trọng là nhận thức của các cá nhân, cùng với lãnh đạo trong nhà trường, đừng sợ mất quyền lực.
Đưa ra ví dụ, tại trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh, mỗi cá nhân lãnh đạo đều có một nhận thức một vai trò riêng của mình, “đóng đúng vai, thuộc bài” đúng theo quy định.
“Hiệu trưởng nhà trường được làm gì, đóng vai trò gì… đều có quy định cụ thể hết” – thầy Đoàn Thanh Hà chia sẻ.
Ngoài ra, người lao động và kể cả cơ quan chủ quản cũng cần phải hiểu, nhận thức rõ ràng được việc này.
Hiện một số trường đại học thuộc một số Bộ không muốn làm điều này, thì vai trò của Hội đồng trường không thể nào phát huy được sức mạnh.
PGS Đỗ Văn Dũng: nhiều trường tự chủ còn sống trong những mối âu lo
Chủ trương bỏ cơ quan chủ quản không có nghĩa là buông lỏng quản lý mà giao quyền cho một chủ thể khác, đó là Hội đồng trường.
Trên thế giới, tự chủ đại học được xem là yếu tố cơ bản, cần thiết trong quản trị đại học. Việc tăng cường giao quyền tự chủ cho các trường đã tạo động lực, sự linh hoạt, năng động của các trường đại học trong quá trình sáng tạo ra tri thức, dẫn dắt xã hội phát triển, đồng thời cũng làm tăng tính cạnh tranh giữa các cơ sở giáo dục đại học, tạo điều kiện để đa dạng hóa các hoạt động giáo dục và đào tạo.
Tuy nhiên, thực tiễn hoạt động tự chủ của các trường đại học hiện nay vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn.
Nhiều trường tự chủ còn sống trong những mối âu lo
Trao đổi với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đỗ Văn Dũng - nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, Luật số 34/2018/QH14 và Nghị định số 99/2019/NĐ-CP liên quan đến tự chủ đại học đã tạo điều kiện, cơ chế cho các trường phát triển vươn lên, đặc biệt là sự phát triển của 23 trường đại học thí điểm tự chủ theo Nghị quyết 77/NQ-CP.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đỗ Văn Dũng cho rằng cần xóa bỏ cơ quan chủ quản mới có tự chủ thực sự. (Ảnh: NEU)
Tuy nhiên, tự chủ đại học hiện nay vẫn còn nhiều vấn đề bất cập, vướng mắc cần tháo gỡ.
Thứ nhất, hiện nay một số văn bản luật và dưới luật chưa theo kịp tinh thần tự chủ của Luật số 34, chính điều này làm cho những người lãnh đạo trong các trường tự chủ luôn luôn sống trong những mối lo âu.
Hệ thống pháp luật còn chồng chéo nhau, khi các đoàn kiểm toán, thanh tra về làm việc với các trường, nếu áp dụng theo luật này thì làm đúng, nhưng áp dụng theo luật khác lại sai. Các văn bản dưới luật cũng mâu thuẫn nhau, đây chính là khó khăn lớn nhất đối với các trường đại học khi bước vào con đường tự chủ.
Chính vì vậy, mong muốn hiện nay của các trường là cần phải có hệ thống hành lang pháp lý đồng bộ, thống nhất để việc thực hiện tự chủ đi vào thực tiễn.
Thứ hai, sự can thiệp quá sâu của cơ quan quản lý trực tiếp (cơ quan chủ quản) vào công việc của các trường khiến trường đại học chưa thể có tự chủ thực sự.
Đối với trường đại học công lập đã tự chủ, tự chủ gắn với trách nhiệm giải trình, cần giao toàn quyền cho Hội đồng trường quyết định, bởi Hội đồng trường là đại diện cho chủ sở hữu và các bên liên quan.
"Nhưng thực tế thì vẫn có sự can thiệp của cơ quan chủ quản. Cụ thể như vấn đề về tổ chức nhân sự, hiện nay nhiều trường đại học không thể bổ nhiệm Hiệu trưởng, như Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Tôn Đức Thắng, Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh,...
Đã tự chủ thì cần phải xóa bỏ cơ quan chủ quản. Tại sao giao trách nhiệm cho Hội đồng trường, Hội đồng trường tổ chức bỏ phiếu, có quyết định bổ nhiệm cán bộ nhưng cuối cùng vẫn phải chờ Bộ trưởng công nhận?
Sự tồn tại, sự áp đặt của cơ quan chủ quản đã cản trở rất nhiều đến sự phát triển của trường đại học, suốt nhiều tháng liền một trường đại học không có người "cầm trịch" thì mọi việc đều trì trệ. Điều này làm ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống cơ sở giáo dục đó, ảnh hưởng đến hàng ngàn cán bộ, giảng viên, viên chức, hàng ngàn sinh viên, thậm chí có thể làm 'sụp đổ' thương hiệu mà trường xây dựng bấy lâu nay. Ai sẽ là người chịu trách nhiệm trước những hệ lụy này?"
Rõ ràng, còn tồn tại cơ quan chủ quản thì chúng ta đang quay về với cơ chế xin - cho", Phó Giáo sư Đỗ Văn Dũng khẳng định.
Về khía cạnh tài chính tài sản, bất cập tồn tại là trường đại học được giao quyền tự chủ nhưng lại không được giao đất đai, tài sản.
Ví dụ, khi có khu đất trống, nhà trường không thể cho thuê; khi có doanh nghiệp sẵn sàng đầu tư xây dựng cho trường phòng thí nghiệm để hợp tác đào tạo nghiên cứu khoa học, nhà trường cũng không thể quyết.
Theo thầy Dũng, chúng ta cần phải học tập mô hình tự chủ ở Hàn Quốc, trường đại học khi đã tự chủ được liên kết với các doanh nghiệp trở thành những tập đoàn giáo dục. Các doanh nghiệp được phép xây dựng, đầu tư cho trường đại học, tận dụng "chất xám" để tạo nên những sản phẩm chất lượng cao.
Với mô hình hợp tác này, trường đại học cũng sẽ giải quyết được bài toán kinh phí đầu tư, từ đó có thể giảm học phí cho sinh viên, điều này rất có lợi cho người học. Muốn vậy, đòi hỏi cơ chế phải mở rộng hơn, tạo điều kiện để các trường được tự chủ, tự quyết định công việc và cơ hội phát triển cho mình.
Thứ ba, tự chủ không có nghĩa là Nhà nước cắt giảm đầu tư cho trường đại học.
Thầy Dũng phân tích: "Chúng ta vẫn nói cắt giảm chi thường xuyên, còn chi đầu tư Nhà nước vẫn hỗ trợ. Nhưng thực tế các trường tự chủ đang đứng trước bài toán nan giải về tài chính, buộc trường phải tăng học phí lên cao.
Lẽ ra khi trường không nhận kinh phí chi thường xuyên thì Nhà nước nên chuyển nguồn kinh phí chi thường xuyên này thành nguồn kinh phí chi đầu tư cho trường đại học, để các trường đầu tư xây phòng thí nghiệm, cơ sở vật chất và giảm được áp lực học phí lên người học".
Bỏ cơ quan chủ quản không có nghĩa là buông lỏng quản lý nhà nước
Trong cuộc trao đổi với Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Hiền - Chủ tịch Hội đồng trường Trường Đại học Vinh cho biết, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm, tạo điều kiện, có các chủ trương, chính sách, mở rộng hành lang pháp lý nhằm thúc đẩy việc trao quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục đại học.
Đặc biệt, sau khi Luật số 34/2018/QH14 cùng với Nghị định 99 (Nghị định số 99/2019/NĐ-CP) hướng dẫn thi hành Luật được ban hành, "nút thắt" về hành lang pháp lý thực hiện tự chủ giáo dục đại học đã được mở, các cơ sở giáo dục đại học chủ động thực hiện quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình với các bên liên quan khi đảm bảo các điều kiện tự chủ giáo dục đại học đã được luật định.
Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Hiền cho rằng, tự chủ đại học đã đạt được một số kết quả bước đầu nhưng còn nhiều khó khăn, lúng túng. (Ảnh: Trường Đại học Vinh)
Dù đạt được một số kết quả bước đầu, nhưng thực tế hiện nay, việc thực hiện tự chủ đại học vẫn còn đó những lúng túng, khó khăn, thiếu thống nhất, hiệu quả còn hạn chế.
Cụ thể, Luật Giáo dục đại học sửa đổi, bổ sung (Luật số 34/2018/QH14) đã mở ra hành lang pháp lý quan trọng cho phép các trường đại học triển khai thực hiện quyền tự chủ. Tuy nhiên, do sự thiếu đồng bộ trong hệ thống hành lang pháp lý của Nhà nước đã phần nào gây cản trở tiến trình tự chủ ở các trường đại học.
Ví dụ, ngoài Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học, các cơ sở giáo dục đại học vẫn phải tuân thủ các quy định của Luật Đầu tư công, Luật Đấu thầu, Luật Quản lý sử dụng tài sản công,... Điều đáng nói là hệ thống hành lang pháp lý này chưa đồng bộ nên dẫn đến vướng mắc, khó khăn trong các hoạt động của trường đại học liên quan đến đầu tư, mua sắm, liên doanh, liên kết,...
Trong lĩnh vực nhân sự, Luật Viên chức và các nghị định liên quan còn có một số nội dung cũng chưa đồng bộ với Luật Giáo dục đại học.
"Một nút thắt khá quan trọng cần tháo gỡ trong quá trình triển khai tự chủ đại học đó là cắt giảm và tiến tới xóa bỏ cơ quan chủ quản đối với cơ sở giáo dục đại học.
Chủ trương bỏ cơ quan chủ quản không có nghĩa là buông lỏng quản lý nhà nước mà chuyển giao quyền quản lý nhà nước cho một chủ thể khác, đó là Hội đồng trường. Hội đồng trường vì vậy cần phải có thực quyền theo Luật định.
Trong thực tế triển khai, việc giải quyết mối quan hệ giữa các thiết chế Đảng ủy - Hội đồng trường - Hiệu trưởng đang đặt ra không ít những thách thức, khó khăn và vướng mắc. Giải quyết mối quan hệ giữa ba thiết chế lãnh đạo (Đảng ủy), quản trị (Hội đồng trường) và quản lý (Hiệu trưởng) trên cơ sở làm rõ, luật hóa về vị trí, vai trò, nhiệm vụ và quyền hạn của từng thiết chế là đòi hỏi hết sức cấp thiết hiện nay, cần được Đảng, Nhà nước và các bộ, ngành quan tâm nhiều hơn" thầy Hiền cho biết.
Cũng theo Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Hiền, ngoài những vướng mắc về cơ chế, một lý do quan trọng khác là do các trường đại học chưa đủ năng lực và chưa thực sự sẵn sàng bước vào con đường tự chủ.
Thực tế cho thấy, còn nhiều trường đại học chưa mạnh dạn thực thi sự tự chủ, thay vì chủ động thúc đẩy tự chủ, chấp nhận đương đầu với các thách thức, vượt qua nó để mở rộng sáng tạo, tăng cường chất lượng quản trị, phát huy hiệu quả các nguồn lực, phát triển chất lượng đào tạo, nghiên cứu thì vẫn mang tâm lý e dè, bởi thói quen "bao cấp" vào sự quản lý và hỗ trợ của Nhà nước, vẫn muốn tận dụng những ưu thế của trường công để được hỗ trợ ngân sách trong chi thường xuyên và chi đầu tư.
Tóm lại,tự chủ đại học mở ra rất nhiều cơ hội để các trường đại học phấn đấu tự khẳng định mình, tăng năng lực cạnh tranh để hội nhập với giáo dục đại học của khu vực và quốc tế. Vấn đề đặt ra cho tự chủ đại học hiện nay là cần sớm giải quyết dứt điểm các "điểm nghẽn" còn tồn tại nói trên.
Tự chủ giáo dục đại học - từ chính sách đến thực tiễn. Bài 1: Chuyển đổi, nâng cấp các cơ sở giáo dục đại học GDĐH của Việt Nam có những bứt phá, nhiều cơ sở bước vào giai đoạn chuyển đổi, nâng cấp. Tuy nhiên, công cuộc chuyển đổi, nâng cấp hàng loạt này có thật sự là động lực để giúp các trường đại học phát huy tính tự chủ, nâng cao uy tín, chất lượng đào tạo? LTS: Từ khi có Nghị quyết 29-NQ/TW về...







Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Tạm giữ chủ nhóm trẻ Con Cưng vì bạo hành trẻ em
Pháp luật
2 phút trước
Giáo sư kinh tế Mỹ nhận định về chiến lược thuế quan của Tổng thống Trump
Thế giới
1 giờ trước
"Tóm dính" Chu Thanh Huyền đưa con trai đến SVĐ cổ vũ Quang Hải, vóc dáng và thái độ khác hẳn lúc "sống ảo" trên mạng
Sao thể thao
1 giờ trước
Phim Hàn phá kỷ lục 2025 với rating tăng vọt 114%, đứng top 1 cả nước nhờ nội dung xuất sắc đến tận phút cuối
Phim châu á
1 giờ trước
Nhan sắc gây lú của Triệu Vy
Hậu trường phim
1 giờ trước
"Gương mặt đẹp trai số 2 thế giới" bị ông trùm 18+ đòi đuổi khỏi showbiz
Sao châu á
1 giờ trước
Phản ứng của bé gái bán hàng rong khi được khách cho tiền khiến dân mạng khen hết lời: Quá hiểu chuyện và tinh tế!
Netizen
2 giờ trước
Đến Côn Đảo vào mùa hè là lựa chọn lý tưởng để tránh nóng
Du lịch
3 giờ trước
Đã bước đầu khống chế được cháy rừng ở Bình Liêu
Tin nổi bật
3 giờ trước
Hoa hậu Thùy Tiên kiếm được bao nhiêu tiền?
Sao việt
3 giờ trước