Bị sốt xuất huyết nên ăn gì?
Khi bị sốt xuất huyết, người bệnh thường mệt mỏi, chán ăn, vậy đâu là chế độ ăn uống phù hợp cho người bệnh?
Theo TS.BS Nguyễn Trọng Hưng, Viện Dinh dưỡng quốc gia, khi bị sốt xuất huyết, người bệnh thường có các triệu chứng giống cúm như sốt, ho, nhức đầu, đau cơ và kiệt sức.
Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh sốt xuất huyết tùy thuộc vào giai đoạn của bệnh. Trong đó có chế độ ăn lỏng cho giai đoạn đầu khi người bệnh bị sốt cao, chế độ ăn nhẹ cho người bệnh khi cơn sốt giảm và người bệnh dần hồi phục, chế độ ăn uống bình thường trong thời gian hồi phục.
Trong thời gian mắc sốt xuất huyết, người bệnh thường mệt mỏi, đau người, nhức đầu, sốt cao, không cảm thấy muốn ăn bất cứ thứ gì. Họ còn thường thầy buồn nôn, nôn và cực kỳ suy nhược. Lúc này chế độ ăn lỏng, mềm cần được ưu tiên.
Súp rau củ dễ tiêu hóa, phù hợp với thể trạng bệnh nhân sốt xuất huyết.
Người bệnh sốt xuất huyết nên uống nhiều nước (đặc biệt là nước dừa) do khi bị sốt, cơ thể mất nước, cần uống nhiều nước để bù lượng nước mất đi. Họ cũng cần uống nước lọc hoặc nước oresol nhiều lần trong ngày giúp bù điện giải quan trọng, đồng thời lưu ý theo dõi nước tiểu màu trong hay không để bù nước kịp thời.
Video đang HOT
Tăng cường thực phẩm giàu vitamin C như cam, chanh, ổi, kiwi, dâu tây, xoài có tác dụng chống oxy hóa rất tốt cho cơ thể khi hồi phục sau khi mắc bệnh.
Ngoài ra, người bệnh nên ăn sữa chua chứa các lợi khuẩn giúp hỗ trợ tiêu hóa, cải thiện sự cân bằng của vi khuẩn tốt và xấu trong ruột. Một ngụm trà thảo mộc giàu đặc tính chống viêm và chứa chất chống oxy hóa cũng sẽ giúp giảm mệt mỏi, căng thẳng, làm dịu các triệu chứng của sốt xuất huyết.
Người bệnh sốt xuất huyết phải thực hiện chế độ ăn giàu protein. Một bữa ăn nhiều protein chất lượng tốt (nạc) sẽ giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng. Vì vậy, những lời khuyên không nên ăn đồ tanh như cá, trứng hay thịt gà là không có cơ sở.
Tránh thức ăn cay và nhiều dầu mỡ trong thời gian bị sốt xuất huyết. Người bệnh nên ăn thức ăn chần hoặc luộc trong thời gian phục hồi; không nên ăn các loại đồ ăn vặt, chế biến sẵn như xúc xích, thịt hun khói, đồ nướng.
Một ngụm trà thảo mộc cũng có thể giúp làm dịu các triệu chứng của sốt xuất huyết. Trà thảo mộc có thể giúp kiểm soát các triệu chứng giống như cảm cúm như đau họng và sốt. Một loại trà dễ kiếm và phổ biến nhất là trà gừng. Loại trà này rất giàu đặc tính chống viêm và chứa chất chống oxy hóa giúp giảm mệt mỏi, căng thẳng cho người bệnh sốt xuất huyết. Ngoài ra bạn cũng có thể uống trà mật ong chanh, trà bạc hà mật ong.
Lá đu đủ được cho là cực kỳ hiệu quả để tăng cường bạch cầu và số lượng tiểu cầu trong điều trị sốt xuất huyết. Đây được coi là một trong những phương pháp điều trị bệnh sốt xuất huyết tại nhà tốt nhất.
Bạn nên dùng chiết xuất đu đủ ở dạng nước ép hoặc nghiền nát một vài lá đu đủ và nó được chứng minh là hiệu quả nhất trong việc kích hoạt số lượng tiểu cầu làm giảm trong thời gian bị sốt xuất huyết. Tuy nhiên, nó có mùi và vị khó chịu.
Đồ uống dinh dưỡng giúp giảm triệu chứng sốt xuất huyết
Người bệnh sốt xuất huyết thường sốt cao, mệt mỏi. Khi bị sốt, cơ thể mất nước nên cần uống nhiều nước để bù lại lượng nước mất đi.
Bệnh sốt xuất huyết hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu mà chỉ điều trị triệu chứng. Do đó, bên cạnh việc điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ, người bệnh cần được chăm sóc dinh dưỡng thật tốt để nâng cao thể trạng và sức đề kháng cho cơ thể. Việc phát hiện, điều trị sớm và chăm sóc dinh dưỡng rất cần thiết cho người bệnh sốt xuất huyết.
Nước dừa chứa nhiều khoáng chất tốt giúp bổ sung chất điện giải cho cơ thể trong trường hợp mất nước do sốt cao
Dưới đây là một số thức uống tốt cho người bệnh sốt xuất huyết:
Nước dừa: Nước dừa chứa nhiều khoáng chất tốt giúp bổ sung chất điện giải cho cơ thể trong trường hợp mất nước do sốt cao. Theo nghiên cứu thành phần dinh dưỡng, nước dừa tự nhiên chứa đường, chất béo, acid amin, acid hữu cơ và các enzyme, các vitamin B1, B2, B3, B5, B6, B7, B9, vitamin C...
Các khoáng chất có trong nước dừa như: Kali, natri, canxi, magie, selen, đồng, kẽm... rất phong phú và hỗn hợp các chất trong nước dừa tương tự như dịch trong tế bào. Hàm lượng kali dồi dào trong nước dừa giúp cân bằng điện giải làm tối ưu hoạt động của hệ tuần hoàn, hệ thần kinh và hệ miễn dịch cũng như hỗ trợ việc hấp thụ, điều tiết chất lỏng, giúp bổ sung và bù nước cho cơ thể.
Nước ép trái cây: Nước ép trái cây là nguồn cung cấp chất điện giải tốt cho cơ thể, nên cho người bệnh sốt xuất huyết uống thay vì chỉ uống nước lọc. Các loại nước ép cam, chanh, bưởi, kiwi, cà chua chứa nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu như kali và natri, đặc biệt là vitamin C tăng cường sức đề kháng, giúp tăng cường hệ miễn dịch, tăng tính vững bền của thành mạch, từ đó giảm nguy cơ xuất huyết.
Nước ép củ cải đường: Củ cải đường rất giàu chất chống oxy hóa giúp ngăn chặn tình trạng giảm tiểu cầu do tác động của các gốc tự do. Nó có vitamin A, C, K và các khoáng chất thiết yếu, giúp ngăn ngừa sự suy thoái của mạch máu và sự phát triển của các vấn đề về tuần hoàn. Bằng cách uống nước ép củ cải đường thường xuyên, người bệnh sốt xuất huyết có thể tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể.
Củ cải đường là một phương thuốc tuyệt vời tại nhà để chống mệt mỏi và các triệu chứng tương tự của bệnh sốt xuất huyết. Vì củ cải đường có hàm lượng sắt rất cao nên nó có vai trò rất lớn trong việc thúc đẩy sản xuất tế bào máu. Hỗn hợp từ củ cải đường và nước chanh không chỉ cung cấp nước cho cơ thể mà còn tăng cường hấp thu hàm lượng sắt vào cơ thể.
Nước nha đam: Nha đam có đầy đủ các chất dinh dưỡng bao gồm canxi, magie, phốt pho, kali, kẽm, natri, đồng và vitamin C, E và B. Vì vậy, nước ép nha đam có ứng dụng y học rất lớn và là trợ thủ đắc lực trong việc chăm sóc sức khỏe tim mạch và thúc đẩy sản xuất tiểu cầu trong máu. Nên bổ sung thực phẩm này vào chế độ ăn của người bệnh sốt xuất huyết.
Sữa: Ngoài đồ uống điện giải nói chung, Tổ chức Y tế Thế giới cũng cho biết có thể uống sữa để giảm triệu chứng sốt xuất huyết thay vì chỉ uống nước lọc.
Sữa là thực phẩm giàu protein thường được dùng để bổ sung dưỡng chất hàng ngày hoặc khi bị ốm. Nhiều người khi bị sốt xuất huyết lại không dám uống sữa vì cho rằng sữa gây đầy bụng, khó tiêu và làm tăng nhiệt độ cơ thể.
Sữa là nguồn cung cấp dưỡng chất, chứa chất điện giải natri 42mg/100g, kali 156mg/100g, đồng thời chứa vitamin và khoáng chất như canxi, vitamin D, vitamin K, phốt pho, magie và kẽm rất cần thiết để thực hiện mọi chức năng của cơ thể giúp người bệnh nhanh hồi phục. Sữa dạng lỏng nên phù hợp với người bệnh đang trong tình trạng mệt mỏi, chán ăn. Sữa cũng dễ tiêu hóa và hấp thu nên có thể giúp bổ sung năng lượng nhanh chóng.
Bị sốt bao lâu mới cần xét nghiệm sốt xuất huyết? Nhiều người thắc mắc nên xét nghiệm sốt xuất huyết khi nào để chẩn đoán bệnh tốt nhất. Ngày 19/9, ông Khổng Minh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội, cho hay từ tháng 8 đến ngày 16/9, Hà Nội ghi nhận 4 ca tử vong vì sốt xuất huyết. Riêng tuần qua (từ 10-16/9) thành phố ghi...