Bí quyết trị gàu trên da đầu hiệu quả
Gàu xuất hiện trên da đầu là vấn đề thường xuyên được mọi người đề cập tới. Chúng quá phổ biến và có thể xảy ra ở bất kì ai, nhóm tuổi và giới tính nào. Một trong những thống kê mới đây cho ra một tỷ lệ khá lớn trong dân số nước ta đó chính là có tới 70% dân số bị mắc gàu. Tác nhân gây ra tình trạng gàu thường có rất nhiều có thể do vi khuẩn, vi nấm, hoặc thói quen sinh hoạt không đúng cách như do người ta đội mũ quá chật, bị stress, căng thẳng tâm lý, do môi trường sống… Ngoài ra, việc dùng dầu gội đầu, dầu xả, thuốc nhuộm tóc… không phù hợp với cơ địa cũng có thể gây gàu. Để điều trị, ngoài việc dùng các dược phẩm, hóa mỹ phẩm trị gàu, người bệnh cần có tâm lý thoải mái, giải tỏa được những căng thẳng trong đời sống. Một số cách thông thường điều trị gàu mà bạn có thể học hỏi để xóa đi nỗi lo nhức đầu bao lâu nay nhé!
Muối có tác dụng diệt khuẩn và làm sạch, trong khi phèn chua lại giúp trung hòa độ pH trên da đầu. Việc kết hợp hai nguyên liệu này, bạn sẽ có một phương pháp trị gàu tại nhà đơn giản mà không tốn thời gian.
Hòa muối và phèn chua vào một lượng nước vừa đủ dùng để gội đầu. Cách này sẽ giúp da đầu bớt ngứa và làm giảm gầu đáng kể. Hoặc hòa muối và phèn chua, sau đó lấy bông ngoáy tai thấm và chấm lên da đầu. Để khoảng 30 phút rồi xả lại bằng nước sạch.
Cách trị gàu bằng nước cốt chanh
Vắt một quả chanh vào ly nước sạch, giữ lại phần xác vỏ. Làm ướt tóc bằng nước chanh này và massage kỹ phần da đầu trong vài phút bằng xác vỏ chanh. Sau đó, xả tóc lại bằng ly nước chanh. Làm mỗi ngày 2 lần cho đến khi sạch gàu. Sau đó, làm mỗi tuần một lần để ngăn gàu tái phát.
Video đang HOT
Một cách dùng chanh khác là làm ấm 2 chén nước, vắt vào một trái chanh, thêm vào 2 muỗng dầu dừa. Dùng hỗn hợp này làm ướt tóc và da đầu, massage da đầu thật kỹ. Trùm đầu tóc bằng khăn lông rồi ngủ đến sáng, sau đó gội đầu bình thường. Sau khi gàu hết thì cứ 2 tuần làm lại một lần. Lược chải tóc cũng cần ngâm trong nước cốt chanh pha nước theo tỉ lệ 1:1. Lưu ý, không nên dùng lược chung với người khác. Khi gội đầu, không nên dùng nước quá nóng vì sẽ ngăn cản da đầu tiết ra dầu có tác dụng ngăn gàu.
Dầu ô liu
Chuẩn bị: – 2 thìa dầu ô liu, 1 thìa nước cốt chanh
Thực hiện: Trộn dầu ô liu và nước cốt chanh bôi lên da đầu sau khi mới gội đầu xong. Ủ tóc như vậy trong khoảng 15 phút và gội sạch lại đầu bằng nước ấm vừa phải. Bạn sẽ có một mái tóc sạch gàu trong mùa đông với cách làm đơn giản nhưng cực kì hiệu quả này.
Trà xanh
Ngoài ra bạn có thể sử dụng tinh dầu trà xanh để “chiến đấu” với gàu. Trà xanh sẽ kiểm soát được sự gia tăng bã nhờn trên da dầu, và vì vậy hạn chế được sự xuất hiện của gàu.Hoặc bạn có thể sử dụng tinh dầu từ vỏ bưởi, cam, chanh vừa làm tóc bóng mượt, trị gàu, vừa mang lại hương thơm dễ chịu. Bạn có thể dùng vỏ của chúng để nấu nước gội đầu 1 lần 1 tuần.
Theo Dep
Viêm da, sưng mặt vì nhuộm lông mày
Xu hướng nhuộm lông mày hợp màu tóc được nhiều bạn trẻ thực hiện, tuy nhiên không ít trường hợp bị viêm da, sưng mặt do nhiễm độc hóa chất.
Xu hướng nhuộm lông mày cho hợp màu tóc được nhiều bạn trẻ thực hiện, tuy nhiên đã có không ít trường hợp bị viêm da, sưng mặt do nhiễm độc hóa chất. Theo các chuyên gia, đây không phải là cách làm đẹp, thời trang, ngược lại còn gây hại sức khoẻ.
Dùng thuốc nhuộm tóc cho lông mày
Sau khi nhuộm xong tóc màu rêu, chị Nguyễn Thị Hoa (Hoàng Mai, Hà Nội) được bạn bè khuyên nên nhuộm thêm lông mày. Vì tóc màu sáng nhưng lông mày đen thì "lệch tông", không thời trang. Nếu nhuộm màu lông mày trùng màu tóc, sẽ giúp da mặt trắng sáng và sành điệu hơn. Vì thế, để làm đẹp đồng bộ, chị chi thêm 50.000đ để nhuộm phần lông mày.
Thuốc nhuộm lông mày cũng chính l thuốc nhuộm tóc chị làm lần trước. Hoàn toàn không pha thêm chất gì chống dị ứng hay kiểm tra xem có phù hợp da mặt hay không. Thậm chí, để lên màu nhanh, người làm tóc còn cho thêm chất xúc tác. Sau 15 phút, lông mày chưa lên màu chị Hoa được "thợ" bôi lên thêm một lần thuốc nữa.
Tuy nhiên, do thuốc đậm đặc nên khi bôi thuốc lên lông mày, mắt chị bị cay, đỏ, hơi sưng. Chưa dừng lại đó, sau khi nhuộm khoảng 3 giờ, mắt chị trở nên sưng húp, da xung quanh lông mày nổi mẩn, ngứa. Sang đến ngày thứ hai thì da bắt đầu bong, tróc dạng vảy.
Dạo qua một số diễn đàn làm đẹp, chúng tôi được biết nhuộm lông mày đồng bộ màu tóc đang là xu hướng nhiều chị em sử dụng, đặc biệt là lứa tuổi thanh niên. Tuy nhiên, không có bất kỳ chia sẻ về loại thuốc nào sẽ an toàn đối với da mặt hay mắt khi dùng cho lông mày.
Tương tự, tại cửa hàng mỹ phẩm Xuân Thủy (Bạch Mai), khi chúng tôi hỏi thuốc nhuộm lông mày, nhân viên ở đây đều lắc đầu. Họ cho biết, chỉ có sản phẩm dành cho mi mắt, còn lông mày phải dùng với tóc.
Nhuộm lông mày tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với da mắt.
Nguyên nhân dẫn đến ung thư ở chị em
Theo chuyên gia da liễu, BS Nguyễn Thành, Viện Da liễu Quốc gia, đúng là có một số người bị dị ứng khi nhuộm lông mày. Dị ứng do nhiều yếu tố như cơ địa, loại thuốc, cách thực hiện... Về cơ bản, tóc và lông mày có cấu trúc giống nhau nhưng da mặt luôn mỏng và nhạy cảm hơn da đầu.
Vì thế, nguy cơ bị dị ứng khi nhuộm lông mày cũng cao hơn. Ngoài ra, thuốc nhuộm tóc thường chứa nhiều hóa chất độc hại, bao gồm cả kim loại nặng. Vì thế, khi cơ địa bị dị ứng thì nhuộm đâu cũng dễ bị dị ứng, đặc biệt l mặt.
Đồng quan điểm, BS Nguyễn Mạnh Khải, Phòng khám da liễu Hà Đông, Hà Nội cho rằng, nhuộm lông mày tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với da mắt. Biểu hiện nóng rát chỉ là bên ngoài, còn về lâu dài các chất này ngấm vào da, máu, ảnh hưởng đến sức khoẻ. Nhiều nghiên cứu cho thấy, thuốc nhuộm là nguyên nhân dẫn đến ung thư ở chị em.
Khi nhuộm tóc, để hạn chế tác động của thuốc, người ta thường trừ một phần chân tóc, tức không bôi sát da. Nhưng cách này không thể áp dụng với lông mày do mỏng v ngắn. Vì thế, ngoài yếu tố da mỏng và nhạy cảm thì ảnh hưởng của thuốc đến da cũng lớn hơn.
Thuốc gây ra kích ứng khi dây vào mắt, hoặc bay hơi vào mắt. Còn phồng rộp da tại chỗ nhuộm là dị ứng.
"Có người thợ làm tóc cho biết, anh ta đeo dây chuyền bạc nhưng sau vài ngày đánh trắng sẽ bị xỉn trở lại. Thậm chí chủ nhà ở tầng trên cũng bị hiện tượng tương tự, dù cửa hàng đã đóng kín cửa với phần nhà ở. Điều này cho thấy không chỉ thuốc bôi trực tiếp vào da mà ảnh hưởng cả không khí xung quanh", BS Nguyễn Mạnh Khải cho hay.
Theo Alobacsi
Hóa chất độc hại "núp" xung quanh bạn Những vật dụng thường dùng hàng ngày cũng có thể ẩn chứa nhiều hóa chất độc hại gây nguy hiểm cho sức khỏe mà chúng ta chưa biết. 1. Fluoride trong kem đánh răng Kem đánh răng trên thị trường ít nhiều đều có chứa florua, tác dụng của nó là ngăn chặn sâu răng. Nhưng florua bản thân nó cũng là tiềm...