Bí quyết tìm việc trái ngành
Tìm việc trái ngành ngày càng trở nên phổ biến trong thị trường lao động nhiều thay đổi hiện nay.
Có nhiều lý do để người lao động (NLĐ), nhất là sinh viên mới ra trường, lựa chọn tìm việc trái ngành.
Theo các chuyên gia nhân sự, tìm việc trái ngành không hẳn sẽ gặp khó khăn mà đôi khi còn là bước ngoặt trong sự nghiệp. Một thống kê của Trung tâm Dự báo nguồn nhân lực và thị trường lao động TP HCM cho thấy có đến 48% ứng viên có nhu cầu tìm việc trái ngành. Nhiều nhà quản lý nhân sự cho rằng trừ những nhóm công việc liên quan đến nghiên cứu khoa học, khối kỹ thuật, y dược… thì các nhóm ngành còn lại có thể làm việc trái ngành nếu NLĐ đủ tự tin, đam mê và dành nhiều thời gian nghiên cứu, tìm hiểu về công việc đó.
Bà Vũ Thị Anh Thơ, Giám đốc điều hành CLB Nhân sự Việt Nam (VNHR), cho rằng thông thường khi phỏng vấn những người tìm việc trái ngành, nhà tuyển dụng sẽ tập trung khai thác động lực thay đổi chuyên ngành của NLĐ và xoáy sâu vào những kỹ năng, kiến thức của họ. Do đó, NLĐ khi tìm việc trái ngành cần thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy rằng mình đã sẵn sàng thay đổi, thử thách và đón nhận công việc mới.
Tìm được việc trái ngành đôi khi là bước ngoặt trong sự nghiệp
Theo bà Thơ, kiến thức và các kỹ năng cần thiết cho công việc trái ngành mà NLĐ đang theo đuổi có sẵn và miễn phí trên internet và các nguồn sách báo khác. Gặp gỡ, trao đổi với những người đi trước hay bạn bè đang làm việc trong lĩnh vực đó cũng là cách để bổ sung kiến thức, kinh nghiệm cho công việc mới. “Trong phỏng vấn tuyển dụng hiện đại, chúng tôi ưu tiên đến kỹ năng, kiến thức cho vị trí công việc hơn là bằng cấp. Rất nhiều nhân sự trong công ty chúng tôi làm việc trái ngành đào tạo nhưng họ đang làm việc rất tốt, thậm chí vượt ngoài mong đợi của công ty” – bà Thơ nói.
Những thành công nổi bật của Giáo dục nghề nghiệp năm 2021
Năm 2021 vừa qua, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, cùng đội ngũ cán bộ quản lý, nhà giáo, học sinh, sinh viên trong hệ thống đã đoàn kết, nỗ lực thực hiện thành công nhiều hoạt động nổi bật.
Năm 2021 là năm đầu thực hiện Nghị quyết Đại hội Lần thứ XIII của Đảng, Chiến lược Phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030; năm đầu tiên thực hiện phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội 5 năm giai đoạn 2021-2025.
Trong đó, phát triển giáo dục nghề nghiệp được xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong đột phá chiến lược về nguồn nhân lực với những định hướng trọng tâm.
Đại dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, đặc biệt là với đợt bùng phát lần thứ tư, thực hiện phương châm chỉ đạo của Chính phủ, của Bộ LĐ-TB&XH đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, thích ứng an toàn, duy trì chuỗi cung ứng lao động và các hoạt động chuyên môn.
Ngay từ đầu năm, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp đã sớm ban hành kế hoạch, chương trình công tác, cụ thể hóa các nhiệm vụ Bộ giao; tập trung nguồn lực triển khai thực hiện nhiệm vụ ngay từ những ngày đầu, tháng đầu.
Khép lại năm 2021, hệ thống Giáo dục nghề nghiệp đã đạt những kết quả đáng ghi nhận. Cùng Dân trí điểm qua 5 hoạt động nổi bật nhất của ngành trong năm qua.
1. Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý, hoàn thiện thể chế chiến lược
Video đang HOT
Năm 2021, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp đã kết hợp cùng các chuyên gia trong nước và quốc tế xây dựng, ban hành bộ tài liệu bồi dưỡng kiến thức về quản lý giáo dục nghề nghiệp. Đồng thời, thông qua hình thức trực tuyến kết hợp trực tiếp đã mời các chuyên gia trong nước và quốc tế đến từ nhiều quốc gia, tổ chức trên thế giới tham gia tập huấn cho đội ngũ cán bộ quản lý các cấp. Bên cạnh đó, các lớp tập huấn về nâng cao năng lực quản lý nhà nước cho cán bộ quản lý tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp được Tổng cục duy trì tổ chức bằng hình thức trực tuyến kết hợp với trực tiếp.
Lớp tập huấn nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, tháng 03/2021.
Tại các diễn đàn trong nước và quốc tế với nhiều chủ đề khác nhau, nhưng nội dung về chất lượng nguồn nhân lực luôn là vấn đề được thảo luận sâu sắc đã góp phần nâng cao vai trò của giáo dục nghề nghiệp, nâng tầm kỹ năng lao động.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chụp ảnh lưu niệm với các nhà giáo giáo dục nghề nghiệp nhân ngày 20/11.
Với sự chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Lãnh đạo Bộ LĐ-TB&XH, tập thể cán bộ, công chức của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, các chuyên gia trong và ngoài nước, cùng toàn hệ thống đã tập trung trí lực để xây Chiến lược mới, những chương trình, đề án mới trình Bộ, trình Chính phủ với mục tiêu tạo nền tảng, động lực, nguồn lực đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục nghề nghiệp trong giai đoạn mới.
2. Linh hoạt, sáng tạo tuyển sinh, duy trì chuỗi cung ứng lao động trong mùa dịch
Trong bối cảnh Dịch bệnh Covid-19, Bộ trưởng LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung đã nhấn mạnh, nếu để đứt gãy thị trường lao động thì sẽ tốn kém rất nhiều thời gian khôi phục lại. Để nối lại chuỗi cung ứng vật tư, nguyên liệu... doanh nghiệp chỉ cần từ 3-6 tháng, còn nối lại chuỗi cung về lao động có thể kéo dài 6 tháng đến cả năm, thậm chí còn lâu hơn nữa, tiến trình tái khởi động phục hồi nền kinh tế càng trở nên gian truân và khó khăn hơn.
Bộ trưởng LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung chỉ đạo duy trì chuỗi cung ứng lao động có kỹ năng trong mùa dịch.
Với mục tiêu duy trì chuỗi cung ứng lao động có kỹ năng nghề, thực hiện chỉ đạo của Bộ LĐ-TB&XH, Tổng cục giáo dục nghề nghiệp đã trình Bộ ban hành và ban hành các văn bản hướng dẫn hệ thống giáo dục nghề nghiệp linh hoạt, sáng tạo, thích ứng, chủ động đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, quản trị; cho phép các trường điều chỉnh kế hoạch đào tạo, tổ chức thi kiểm tra đánh giá bằng hình thức trực tuyến đối với những môn học, những nội dung phù hợp...
Tổng cục trưởng Trương Anh Dũng phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2021.
Với vai trò là cơ sở đào tạo, cung ứng nguồn nhân lực, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã phát huy nội lực chủ động triển khai các biện pháp duy trì hoạt động. Hoạt động dạy và học được duy trì thông qua việc chuyển đổi thích ứng với mô hình trường học an toàn, trường học "3 tại chỗ" được một số trường áp dụng hiệu quả, đảm bảo để người học có thể hoàn thành chương trình học tập, tốt nghiệp tham gia vào thị trường lao động.
Các đại biểu tham dự trực tiếp Hội thảo quốc tế "Nâng tầm kỹ năng lao động Việt Nam trong tình hình mới" tại điểm cầu Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp.
3. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số
Năm qua, tập thể lãnh đạo Tổng cục giáo dục nghề nghiệp đã chỉ đạo và triển khai các biện pháp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số, thực hiện thay đổi cách nghĩ, cách làm, nâng cao hơn nữa hiệu quả quản lý, đặc biệt là đảm bảo kết nối hoạt động quản lý, hoạt động dạy và học.
Tổng cục trưởng Trương Anh Dũng tham dự trực tuyến Diễn đàn Tái cấu trúc nền kinh tế giai đoạn 2021-2025.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của chuyển đổi số, Lãnh đạo Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp đã tập trung chỉ đạo xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030.
Hai thí sinh Nguyễn Văn Tấn và Đinh Tú Ngọc, SV Trường Cao đẳng Cơ điện Hà Nội giành HCV nghề Cơ điện tử online Châu Á - Thái Bình Dương.
4. Tổ chức thành công nhiều hoạt động, vinh dự đón nhận huân chương lao động hạng Nhất
Năm 2021, Tổng cục giáo dục nghề nghiệp chủ động tham mưu với Lãnh đạo Bộ LĐ-TB&XH triển khai đồng bộ, thành công và an toàn bằng hình thức trực tuyến, trực tiếp kết hợp trực tuyến các hoạt động chuyên môn sâu như: Kỳ thi Kỹ năng nghề quốc gia năm 2021, Hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2021, Cuộc thi ý tưởng khởi nghiệp học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp toàn quốc, Hoạt động xây dựng văn hóa ứng xử trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp và biểu dương mô hình văn hóa ứng xử tiêu biểu năm 2021...
Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân trao Huân chương Lao động hạng nhất tặng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp.
Hệ thống giáo dục nghề nghiệp hiện nay với 1.909 cơ sở GDNN, bao gồm: 409 trường cao đẳng, 442 trường trung cấp và 1.058 trung tâm giáo dục nghề nghiệp, với quy mô tuyển sinh trên 2,2 triệu người học mỗi năm. Tuyển sinh giai đoạn 2016-2020 tăng hơn 21% so với giai đoạn 2011-2015; Tỷ lệ sinh viên ra trường có việc làm ngay đạt trên 85%, một số ngành nghề đạt 100%, với mức thu nhập bình quân tăng cao. Chất lượng và hiệu quả giáo dục nghề nghiệp ngày càng được nâng cao. Điều này đã được Văn kiện Đại hội XIII của Đảng, Thủ tướng Chính phủ khẳng định giáo dục nghề nghiệp có nhiều chuyển biến.
Thứ trưởng Lê Tấn Dũng, Tổng cục trưởng Trương Anh Dũng và Đại diện tổ chức UNFPA, Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam thực hiện nghi thức Phát động Cuộc thi ý tưởng khởi nghiệp học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp.
Ghi nhận những thành tích đó, năm 2021 Thủ tướng Chính phủ đã đề nghị và Chủ tịch nước đã quyết định tặng thưởng Huân chương lao động hạng nhất cho Tổng cục giáo dục nghề nghiệp vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.
5. Chủ tịch nước gửi thư kêu gọi đồng hành Nâng tầm Kỹ năng lao động Việt Nam
Kỹ năng lao động luôn có vai trò rất quan trọng, góp phần tăng năng suất, năng lực cạnh tranh và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nhất là trong bối cảnh công nghệ số, tự động hóa, toàn cầu hóa. Tuy nhiên, Việt Nam với 55 triệu lao động, nhưng tỷ lệ lao động qua đào có bằng cấp, chứng chỉ mới đạt 24,6%, đây cũng là một yếu tố dẫn đến năng suất lao động còn thấp. Vì vậy, nâng tầm kỹ năng lao động, tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo chính là nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đảm bảo cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập.
Kỹ năng lao động luôn có vai trò rất quan trọng, góp phần tăng năng suất, năng lực cạnh tranh và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế được ví như một loại tiền tệ mới trong thời đại ngày nay.
Năm 2021, nhân dịp kỷ niệm ngày Kỹ năng lao động Việt Nam - ngày 4/10, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã gửi Thư kêu gọi đồng hành nâng tầm kỹ năng lao động, vì một Việt Nam chiến thắng dịch bệnh và phát triển thịnh vượng.
Trong thư, Chủ tịch nước khẳng định "Lực lượng lao động có chất lượng, kỹ năng và hiệu quả cao là nguồn tài nguyên vô giá, là nhân tố quyết định sự phát triển của mỗi quốc gia".
Lễ phát động cuộc thi viết về Kỹ năng lao động "Nâng tầm kỹ năng lao động Việt Nam - Skilling up Việt Nam".
Để lan tỏa thông điệp từ lời kêu gọi của Chủ tịch nước đối với công tác phát triển kỹ năng lao động, Bộ LĐ-TB&XH, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp và các Bộ, ngành, địa phương đã cụ thể hóa nội dung thư kêu gọi của Chủ tịch nước trong các hoạt động chỉ đạo điều hành, chủ động tham mưu, đề xuất với các cấp có thẩm quyền xây dựng kế hoạch thực hiện lời kêu gọi của Chủ tịch nước nhằm ưu tiên nguồn lực, xây dựng cơ chế, chính sách và hành động quyết liệt để đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực có kỹ năng, tay nghề cao, phổ cập nghề cho thanh niên.
Năm 2022, với sự quyết tâm, đồng lòng, với sức mạnh truyền thống, tin tưởng rằng lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp nói chung, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp nói riêng sẽ đạt được những thành công mới, góp phần vì một Việt Nam chiến thắng dịch bệnh, phát triển phồn vinh và thịnh vượng.
(Nguồn ảnh: Tổng cục GDNN)
ĐH Quốc gia Hà Nội hợp tác thúc đẩy chuyển đổi số giáo dục ĐH Quốc gia Hà Nội và VNPT vừa thảo luận về hợp tác xây dựng cơ sở dữ liệu, nền tảng công nghệ để hỗ trợ các cơ sở giáo dục đại học, phổ thông, giảng viên, giáo viên cả nước tiếp cận công nghệ đào tạo trực tuyến. GS.TS Lê Quân - Giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội cho biết, với...