Bí quyết tận dụng thức ăn ngày Tết còn dôi dư, tránh lãng phí
Thức ăn ngày Tết dư thừa thường khiến nhiều bà nội trợ đau đầu. Dưới đây là 1 số mẹo để các chị em bảo quản và biến tấu các món ăn ngày Tết.
Đối với thức ăn ngày Tết dư thừa, nếu vứt bỏ thì lãng phí mà giữ lại thì khó ăn hết. Do đó, bạn cần bí quyết để sử dụng hợp lí mà vẫn ngon miệng.
Bạn có thể tham khảo một số gợi ý sau để tận dụng thực phẩm thừa tránh lãng phí thức ăn ngày Tết.
Xôi
Xôi là món không thể thiếu trong mâm cỗ ngày tết từ tất niên đến giao thừa. Hầu như nhà nào cũng dư xôi do có nhiều thức ăn.
Thay vì đổ bỏ lãng phí, có thể để ngăn đá sau đó hấp lại ăn dần hoặc làm món xôi chiên phòng thơm ngon đảm bảo ai cũng thích.
Gà
Gà là thực phẩm đứng hàng thứ hai trong danh sách các món thường thừa sau Tết. Sau khi cúng, gà đã luộc để ngăn đá sẽ bị bở, ngăn mát không để được lâu, luộc lại thì mất ngon mà ăn ngay thì không thể. Để tận dụng gà thừa, bạn có rất nhiều cách.
Gà có thể chặt miếng để kho gừng sả, xào lá chanh. Nếu bạn có thời gian, hãy ngồi xé thịt hết các phần gà thừa và nấu một nồi súp măng thật ngon cho cả nhà dùng.
Video đang HOT
- Phần thịt lớn hơn, có thể chế biến thành các món gỏi, nộm.
- Phần nạc trắng có thể xé ra nấu mì, miến hay làm ruốc rất thơm ngon ăn kèm với xôi.
- Phần đùi gà chặt ra nấu đông hoặc chiên mắm rất ngon.
- Phần cổ cánh xương sống có thể làm nồi cháo hoặc đun lấy nước nấu cùng miến.
Nem, chả
Chả lụa và nem cũng là nhưng món ăn thường dư ê hề sau Tết. Những món này cũng có thể biến thành bữa sáng cho cả gia đình. Điển hình như bánh cuốn nóng hổi kẹp chả. Nhiều gia đình cũng thích thú với món giò lụa kho mặn với thịt ba rọi.
Ngoài ra bạn có thể mua thêm bánh mì hoặc bánh ướt về và làm bữa sáng cho cả nhà. Đối với nem nhiều nhà cuốn to khi thắp hương thường cắt ra chiên lại sẽ rất khô. Có thể cuốn nem ngắn để hạn chế hoặc không chiên lại mà hãy quay bằng nồi chiên không dầu 7 đến 8 phút 200 độ.
Hoặc nem cắt nhỏ chiên trứng hoặc chiên với cơm kèm rau củ.
Bánh chưng để tương đối lâu không như thức ăn. Muốn bánh lâu mốc sau khi luộc rửa thật kỹ với nước lạnh cho sách để khô ráo rồi cho luôn vào tủ lạnh.
Cách bảo quản bánh chưng tốt nhất là gói bánh chưng vào túi nilon. Sau đó bỏ bánh vào ngăn đá, đến khi ăn hãy lấy ra rán. Như thế, bánh có thể để hơn cả tháng sau Tết.
Để chống ngán, dùng bánh dàn mỏng và cho các miếng xúc xích cùng ít sợi dưa chua vào cuộn lại như gói giò chả. Sau đó chiên vàng đều xung quanh bằng chảo ngập dầu cho thật giòn. Món này ăn kèm tương xí muội hoặc tương ớt trộn sốt mayonnaise sẽ rất ngon.
Món ăn truyền thống ngày Tết Việt làm từ đất sét
Hơn 20 đặc sản ngày Tết ba miền Bắc - Trung - Nam từ bánh tét, bánh chưng, xôi gấc đến gà luộc... được anh Nguyễn Tấn Đạt (quận 3, TP.HCM) làm bằng đất sét với kích thước thật.
Căn phòng nhỏ chừng 7-8 m2 ở một chung cư giữa trung tâm TP.HCM là nơi trưng bày những món ngon ngày Tết truyền thống người Việt bằng đất sét. Bộ sưu tập với khoảng hơn 20 món ăn từ bánh chưng, bánh tét, dưa hấu, dưa kiệu, thịt kho trứng đến nem chả... được anh Nguyễn Tấn Đạt sáng tạo, thực hiện trong vòng một tháng.
Với anh, khâu khó nhất là chọn món tiêu biểu, đặc trưng của mỗi vùng miền. Trước khi bắt tay vào thực hiện, anh mất khá nhiều thời gian tìm hiểu lịch sử, văn hóa Việt Nam để truyền tải hình ảnh chân thật, gần gũi nhất. Mỗi món ăn làm từ đất sét mất khoảng 1-2 mới hoàn thiện, qua các công đoạn như tạo hình, sơn màu, phủ keo, xịt bóng...
Chẳng hạn như đĩa thịt kho trứng, anh Đạt tạo hình các miếng thịt, trứng trước, đợi đất sét cứng hoàn toàn thì gắn vào đĩa, cố định bằng keo nhựa Epoxy. Để tác phẩm đất sét trông như thật, chủ nhân các tác phẩm phải kết hợp thêm nhiều vật liệu như keo nến, bột mì. Món ăn đựng trong chén đĩa gốm Lái Thiêu mộc mạc để gợi nhớ những điều thân thuộc.
Vốn là một nghệ nhân làm tranh cá 3d, cái duyên đến với đất sét của anh khá tình cờ. "Đợt dịch Covid-19 vừa rồi, nguồn tiêu thụ sản phẩm giảm hẳn, tôi có nhiều thời gian rảnh hơn nên quyết định làm thử các món ăn miền Tây mà mình ấn tượng, không ngờ được nhiều người quan tâm, thích thú với mô hình bằng đất sét này", anh kể với Zing .
Ý tưởng làm mâm cỗ Tết xuất phát từ một người chị ở nước ngoài không thể về quê đón năm mới, chị muốn con mình hiểu hơn về những những món ngon truyền thống của dân tộc. "Hơn cả một tác phẩm dùng để trưng bày, tôi muốn lưu giữ giá trị truyền thống, mang văn hóa Tết Cổ truyền đến gần hơn với các bạn trẻ".
Mâm cơm Tết thể hiện sự tinh tế và kỳ công của nét ẩm thực phương Bắc. Dù đã có nhiều thay đổi, bữa cơm ngày đặc biệt trong năm vẫn không thể thiếu gà luộc, dưa hành, nem rán, giò xào, thịt đông, xôi gấc hay bánh chưng...
Nếu ngày Tết miền Bắc có bánh chưng trên mâm cỗ thì ở miền Trung, miền Nam không thể thiếu món bánh tét. Ngoài ra, những món ăn ngày Tết của khu vực phía Nam phong phú, phù hợp với khí hậu không có mùa đông lạnh. Bạn có thể thưởng thức thịt kho trứng, củ kiệu tôm khô, bánh chưng, nem chua, khổ qua...
Sự đa dạng là điểm quan trọng trên mâm cơm miền Trung, nhất là trong dịp Tết. Mâm cỗ Tết của người miền Trung luôn nhiều sắc màu, với sự hiện diện của thịt gà luộc, thịt heo, chả giò, nem, chả, bì tré...
Địa chỉ quán bún đậu mắm tôm ở quận Bình Thạnh Bún đậu mắm tôm với nguyên liệu đơn giản nhưng đậm đà, làm xiêu lòng bao thực khách. Ở khu vực Bình Thạnh, bạn có thể thưởng thức món ngon tại nhiều địa chỉ với mức giá đa dạng. Bún đậu ngon ít nhiều phụ thuộc vào chén mắm tôm pha đúng điệu, thơm nồng với đường, ớt tươi băm nhỏ, tắc, đánh...