Bí quyết sử dụng dầu ô liu cho món ăn thơm ngon và tốt cho sức khỏe
Nhu cầu sử dụng dầu ô liu trong ăn uống ngày càng phổ biến vì loại dầu này có giá trị dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe tim mạch.
Tuy nhiên, cách sử dụng dầu ô liu như thế nào để có lợi nhất thì không phải ai cũng biết.
1. Lợi ích của dầu ô liu đối với sức khỏe
Dầu ô liu là loại dầu được làm từ quả của cây ô liu. Loại dầu này có hàm lượng acid béo không bão hòa đơn lành mạnh cao tự nhiên. Ngoài các acid béo có lợi, nó còn chứa một lượng nhỏ vitamin E và K tốt cho sức khỏe.
Nghiên cứu cho thấy, acid béo chủ yếu trong dầu ô liu là chất béo không bão hòa đơn được gọi là acid oleic, chiếm 73% tổng hàm lượng dầu. Acid oleic được chứng minh là có tác dụng làm giảm viêm và có thể có tác dụng có lợi đối với các gene liên quan đến ung thư.
Chất béo không bão hòa đơn và chất chống oxy hóa polyphenol trong dầu ô liu đã được chứng minh chúng giúp phòng chống các bệnh lý tim mạch, tai biến mạch não và làm giảm huyết áp.
Dầu ô liu được chiết xuất từ quả của cây ô liu.
Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA), chất béo không bão hòa đơn có thể giúp giảm lượng lipoprotein mật độ thấp (LDL), còn được gọi là cholesterol “xấu”, từ đó làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ.
Một số nghiên cứu cũng liên kết dầu ô liu với các tác dụng có lợi đối với lượng đường trong máu và độ nhạy insulin. Cả nghiên cứu quan sát và thử nghiệm lâm sàng đều cho thấy, dầu ô liu kết hợp với chế độ ăn Địa Trung Hải có thể làm hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2.
Chất béo không bão hòa đơn cũng là loại chất béo có khả năng chịu nhiệt cao, vì vậy dầu ô liu nguyên chất là loại dầu rất lành mạnh, thích hợp dùng để nấu ăn.
8 lý do bạn nên bổ sung dầu ô liu vào chế độ ăn của gia đình
2. Chọn loại dầu ô liu nào là tốt nhất?
Thông thường, có 3 loại dầu ô liu phổ biến trên thị trường, đó là:
- Dầu ô liu nguyên chất được sản xuất bằng phương pháp ép lạnh và không sử dụng hóa chất. Nó cũng tránh được các quy trình sản xuất ở nhiệt độ cao có thể phá hủy các acid béo và chất dinh dưỡng trong dầu.
Video đang HOT
- Dầu ô liu nguyên chất được ép lần thứ hai sau khi tạo ra dầu nguyên chất lần 1, loại này vẫn được coi là có chất lượng tốt.
- Dầu ô liu hoặc hỗn hợp dầu được làm bằng dầu ô liu tinh luyện và đôi khi là các loại dầu thực vật khác. Thường chúng đã được xử lý về mặt hóa học và là hỗn hợp của các loại dầu có chất lượng thấp, phản ứng xấu với các phương pháp sản xuất ở nhiệt độ cao.
Để tận dụng được tối đa lợi ích của dầu ô liu, chúng ta nên lựa chọn sử dụng dầu ô liu nguyên chất đã được kiểm tra chứng nhận chất lượng. Dầu ô liu nguyên chất giữ lại một số chất chống oxy hóa và các hợp chất hoạt tính sinh học. Vì vậy nó tốt cho sức khỏe hơn các loại dầu ô liu tinh chế.
Chọn mua loại dầu đựng trong chai thủy tinh tối màu để tránh ánh sáng chiếu vào làm hỏng các acid béo. Tránh dùng dầu đựng trong chai nhựa hoặc chai trong suốt. Một chai dầu ô liu chất lượng tốt chưa mở có thể sử dụng được đến hai năm kể từ ngày đóng chai. Sau khi mở, nên sử dụng trong vòng vài tháng.
Nên chọn dầu ô liu nguyên chất.
3. Cách sử dụng dầu ô liu có lợi nhất
Tùy thuộc vào nhu cầu calo và chế độ ăn uống cụ thể nhưng sử dụng số lượng dầu ô liu từ 1-3 muỗng canh mỗi ngày là vừa đủ.
Khi nấu ăn bằng dầu ô liu nguyên chất, lý tưởng nhất là dùng để rưới lên thực phẩm, dùng làm nước sốt hoặc nước chấm salad vì loại dầu này không cần nấu nướng.
Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng dầu ô liu để xào thức ăn, chiên trứng thay cho bơ, dầu thực vật; hấp thức ăn sau đó thêm gia vị và dầu ô liu khi nấu xong.
Dầu ô liu cũng có thể được thay thế cho bơ hoặc dầu thực vật trong bánh quy, bánh sô cô la, bánh trái cây, bánh hạnh nhân, bánh nướng xốp, bánh mì chuối…
Một cách sử dụng dầu ô liu khác nghe có vẻ lạ nhưng rất ngon, đó là dùng dầu ô liu rưới lên trên kem như kem vani, kem sô cô la hoặc trộn một ít dầu ô liu với sữa chua Hy Lạp nguyên chất cũng tạo hương vị rất độc đáo.
7 loại hạt giàu dinh dưỡng tốt cho sức khỏe người cao tuổi
Một trong những nguồn dinh dưỡng phong phú mà người cao tuổi nên bổ sung vào thực đơn ăn uống hàng ngày là các loại hạt.
Tiêu thụ các loại hạt giúp tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc một số bệnh hay gặp ở người cao tuổi như đái tháo đường, tim mạch...
1. Các loại hạt tốt cho người cao tuổi như thế nào?
Theo quy luật tự nhiên, ở người cao tuổi, chức năng của các cơ quan trong cơ thể bị suy giảm dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh mạn tính như đái tháo đường, tim mạch, ung thư... Vì vậy người cao tuổi cần bổ sung nhiều dưỡng chất để tăng cường sức đề kháng, duy trì sức khỏe tốt và kéo dài tuổi thọ.
Một trong những nguồn dinh dưỡng phong phú mà người cao tuổi nên bổ sung vào thực đơn ăn uống hàng ngày là các loại hạt. Nghiên cứu đã chứng minh, việc thực hiện một chế độ ăn uống khoa học, ưu tiên thực phẩm lành mạnh có nguồn gốc từ thực vật như rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt... giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính, giảm nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhân và ung thư thấp hơn.
Ưu điểm của các loại hạt là rất giàu chất béo lành mạnh, giàu protein và chất xơ, ít carbs và là nguồn cung cấp nhiều vi chất dinh dưỡng cần thiết như: vitamin E, magie, selen...
Các nghiên cứu cho thấy, những người ăn các loại hạt có xu hướng khỏe mạnh hơn và có ít nguy cơ mắc bệnh hơn. Hàm lượng chất béo lành mạnh trong các loại hạt có thể giúp cải thiện kiểm soát đường huyết và giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Các loại hạt cũng có tác dụng tốt trong việc chống viêm, tổn thương mạch máu, stress oxy hóa, ung thư và tăng huyết áp.
Các loại hạt rất giàu chất béo lành mạnh, giàu protein và chất xơ.
Theo BS. Trần Thị Bích Nga, nguyên giảng viên chuyên khoa Dinh dưỡng, Đại học Y Hà Nội, các loại hạt như hạt dẻ, hạnh nhân, hạt điều, hạt lạc, óc chó, mắc ca, hướng dương... chứa nhiều protein, chất xơ và chất béo lành mạnh.
Các acid béo chứa trong các loại hạt chủ yếu là acid béo không no. Những acid béo này rất quan trọng đối với cơ thể vì chúng có tác dụng chống viêm và bảo vệ màng tế bào của cơ thể, giúp cải thiện kiểm soát đường huyết và giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
Ngoài ra, sự kết hợp của protein, chất xơ và chất béo lành mạnh trong các loại hạt cũng giúp làm chậm quá trình tiêu hóa và ổn định đường huyết, do đó có lợi cho người bệnh đái tháo đường, người thừa cân, béo phì.
5 lý do nên ăn các loại hạt để giúp giảm cânĐỌC NGAY
2. Một số loại hạt giúp giảm nguy cơ mắc bệnh ở người cao tuổi
Hạnh nhân
Hạnh nhân chứa một số chất dinh dưỡng quan trọng có thể giúp giảm nguy cơ bệnh tim và các yếu tố có thể gây bệnh đái tháo đường. Vì vậy chúng không thể thiếu trong danh sách các loại hạt tốt cho người cao tuổi.
Hạnh nhân chứa nhiều chất dinh dưỡng như acid amin, lipid, acid béo, carbohydrate, protein, vitamin. Ăn hạnh nhân thường xuyên có lợi cho sức khỏe giúp chống lại nhiều bệnh tật, bao gồm cả bệnh tim mạch-chuyển hóa. Một số nghiên cứu dịch tễ học và lâm sàng đã báo cáo tác dụng có lợi của hạnh nhân đối với một số bệnh như hội chứng chuyển hóa, tăng huyết áp, béo phì và đái tháo đường.
Hạt điều
Hạt điều có giá trị dinh dưỡng cao và hương vị dễ chịu. Trong hạt điều chứa nhiều thành phần dinh dưỡng có lợi cho cơ thể như carbohydrate, chất xơ, kali, sắt, magie, kẽm và một lượng lớn protein. Ngoài tác dụng hỗ trợ tuần hoàn máu giúp hệ tim mạch hoạt động tốt, nó còn có tác dụng cải thiện khả năng vận động của xương khớp, giúp người cao tuổi vận động dễ dàng hơn.
Đậu phộng
Đậu phộng có nhiều lợi ích cho sức khỏe nhờ chứa các thành phần dinh dưỡng quý giá. Đậu phộng chứa vitamin, protein, chất xơ, dầu và carbohydrate với số lượng dồi dào và được tiêu thụ trên toàn thế giới do phổ biến và giá thành thấp so với các loại hạt khác. Dầu chiết xuất từ đậu phộng là nguồn giàu protein, vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa và chất xơ.
Các nghiên cho thấy ăn đậu phộng làm giảm một số bệnh mạn tính như đái tháo đường, sỏi mật và bệnh mạch vành, tăng huyết áp. Đồng thời là nguồn protein thực vật rất tốt cho người cao tuổi ăn chay.
Đậu phộng.
Hạt dẻ
Hạt dẻ chứa nhiều vi chất dinh dưỡng như: vitamin C, canxi, magie, sắt, phốt pho, đồng, mangan, selen, kẽm và đặc biệt là nguồn kali dồi dào. Loại hạt này là thực phẩm tự nhiên rất tốt cho người cao tuổi bị đau khớp, đau lưng, suy nhược và điều hòa dạ dày rất tốt.
Hạt mắc ca
Hạt mắc cachứa nhiều chất dinh dưỡng và là nguồn cung cấp chất béo không bão hòa tuyệt vời tốt cho tim mạch. Ngoài ra, hạt mắc ca có thể làm giảm các yếu tố nguy cơ khác gây ra bệnh tim, bao gồm stress oxy hóa và viêm. Vì vậy những người cao tuổi có vấn đề về tim mạch thì đây là loại hạt tốt.
Quả óc chó
Quả óc chó là nguồn cung cấp acid béo omega-3 alpha-linolenic tuyệt vời. Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng ăn quả óc chó làm giảm đáng kể tổng lượng cholesterol và cholesterol xấu, đồng thời làm tăng cholesterol HDL tốt.
Ngoài ra, quả óc chó có thể giúp giảm viêm, nguyên nhân gây ra nhiều bệnh mạn tính. Đặc biệt là với những người trung niên bị suy giảm trí nhớ sử dụng thường xuyên óc chó rất có ích cho não bộ và trí nhớ.
Hạt dẻ cười
Hạt dẻ cười chứa một loạt các chất dinh dưỡng có thể góp phần bảo vệ sức khỏe tim mạch. Ngoài các chất béo tốt cho sức khỏe, hạt dẻ cười còn có các hợp chất thực vật hoạt động như chất chống oxy hóa, bao gồm vitamin E, polyphenol và các carotenoid lutein và zeaxanthin.
Hạt dẻ cười có chứa polyphenol hỗ trợ làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim bằng cách thúc đẩy các đặc tính chống viêm, cải thiện các tế bào nội mạc lót bên trong của tim và mạch máu. Chất chống oxy hóa lutein có trong hạt dẻ cười cao hơn các loại hạt khác, giúp ngăn ngừa cholesterol làm tắc nghẽn động mạch.
Hạt dẻ cười.
Dầu oliu giúp thải độc gan, bảo vệ gan khỏe mạnh Mặc dù có rất nhiều loại dầu tốt cho sức khỏe với những lợi ích dinh dưỡng tuyệt vời nhưng dầu oliu được đánh giá là hỗ trợ thải độc gan một cách tự nhiên. 1. Lợi ích của việc làm sạch gan Sức khỏe gan của bạn thường phụ thuộc vào chế độ ăn uống và lối sống hàng ngày. Nếu bạn...