Bí quyết sống thọ của cụ ông 109 tuổi
Thông thường các bí quyết sống thọ đều không thể thiếu việc tập thể dục, nhưng với ông lão người Trung Quốc này thì lại phụ thuộc vào 3 yếu tố khác.
Khỏe mạnh, sống thọ là mong ước của hầu hết mọi người. Những người sống lâu trên 100 tuổi đều có những bí kíp riêng để kéo dài tuổi thọ của mình. Trong trường hợp của ông Lưu sống ở thành phố Liên Vân Cảng, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc sau đây, bí quyết sống thọ của ông cực kỳ đơn giản, mọi người đều có thể áp dụng theo được.
Ông Lưu vừa trải qua sinh nhật lần thứ 109.
Ông Lưu vừa trải qua sinh nhật lần thứ 109. Mặc dù tuổi đã cao nhưng trông ông vẫn rất khỏe mạnh, có thể tự làm hầu hết mọi thứ mà không cần nhờ vào sự giúp đỡ của người thân. Ông rất tự hào về cơ thể dẻo dai của mình.
Trên thực tế không phải lúc nào sức khỏe của ông đều tốt. Trước đây, ông từng bị mỡ máu cao và xém chết vì nhồi máu não đột ngột. Sau đó, ông Lưu nghe lời khuyên của bác sĩ để biết cách chăm sóc bản thân tốt hơn. Từ đó, sức khỏe của ông dần hồi phục, đặc biệt là các mạch máu. Mạch máu của ông được bác sĩ nhận xét là tương đương với những người trẻ ở tuổi 60.
Yếu tố quyết định tuổi thọ của ông Lưu chính là mạch máu
Mạch máu là nguồn sống của cơ thể chúng ta. Nó kiểm soát toàn bộ hoạt động của cơ thể. Tuổi thọ của mạch máu càng trẻ thì con người càng sống lâu, bởi tất cả các cơ quan trong cơ thể đều cần máu. Sự ổn định của lipid máu chính là yếu tố quan trọng then chốt đối với sức khỏe con người.
Khi lipid máu tăng bất thường, nó sẽ khiến cho một lượng lớn các chất độc tích tụ lại trong thành mạch máu, dẫn tới độ nhớt của máu tăng, làm chậm lại tốc độ lưu thông và dễ dàng làm cho mạch máu bị lão hóa. Trong trường hợp mạch máu dày lên và cứng lại, nó sẽ làm mỏng màng phổi, thậm chí gây ra tắc nghẽn, dễ dẫn đến nhiều bệnh tim mạch. Một số triệu chứng điển hình nhất là chóng mặt, ù tai, khó thở, hoảng loạn, nghiêm trọng hơn có thể dẫn tới đột quỵ, nhồi máu não và cơ tim, cùng nhiều bệnh lý gây tử vong khác.
Video đang HOT
Bí quyết sống thọ của ông Lưu không phải là tập thể dục nhiều hơn mà là 3 điều này
Khác với hầu hết những người sống thọ khác, ông Lưu lại không quá quan trọng trong việc tập thể dục. Ông tập trung vào 3 thứ: chế độ ăn uống, khám sức khỏe định kỳ và bổ sung axit béo không bão hòa.
Bí quyết sống thọ của ông Lưu phụ thuộc vào 3 yếu tố chính.
1. Duy trì ch ế độ ăn uống lành mạnh
Ngay khi xảy ra cơn đột quỵ não cách đây nhiều năm, ông bắt đầu nghiêm túc nghe theo lời khuyên của bác sĩ là chế độ ăn cần phải tuân thủ “4 thấp 3 nhiều”. Theo đó, “4 thấp” đề cập tới việc ăn ít muối, ít đường, ít cholesterol và ít béo. Đối với “3 nhiều” thì là ăn nhiều rau, nhiều trái cây và nhiều thực phẩm giàu chất xơ.
Đối với những người có hàm lượng mỡ máu cao (lipid máu cao) nên đặc biệt duy trì chế độ ăn uống như thế này để ngăn ngừa sự xuất hiện của bệnh nhồi máu não.
2. Khám sức khỏe định kỳ
Mặc dù ông Lưu có sức khỏe tốt nhưng ông vẫn đều đặn cứ 6 tháng 1 lần sẽ đi khám sức khỏe toàn diện. Thông qua những buổi khám như thế này, ông sẽ kịp thời biết được tình trạng sức khỏe của mình, sớm phát hiện ra các yếu tố nguy cơ để kịp thời điều trị.
3. Bổ sung axit béo không bão hòa đơn
Khi ông Lưu bị nhồi máu não, mạch máu của ông bị tắc nghẽn nghiêm trọng và chứng xơ vữa động mạch của ông rất nặng. Việc bổ sung thực phẩm có chứa axit béo không bão hòa, có thể phá vỡ các mảng mỡ tích tụ trong mạch máu thành các hạt hòa tan nhỏ, sau đó bài tiết thông qua quá trình trao đổi chất, giúp giảm số lượng cục máu đông, cải thiện độ nhớt của máu.
Sự hồi phục mạch máu của ông Lưu phụ thuộc rất lớn và các loại thực phẩm chứa axit béo không bão hòa. Có nhiều nghiên cứu đã chứng minh chất béo không bão hòa có tác dụng cải thiện lượng cholesterol xấu trong máu và hạn chế nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Các loại thực phẩm này bao gồm: ngũ cốc, dầu thực vật, các loại hạt, sản phẩm từ đậu nành, cá hồi…
Phút "lỡ tay" tuổi trung niên
Những bệnh lý không được phát hiện, những chấn thương thời trẻ tưởng đã đi vào quên lãng đôi khi có thể khiến người trung niên, cao niên gặp vấn đề lớn
Sau 2 ngày nằm viện và gần 1 tuần dưỡng bệnh, ông Trần Văn T. (55 tuổi) mới dám đi bộ từ từ quanh khu phố. "Nói không ai tin nhưng thực sự tôi đã nhập viện chỉ vì... cúi xuống buộc dây giày"- ông T. kể.
Giọt nước tràn ly
Hôm gặp chuyện, ông T. đang chạy bộ thì một bên giày sút dây, trong lúc vội cúi xuống buộc lại, ông bỗng cảm nhận một cơn đau lan khắp vùng lưng, hông bên trái, đi không nổi. Bạn bè cùng tập với ông T. đã dìu ông ra ghế đá ngồi nghỉ, dùng dầu xoa bóp nhưng không đỡ. Thấy ông T. càng lúc càng đau và tê cả người, sợ ông bị đột quỵ, mọi người nhanh chóng đưa ông vào bệnh viện (BV).
Bác sĩ (BS) chẩn đoán là một cơn đau cấp do thần kinh tọa bị chèn ép. Việc ông T. cúi xuống vội vàng khiến đĩa đệm đốt sống thắt lưng vốn không còn nằm đúng vị trí từ lâu, bị lồi ra thêm một chút, gây chèn ép các dây thần kinh, dẫn đến cơn đau cấp tính. Rất may sau một thời gian dưỡng bệnh, tập vật lý trị liệu, tình hình dần cải thiện. BS cảnh báo lần sau phải kiếm chỗ ngồi xuống, từ từ buộc dây giày, nếu không sẽ dễ dàng... lên bàn mổ.
Người trung niên, cao niên nên chú trọng việc khám sức khỏe định kỳ, nhất là khi có dấu hiệu lạ. (Ảnh chỉ có tính minh họa) Ảnh: HOÀNG TRIỀU
Ngồi đợi khám cơ xương khớp ở một BV tư nhân ở quận 10, ông Nguyễn Văn M. (45 tuổi; ngụ quận 5, TP HCM) cho biết thỉnh thoảng phải đi kiểm tra vì mấy năm trước, ông đã phải trải qua một cuộc đại phẫu ở cột sống, phải bắt nẹp, ốc vít chỉ sau một buổi tập tạ.
"Vừa nâng tạ lên bỗng nghe cái rụp, sụm luôn. BS bảo thoát vị đĩa đệm, không chỉ do tập luyện, mà liên quan đến việc tôi làm nặng hồi thiếu niên. Hồi đó gia đình làm nông, tôi khuân vác nặng và bị cụp xương sống 2 lần, hồi phục ngay sau ít ngày, ai dè mấy chục năm sau nó "hành" trở lại" - ông M. kể.
Theo BS chuyên khoa II Đỗ Trọng Ánh, Giám đốc BV Chỉnh hình và Phục hồi chức năng TP HCM, hiện tượng "sụm" chỉ sau một động tác thể dục - thể thao hay một cử động tưởng chừng vô hại thường chỉ là giọt nước tràn ly, chứ không phải chỉ vì động tác đó mà một người có thể bị chấn thương nặng ở cột sống hay ở các vị trí khác. Hiện tượng thoát vị đĩa đệm gây đau cột sống nặng hay đau thần kinh tọa, thường gặp ở người từng bị cụp xương sống hay bị thoái hóa cột sống.
Cụp xương sống thực ra là chấn thương ở các dây chằng vùng cột sống. Những dây chằng này còn có nhiệm vụ giúp đĩa đệm giữa các cột sống được giữ yên vị trí. Đó là lý do nhiều người bị cụp xương sống thời trẻ về già dễ bị thoát vị đĩa đệm, đau thần kinh tọa. Thoái hóa cột sống sớm cũng làm các hệ thống này bị yếu đi và dẫn đến tình trạng tương tự. Có nhiều người bị cả chấn thương cũ lẫn thoái hóa để rồi chỉ một động tác vô tình tạo áp lực lớn lên cột sống là "sụm".
Cúi xuống rồi xỉu luôn
Một số người khác gặp tình huống cúi xuống rồi choáng váng, té ngã như bà Trần Thị Mộng S. (55 tuổi; quận Bình Thạnh, TP HCM). "Lần đó tôi cúi xuống nhặt chìa khóa, tự nhiên xây xẩm và té luôn, con cháu hoảng sợ đưa vào BV. May chỉ bị ngất nhưng BS nói tôi có bệnh tim..." - bà S. kể.
Theo BS chuyên khoa II Nguyễn Đức Vũ, Giám đốc BV Đa khoa Sài Gòn, không có chuyện vì một cái cúi mình mà ai đó có thể đột quỵ nhưng người trung niên, cao niên nên tránh những sự thay đổi tư thế đột ngột. Thông thường, choáng váng, muốn xỉu là do thay đổi huyết áp tư thế, ví dụ đang đứng mà vội cúi xuống nhặt đồ, đang nằm vội vàng đứng lên...
Chỉ cần nghỉ ngơi một chút, bệnh nhân sẽ khỏe lại nhưng với một số trường hợp, nhất là người lớn tuổi, bị choáng váng có thể dẫn đến té ngã, chấn thương. Ngoài ra, thay đổi huyết áp tư thế có khi là dấu hiệu của một bệnh về tim mạch chưa được phát hiện.
Thường xuyên kiểm tra sức khỏe
Theo các BS, thực ra mọi sự việc đều có dấu hiệu ban đầu: người thoái hóa cột sống sẽ cảm thấy dễ bị đau lưng hơn trước đây; những cơn choáng nhẹ do vội đứng lên, cúi xuống... có thể là biểu hiện của tình trạng thiểu năng tuần hoàn não, xơ vữa động mạch gây thay đổi huyết áp tư thế...
Vì vậy với người trung niên, cao niên, việc đi khám sức khỏe định kỳ là rất cần thiết, khi bệnh được phát hiện sớm, sẽ có các biện pháp ngăn chúng tiến triển và "sống chung với bệnh" như cách mang vác vật nặng đúng tư thế, cải thiện chế độ ăn, tập luyện...
Khám sức khỏe định kỳ - cách bảo vệ an toàn cho học sinh Khám sức khỏe định kỳ cho học sinh (HS) là một trong những nội dung quan trọng của hoạt động y tế học đường, giúp cơ quan y tế, nhà trường và gia đình nắm được tình trạng sức khỏe, phát hiện sớm những nguy cơ mắc bệnh để có kế hoạch chăm sóc sức khỏe HS, giúp các em học tập, rèn...