Bí quyết nâng điểm IELTS Reading
Cải thiện từ vựng là chìa khoá để nâng điểm IELTS. Ngoài ra, bạn cần hiểu rõ điểm mạnh, yếu của mình để xây dựng chiến lược học tập.
Hoàng Ngọc Quỳnh, 31 tuổi, từng tự học tiếng Anh khi còn là sinh viên Đại học Kinh tế Quốc dân. Sau đó, chị tốt nghiệp thạc sĩ xuất sắc trường Nottingham Business, Đại học Nottingham Trent, Anh năm 2017 và tiếp tục giành học bổng tiến sĩ toàn phần của Đại học Lancaster, Anh. Từ kinh nghiệm của mình, chị Quỳnh chia sẻ bí quyết nâng điểm IELTS Reading.
Để đạt điểm IELTS mong muốn trong thời gian ngắn nhất, mình cho rằng việc thực hành Reading và tối đa hoá điểm của kỹ năng này là một cách thông minh. Tuy nhiên, nhiều người học dù đã thực hành làm đề rất nhiều, mức điểm IELTS Reading vẫn chỉ giậm chân tại chỗ. Việc đạt điểm Reading cao thực sự không quá khó nếu bạn có vốn từ vựng vững chắc, luyện đề đủ nhiều và đúng cách. Dưới dây là một vài kinh nghiệm cá nhân của mình để cải thiện điểm số Reading.
Tập trung thời gian cải thiện từ vựng
Từ vựng là chìa khoá để cải thiện điểm số của cả 4 kỹ năng IELTS. Với vốn từ vựng đa dạng, vững chắc, bạn sẽ dễ dàng đạt điểm Reading cao hơn. Mỗi ngày, bạn cần dành thời gian nâng cao từ vựng thuộc nhiều chủ đề, tập trung học từ thông qua việc nghe, đọc và luyện đề đều đặn. Một số cuốn sách học từ vựng uy tín như Barron’s Essential Words for the IELTS hay Cambridge Vocabulary for the IELTS.
Ngoài ra, bạn nên có một quyển số ghi chép từ, cụm từ mới theo chủ đề, đồng thời kết hợp học từ vựng qua xem phim, nghe podcasts, học từ đồng nghĩa-trái nghĩa, xem video trên Youtube, đọc tin tức tiếng Anh hàng ngày qua một vài kênh uy tín (chẳng hạn The Guardian ).
Chị Hoàng Ngọc Quỳnh, nghiên cứu sinh Đại học Lancaster, Anh. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Hiểu rõ điểm mạnh và yếu của mình
Video đang HOT
Khi làmnhiều đề Reading, bạn sẽ hiểu rõ một vài dạng bài chính và biết mình thường mắc lỗi ở dạng nào (chẳng hạn Matching Headings hay True/False/Not Given). Từ đó, bạn tìm ra cách khắc phục điểm yếu của mình để cải thiện điểm số của dạng bài đó. Bạn tuyệt đối không làm liên tiếp hết đề này sang đề khác mà không dừng lại để tự đánh giá, xem xét lỗi sai của mình. Nếu vẫn không biết điểm yếu của mình ở đâu, bạn nên nhờ sự giúp đỡ của giáo viên hoặc ai đó đã thi IELTS với điểm số Reading cao.
Nhìn chung, theo kinh nghiệm của mình, để đạt điểm IELTS Reading cao, bạn không thể chỉ “skimming and scanning” (đọc lướt) mà cần dành đủ thời gian để đọc hiểu. Chỉ khi thực sự hiểu, bạn mới không dễ dàng “mắc bẫy” của câu hỏi. Khi làm mỗi bài đọc, bạn đọc kỹ câu hỏi theo thứ tự và gạch chân từ khoá rồi đọc lần lượt các đoạn văn, khoanh vùng câu trả lời cho mỗi câu hỏi. Khi đã xác định được vùng chứa câu trả lời, bạn dừng lại đọc thật kỹ để tìm đáp án chính xác. Lúc này, bạn luôn phải để ý tới từ đồng nghĩa, trái nghĩa nằm ở câu hỏi và đoạn văn chứa đáp án để chọn phương án chính xác.
L uyện tập làm bài IELTS Reading có chiến thuật
IELTS nhìn chung là kỳ thi chuẩn hóa, do đó định dạng bài thi sẽ không thay đổi nhiều qua thời gian. Nếu muốn đạt điểm cao, bạn cần biết cách tiết kiệm công sức trong phòng thi và chia thời gian làm bài hợp lý.
Thứ nhất , bắt đầu với bài đọc dễ nhất, thông thường là bài 1. Các bài thi IELTS Reading thường được sắp xếp theo trình tự từ dễ đến khó, vậy nên tốt nhất là bạn nên bắt đầu làm từ bài 1. Tuy nhiên, tùy vào trình độ cũng như thói quen của bản thân, bạn hoàn toàn có thể lựa chọn đoạn 2 hoặc 3 nếu bạn cảm thấy phương án đó dễ tiếp cận hơn.
Thứ hai , đừng dành quá nhiều thời gian ở các câu hỏi khó. Bạn cũng đừng nên quên rằng trong 40 câu hỏi, câu nào cũng có giá trị 1 điểm như nhau. Vì thế, nếu gặp một câu hỏi quá khó và không thể trả lời, bạn hoàn toàn có thể tạm thời bỏ qua nó hoặc chọn một đáp án (nếu không còn thời gian để quay lại). Nếu tốn thời gian suy nghĩ quá nhiều cho một câu hỏi, bạn sẽ nhanh chóng mất đi 60 phút làm bài quý giá.
Thứ ba , canh đồng hồ và dành khoảng 20 phút cho mỗi đoạn văn. Thời gian lý tưởng cho mỗi bài IELTS Reading là 20 phút. Tuy nhiên, bạn có thể linh hoạt thay đổi quỹ thời gian này. Bài 1 dễ dàng hơn có thể chỉ chiếm của bạn 15-17 phút, trong khi đoạn 3 khó nhằn nhất có thể được ưu tiên khoảng 23-25 phút.
Cuối cùng , dành 5 phút cuối để điền đáp án vào “answer sheet” (bảng trả lời câu hỏi). Bạn không được cho thêm bất cứ phút nào nào để điền đáp án vào answer sheet. Do đó, bạn cần phải dành ra khoảng 5 phút cuối cùng để chép lại câu trả lời vào phiếu. Tuy nhiên, tuỳ thuộc thói quen cá nhân, bạn cũng có thể điều vào phiếu sau khi kết thúc một bài đọc. Khi làm thao tác này, bạn cần kiểm tra chắc chắn về mặt chính tả, đồng thời không nên mải mê và dành toàn bộ 60 phút trong việc làm bài, thiếu thời gian để ghi đáp án lên phiếu.
Bốn việc cần làm trước khi đến Anh du học
Để tự tin, sẵn sàng với cuộc sống du học, bạn nên chuẩn bị đồ dùng cá nhân gồm quần áo, thực phẩm, thuốc cơ bản và đổi tiền sang bảng Anh.
Hoàng Ngọc Quỳnh, 30 tuổi, tốt nghiệp thạc sĩ xuất sắc trường Nottingham Business, Đại học Nottingham Trent, Anh năm 2017; giành học bổng tiến sĩ toàn phần của Đại học Lancaster, Anh. Với kinh nghiệm nhiều năm học tập và làm việc tại Anh, chị Quỳnh chia sẻ những điều cần làm trước khi đến Anh du học để sinh viên bắt đầu cuộc sống mới thuận lợi hơn.
Đối với mình và nhiều người khác, du học là một trong những quyết định quan trọng, trở thành bước ngoặt để mở ra chân trời mới cho việc học tập, phát triển sự nghiệp và cuộc sống tương lai. Bên cạnh niềm vui được khám phá con người và nền văn hóa mới, nỗi lo về việc nên chuẩn bị những gì cho cuộc sống mới cũng là điều bạn cần quan tâm. Dựa trên kinh nghiệm cá nhân, mình chia sẻ những điều du học sinh Việt Nam nên làm trước khi sang Anh du học để sớm ổn định và bắt nhịp ngay với cuộc sống, môi trường học tập mới.
Chuẩn bị đủ tư trang và vật dụng cá nhân
Tư trang cần thiết bao gồm quần áo, thực phẩm, các loại thuốc cơ bản và đồ dùng cá nhân khác. Hàng năm, các trường đại học ở Anh có hai kỳ nhập học chính là tháng 10 và tháng 1. Đây là thời điểm lạnh nhất trong năm nên các bạn cần chuẩn bị quần áo ấm để quen dần với thời tiết lạnh.
Thực phẩm và đồ dùng vệ sinh cá nhân nên chuẩn bị đủ dùng trong 1-2 tuần đầu. Bạn nên mua mì gói, đồ ăn khô, đồ hộp để dùng trong trường hợp chưa kịp làm quen với nơi ở mới hoặc chưa tìm được siêu thị gần nhà để mua nhu yếu phẩm cần thiết. Ngoài ra, bạn nên chuẩn bị sẵn một khoản tiền đã đổi ra bảng (đơn vị tiền tệ của Anh) để thanh toán hàng ngày trước khi mở được tài khoản ngân hàng. Tiền chuẩn bị nên có mệnh giá thấp như 5, 10 và 20 bảng để tiện thanh toán.
Cuối cùng, bạn nhớ kiểm tra lại các giấy tờ như thư nhập học, hộ chiếu kèm visa, thư xác nhận để lấy thẻ lưu trú BRP (Biometric Residence Permit) và các giấy tờ tùy thân quan trọng khác dùng đi máy bay, nhập cảnh vào Anh.
Hoàng Ngọc Quỳnh tại Đại học Lancaster, Anh. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Tìm kiếm chỗ ở phù hợp
Các lựa chọn về chỗ ở cho du học sinh Việt Nam ở Anh khá đa dạng, nhưng mình chia thành hai loại là ký túc xá (campus) của trường hoặc thuê phòng, căn hộ ở bên ngoài.
Đối với phòng trong ký túc xá, bạn lên mục Accommodation trên website của trường hoặc liên hệ với đại diện trường để được hỗ trợ tìm phòng. Ưu điểm lớn của việc ở trong ký túc xá là nằm trong khuôn viên trường, gần giảng đường, thư viện và có đầy đủ tiện nghi thiết yếu. Bạn có điều kiện hòa nhập vào môi trường mới nhanh chóng, làm quen với trường lớp và các bạn quốc tế ở cùng ký túc xá.
Đối với phòng, căn hộ cho thuê bên ngoài, bạn cũng nên liên hệ với trường để được giới thiệu website cho thuê nhà uy tín hoặc liên hệ với Hội du học sinh Việt Nam của trường để được hỗ trợ tìm nhà. Với loại hình cư trú này, bạn có nhiều lựa chọn hơn và có thể tiết kiệm được một khoản chi phí thuê để sử dụng cho các mục đích khác.
Dù lựa chọn chỗ nào, bạn cũng nên hoàn tất và có hợp đồng thuê nhà kèm đặt cọc trước khi bay sang Anh, tránh sang đến nơi mới bắt đầu tìm phòng.
Tìm hiểu văn hóa, con người nước Anh
Điều này không chỉ giúp bạn có thêm kiến thức và hiểu biết về môi trường mới mà còn gia tăng sự tự tin để có thể sớm hòa nhập. Mình đã tiếp xúc với nhiều du học sinh Việt Nam tại Anh và nhận ra sự tự tin là một trong những sự chuẩn bị cần thiết để hòa nhập tốt vào một môi trường văn hóa mới.
Khi đã hiểu về văn hóa nước bạn và có được sự tự tin cần thiết, bạn sẽ cảm thấy thoải mái để giao lưu, kết bạn và có thể học hỏi được nhiều điều mới. Trước khi sang Anh, mình thường xem nhiều phim nước ngoài (Anh, Mỹ) và đọc các tài liệu về văn hóa để hiểu được phần nào cuộc sống ở đất nước nói tiếng Anh.
Xây dựng nền tảng tiếng Anh tốt
Nền tảng tiếng Anh vững chắc trước hết sẽ giúp bạn tiếp thu kiến thức trên lớp tốt hơn, tự tin với việc đọc tài liệu và giao tiếp với các bạn trong lớp, thuyết trình hay thảo luận. Từ đó, bạn sẽ hoàn thành khóa học với kết quả cao nhất. Ngoài ra, sự tự tin cùng khả năng giao tiếp tốt sẽ giúp bạn nhanh chóng kết nối được nhiều bạn bè, cùng nhau trải nghiệm những điều mới mẻ trong quá trình du học.
Tuy nhiên, bạn cũng nên chuẩn bị tâm lý sẽ mất thời gian để làm quen với tiếng Anh ở môi trường giao tiếp thực tế. Tiếng Anh-Anh ở một số vùng như phía Bắc nước Anh thường khá khó nghe, khác lạ so với những gì bạn thường được học qua sách vở hay nghe qua phim. Vì vậy bạn sẽ mất một thời gian để làm quen với ngữ điệu và cách sử dụng từ vựng của người bản địa.
Nữ nghiên cứu sinh Việt tại Anh muốn về giảng dạy ở quê hương Đó là mong muốn của nghiên cứu sinh Hoàng Ngọc Quỳnh, sinh năm 1990, đạt học bổng toàn phần chương trình Tiến sĩ chuyên ngành Marketing của Đại học Lancaster, Vương quốc Anh. Nghiên cứu sinh Hoàng Ngọc Quỳnh Cảm xúc của bạn được Trung ương Đoàn chọn là đại biểu chính thức của Đại hội Tài năng trẻ Việt Nam lần thứ...