Bí quyết lựa chọn ngành học phù hợp với năng lực bản thân
Nếu còn băn khoăn không biết chọn ngành học, đừng bỏ qua những điểm mấu chốt sau đây.
Hiểu được thế mạnh của bản thân
Thế mạnh là một yếu tố quan trọng trong lựa chọn định hướng ngành học cũng như nghề nghiệp sau này. Trước hết việc việc yêu thích, học tốt ở môn học nào đó có thể quyết định khả năng làm việc, phát triển của bản thân ở ngành nghề đó trong tương lai. Ngoài việc học tập các môn học trên lớp, các em nên dành thời gian để khám phá thêm những thế mạnh khác của bản thân. Ví dụ như ca hát, nhảy múa, thiết kế đồ họa, thể dục thể thao, hay các ngành liên quan đến chăm sóc cảnh quan, cây cối, có thể dành thời gian ngoài trời,…
Xác định bản thân mình phù hợp với ngành nghề nào
Tìm được sở thích của bản thân là điều quan trọng vì nếu yêu thích thì mới có thể theo đuổi lâu dài. Tuy vậy không nên xác định cứng nhắc theo sở thích mà còn phải xét đến những yếu tố như điều kiện kinh tế, tình hình xã hội,.. Bản thân có thể có nhiều sở thích nhưng phải biết nhìn nhận, đánh giá xem điều gì sẽ phát triển tốt nhất, phù hợp với bản thân và cả những điều kiện khác.
Để có thêm những lời khuyên khách quan, hãy tham khảo thêm ý kiến của thầy cô, người thân, bạn bè… Tham gia các buổi hướng nghiệp, tham quan thực tế nghề nghiệp ở các công ty, tìm hiểu thêm thực tế nghề nghiệp qua một số cá nhân đang làm nghề.
Tìm hiểu nhu cầu xã hội
Tìm hiểu nhu cầu của xã hội là một bước quan trọng trong quá trình tìm hiểu ngành học và ngành nghề theo đuổi. Khi tìm hiểu nhu cầu của xã hội, chúng ta cũng đa dạng hóa lựa chọn hơn.
Xu hướng chọn nghề nghiệp của các bạn trẻ hiện nay cũng gia tăng ở các nhóm nghề sau: Bán hàng, Marketing (đặc biệt là Digital Marketing), Kỹ thuật viên an ninh, Chuyên gia về Công nghệ tài chính (Fintech), Phân tích dữ liệu, Kỹ sư. Việc chuyển dịch nhu cầu nhân lực các nhóm ngành nghề trên bắt nguồn từ sự dịch chuyển sang thời kỳ chuyển đổi số của Việt Nam, và đang trở thành xu hướng tất yếu trong thời đại 4.0.
Tìm hiểu kỹ càng ngành nghề mà mình lựa chọn
Bạn cần trao đổi với những ai đã thành công trong lĩnh vực bạn sắp chọn để biết được những điều thú vị và khó khăn của lĩnh vực đó. Quan trọng hơn là biết được và trau dồi thêm những kỹ năng mình còn thiếu, khi học thêm những kỹ năng mới thì cơ hội lựa chọn sẽ mở ra thêm với bạn.
Video đang HOT
Tìm hiểu về chương trình đào tạo:
Tên nghề và những nghề nghiệp chuyên môn thường gặp trong nghề.
Mục tiêu đào tạo và nội dung đào tạo của ngành nghề.
Nhu cầu thị trường lao động đối với ngành nghề đó.
Những phẩm chất và kỹ năng cần thiết để tham gia lao động trong nghề.
Những nơi đào tạo ngành nghề từ hệ công nhân kỹ thuật cho đến bậc đại học.
Đánh giá hướng phát triển của ngành nghề bạn muốn theo đuổi.
Học phí, học bổng.
Bằng cấp và cơ hội học lên cao.
Thời gian đào tạo và phương thức đào tạo.
Tìm hiểu các khối thi tuyển sinh đầu vào, điểm trúng tuyển của ngành nghề đó trong ba năm liên tiếp.
Những nơi có thể làm việc sau khi học ngành nghề.
Những chống chỉ định y học.
Cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên, quá trình đào tạo của nhà trường.
Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp ngành nghề đó có việc làm, thành phần công việc, mức lương.
Chia sẻ kinh nghiệm chọn ngành học, Vũ Thanh Huyền, một cựu sinh viên trường Đại học Quốc gia chia sẻ: Quãng thời gian học trung học phổ thông trôi qua rất nhanh, vì vậy chúng ta phải sử dụng thời gian của nó triệt để. Ngoài học những môn văn hóa ở trường thì còn phải tìm hiểu cả những sở trường, trau dồi kỹ năng cho bản thân đặc biệt là phải biết bản thân mạnh về lĩnh vực nào và muốn theo đuổi ngành nghề gì. Có nhiều con đường để dẫn đến thành công, học đại học đương nhiên không phải là con đường duy nhất giúp phát triển bản thân, làm một người có ích cho xã hội. Bản thân tôi cũng đã dành thời gian suy nghĩ và chọn lựa được ngành học yêu thích đối với bản thân mình. Tham gia các buổi hướng nghiệp của trường học và chọn được ngôi trường mơ ước. Nhờ đó quãng thời gian sinh viên tôi đã rất hăng say học tập và tìm hiểu nhiều kiến thức sâu rộng, chuẩn bị hành trang bước vào đời.
Việc xác định được mục tiêu định hướng nghề nghiệp sẽ giúp bạn dễ dàng xác định được hướng đi và mục tiêu học tập cho bản thân một cách nhanh chóng. Xác định đúng mục tiêu nghề nghiệp trong tương lai giúp các bạn trẻ không còn tiếc nuối khi đưa ra những lựa chọn sai lầm, thiếu đúng đắn. Có mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng, chính xác giúp các bạn trẻ tránh mất quá nhiều thời gian và tiền bạc đầu tư vào việc học những kiến thức, những ngành nghề không phù hợp với sở thích và năng lực của bản thân.
Chia sẻ của giáo viên sau thời gian triển khai Chương trình mới lớp 3
Chương trình GDPT 2018 ở lớp 3 rèn luyện cho học sinh năng lực giải quyết vấn đề gắn với tình huống thực tiễn trong cuộc sống.
Cô Võ Thị Phương Liên - Khối trưởng khối 3, Trường Tiểu học Phenikaa cùng học sinh của mình. Ảnh NT.
Học sinh được lựa chọn những môn học và chuyên đề phù hợp sở thích
Sau gần 2 tháng triển khai chương trình GDPT 2018 ở lớp 3, theo đánh giá của nhiều giáo viên, ngữ liệu trong sách giáo khoa đã gợi mở để giúp học sinh khai thác tối đa các thế mạnh của mình. Học sinh là trung tâm; giáo viên là người đồng hành, hướng dẫn, hỗ trợ.
Đồng quan điểm đó, cô Võ Thị Phương Liên - Khối trưởng khối 3, Trường Tiểu học Phenikaa (Hà Nội) đánh giá: "Chương trình GDPT 2018 ở lớp 3 đã rèn luyện cho học sinh cách giải quyết vấn đề bằng những tình huống thực tế. Do vậy, các em sẽ mạnh dạn và bản lĩnh hơn trong quá trình tham gia các hoạt động trải nghiệm hay xử lý các tình huống trong cuộc sống mà bản thân gặp phải.
Bên cạnh đó, một số môn học được tích hợp, lồng ghép những nội dung liên quan để tránh chồng chéo. Do đó quá trình học, học sinh được lựa chọn chuyên đề phù hợp sở thích, năng lực nhằm phát huy hết thế mạnh của bản thân".
"So với chương trình hiện hành, ngoài những điểm kế thừa thì chương trình mới có một số điều chỉnh nhằm hướng tới phát triển phẩm chất và năng lực cốt lõi cho học sinh như: tự chủ, hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.... Giáo dục không chỉ là quá trình truyền thụ kiến thức mà còn hướng dẫn, định hướng cho học sinh vận dụng kiến thức để giải quyết các tình huống nảy sinh trong cuộc sống", cô Võ Thị Phương Liên - Khối trưởng khối 3 - Trường Tiểu học Phenikaa.
Cũng chính mục tiêu mà chương trình hướng tới, sau thời gian triển khai giảng dạy cô Liên nhận thấy học sinh có sự phân hóa rõ nét.
"Theo đó, căn cứ vào năng lực của mỗi học sinh/nhóm học sinh tôi sẽ được giao việc, kiểm tra theo các tiêu chí nhằm đánh giá đúng năng lực học tập", cô Liên nói.
Để đạt hiệu quả như chương trình đề ra, bản thân cô Liên cũng phải linh hoạt điều chỉnh phương pháp giảng dạy để hướng đến mục tiêu phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh.
Đồng thời, cô Liên sử dụng kết hợp các phương pháp, kĩ thuật dạy học như: Phòng tranh, Walk and talk, đóng vai, làm nhóm... để tạo sự hứng thú, sáng tạo cho học sinh, học đi đôi với hành.
Mô hình về phương pháp dạy của cô Võ Thị Phương Liên:
Học sinh Trường Tiểu học Phenikaa cùng cô tham gia các hoạt động trải nghiệm. Ảnh TN.
Những thuận lợi và khó khi triển khai chương trình GDPT 2018 ở lớp 3
Theo chia sẻ của cô Nguyễn Thu Hiền - Phó hiệu trưởng trường Tiểu học Phenikaa, những thuận lợi mà Trường Tiểu học Phenikaa có được trường trong quá trình triển khai chương trình GDPT 2018 ở lớp 3 là: "Trường chúng tôi mới thành lập cơ sở vật chất, thiết bị dạy học được đầu tư hiện đại đáp ứng được yêu cầu của chương trình đề ra. Đặc biệt, đối với môn tin học, chúng tôi có hệ thống phòng máy được kết nối mạng Internet để phục vụ học sinh học tập.
Đội ngũ giáo viên giảng dạy là người có kinh nghiệm, năng động và sử dụng thành thạo công nghệ thông tin để áp dụng vào giảng dạy.
Trước đó, giáo viên chúng tôi đã có thời gian nghiên cứu chương trình tổng thể và dạy thử, quá trình này thầy cô đã nắm được những điểm mới của chương trình vì vậy khi dạy chính thức họ sẽ không bị bỡ ngỡ, áp lực và có thể triển khai được chương trình tốt nhất".
Bên cạnh những thuận lợi, cô Hiền cũng chỉ ra một khó khăn mà quá trình triển khai chương trình GDPT 2018 ở Trường Tiểu học Phenikaa gặp phải như: Một số thuật ngữ, nội dung được điều chỉnh so với chương trình cũ nên đòi hỏi giáo viên cần phải nghiên cứu kĩ tránh nhầm lẫn.
"Trước đó, để chuẩn bị tốt cho quá trình triển khai chương trình GDPT 2018, Trường Tiểu học Phenikaa đã cho giáo viên tham gia dạy chương trình lớp 3 đi tập huấn, dạy thử để biết được những điểm mới, khó khăn sẽ gặp phải trong quá trình triển khai thực tế.
Đặc biệt, chúng tôi cũng mời các chuyên gia đầu ngành về hỗ trợ, đào tạo thêm kiến thức chuyên môn cho giáo viên, demo giáo án, chuẩn bị cơ sở vậy đáp ứng cho chương trình mới... Do vậy, các giáo viên lớp 3 đã chủ động trong giảng dạy.
Đối với các hoạt động học tập đều được thiết kế theo hướng học đi đôi với hành để khơi gợi cảm hứng và phát triển năng lực của học sinh", cô Nguyễn Thu Hiền - Phó hiệu trưởng trường Tiểu học Phenikaa.
Người hướng nội có thể làm 5 ngành nghề sau Nếu bạn là người hướng nội cũng không cần quá lo lắng khi chọn lựa ngành nghề bởi có nhiều công việc phù hợp. Hướng nội là một cụm từ nói về khuynh hướng sống của con người. Khuynh hướng sống đó có phần cô độc theo một số người nghĩ, cũng có người cho rằng đó là một khuynh hướng sống cá...