Bí quyết học ngoại ngữ của người nói 9 thứ tiếng
Là Đại sứ ngôn ngữ của ứng dụng học tiếng Babbel, Matthew Youlden ở thành phố Berlin, Đức, có thể nói 9 thứ tiếng, hiểu được hơn 10 ngôn ngữ khác.
Trong buổi diễn thuyết TEDxTalks, Matthew chia sẻ phương pháp học ngoại ngữ đơn giản, có thể áp dụng cho mọi loại ngôn ngữ.
Là nhà ngôn ngữ học, giảng viên, tôi nắm rõ những điều cần thiết để học và nghiên cứu ngôn ngữ mới. Một trong những trở ngại lớn nhất của người học là giữ trong đầu những “suy nghĩ không thực”. Vì vậy, điều đầu tiên trước khi học ngoại ngữ là loại bỏ khỏi đầu những suy nghĩ dưới đây.
Học ngoại ngữ quá khó
Nhiều người cho rằng “mình sẽ không thể sử dụng ngôn ngữ nào ngoài tiếng mẹ đẻ vì mình biết nó từ khi sinh ra”. Đây là tư tưởng sai lầm vì chúng ta sinh ra không đi cùng bất cứ ngôn ngữ nào. Chúng ta chỉ đơn giản là đắm chìm trong một ngôn ngữ chung từ rất nhỏ bởi tất cả mọi người xung quanh đều sử dụng ngôn ngữ này.
Tuy nhiên, xung quanh chúng ta, rất nhiều người đã lựa chọn học ngôn ngữ thứ hai, thậm chí dành hàng năm trời tôi luyện trong ngôn ngữ thứ hai, và rồi họ nói được hai ngôn ngữ, thậm chí nhiều hơn hai. Họ làm được bởi vì không bao giờ có giới hạn để học ngoại ngữ.
Học ngoại ngữ là không cần thiết
Chắc hẳn nhiều người từng nghĩ “tôi không cần học ngôn ngữ khác”, nhưng quên mất những lợi ích tuyệt vời mà ngôn ngữ mang lại như nâng cao cơ hội việc làm, nâng cao khả năng tài chính, giúp tránh khỏi các bệnh thần kinh như Alzheimer’s (hội chứng suy giảm trí nhớ).
Theo nghiên cứu của tờ báo The Guardian, những người có thể nói hai ngôn ngữ trở lên thích nghi tốt hơn, được trang bị tốt hơn để xử lý các vấn đề trong công việc và cuộc sống.
Chỉ giỏi ngoại ngữ khi ở xung quanh những người dùng nó
Việc di chuyển đến cộng đồng sử dụng ngoại ngữ bạn muốn học là phương pháp học hiệu quả nhưng không phải duy nhất. Anh trai tôi và tôi sống ở thành phố Berlin (Đức), từng thực hiện thử thách học tiếng Thổ Nhĩ Kỳ trong bảy ngày và thành công. Điều này có nghĩa là bạn hoàn toàn có thể học ngoại ngữ ở nơi bạn sinh sống.
Video đang HOT
Sau khi thoát khỏi những “suy nghĩ không thực” kìm chân chúng ta trong việc học ngôn ngữ, hãy tìm kiếm những mẹo học để biến cái không thể thành có thể. Ngôn ngữ thường được coi là điều gì đó xa vời, viển vông, nhưng thực sự chúng ta vẫn biết về nó và có thể làm chủ nó.
Bằng một số mẹo học tôi đưa ra dưới đây, bạn có thể thấy ngoại ngữ không hề mơ hồ như tưởng tượng.
Phân tích sự tương đồng, tập trung vào điểm chung
Ngôn ngữ chính của tôi là tiếng Đức và nó có liên quan đến nhiều ngôn ngữ khác nhau như Latin, Do Thái và Hindi. Khi học ngoại ngữ, bạn hãy tìm điểm chung giữa ngôn ngữ mẹ đẻ và ngôn ngữ đang học. Việc tìm ra điểm chung giúp người học đoán nghĩa và cấu trúc từ mới.
Giữ sự đơn giản
Nếu bạn học ngôn ngữ không có điểm chung với ngôn ngữ mẹ đẻ, hãy ghi nhớ điều số 2, tập trung vào những điều đơn giản. Lấy ví dụ trong tiếng Đức, nhiều từ vựng nâng cao được cấu thành từ một vài từ hoặc động từ đơn giản. Từ “sprechen” (nói), khi thêm tiền tố “be” sẽ trở thành “besprechen” (thảo luận), hoặc thêm tiền tố “en” sẽ trở thành “entsprechen” (trao đổi thư từ).
Tạo dựng sự liên quan
Khi học bất cứ điều gì mới, chúng ta cũng cần đảm bảo rằng nó có liên quan đến mình để duy trì sự quan tâm, hứng thú. Hãy nghĩ về điều này, chúng ta học tiếng Anh nhưng tại sao không bao giờ nhớ hết cả cuốn Từ điển tiếng Anh Oxford? Đó là vì chúng ta chỉ quan tâm đến những từ vựng có liên quan đến công việc, cuộc sống của bản thân. Vì vậy hãy học ngoại ngữ bắt đầu từ những chủ đề bạn yêu thích, quan tâm, điều này sẽ khiến việc học trở nên dễ dàng hơn.
Matthew Youlden có thể nói 9 thứ tiếng. Ảnh: Matthew Youlden.
Sau khi đã chuẩn bị tư tưởng thật tốt, chúng ta sẽ cùng nhau đi đến giai đoạn thực hành học ngôn ngữ. Yếu tố quan trọng đầu tiên là thời gian học. Với quan điểm của cá nhân tôi, dành 30 phút mỗi ngày để học ngoại ngữ là khởi đầu tuyệt vời và hiệu quả. 10 phút buổi sáng, 10 phút buổi chiều, 10 phút buổi tối là chúng ta đã có 30 phút mỗi ngày để học và học trong những trạng thái, tình huống khác nhau giúp thúc đẩy việc học linh hoạt hơn. Bạn có thể học ngoại ngữ trên đường đi làm, đi học, khi gặp gỡ bạn bè hoặc khi ở một mình. Chúng ta đều có thể trích ra ít phút mỗi ngày để học ngoại ngữ.
Tiếp đó, có ba quy tắc được tôi coi như quy tắc vàng trong việc học bất kỳ một ngoại ngữ nào. Bằng cách làm theo những quy tắc này, bạn sẽ có khởi đầu thú vị để tiếp tục học và làm chủ ngôn ngữ mới.
- Sống trong ngôn ngữ: Từ “sống” ở đây của tôi bao gồm rất nhiều hoạt động như nói, đọc, viết, hát (vâng tất nhiên bạn có thể hát cho chính mình) và thậm chí là mơ về nó. Khi tôi và anh trai học tiếng Hy Lạp, chúng tôi đã tự sáng tác bài hát bằng ngôn ngữ này và cùng biểu diễn cho nhau nghe. Hoạt động này nghe thì buồn cười nhưng chẳng đáng ngại ngùng vì tôi có cơ hội biến tiếng Hy Lạp thành ngôn ngữ của mình. Hãy bắt đầu bằng việc chuyển ngôn ngữ trên điện thoại, máy tính của bạn sang ngôn ngữ đang học để tạo cảm giác được sở hữu ngôn ngữ đó.
- Mắc lỗi: Bạn không nhìn nhầm đâu, tôi muốn bạn mắc lỗi càng nhiều càng tốt bởi lẽ chúng ta luôn học hỏi từ việc phạm sai lầm. Đó là cách nhanh nhất, ấn tượng nhất để chúng ta làm điều đúng. Nhưng khi trưởng thành, con người có xu hướng ngại mắc lỗi vì sợ bị tổn thương, bị chê cười. Hãy duy trì ngay từ đầu suy nghĩ rằng bạn hoàn toàn không hề hay biết về ngôn ngữ sắp học, nhưng điều này sẽ không ngăn bạn học nó, hơn nữa bạn sẽ chinh phục và làm chủ ngôn ngữ mới.
- Biến việc học trở nên thú vị: Ngữ pháp luôn không phải vấn đề học vui vẻ nhưng hãy nhớ lại cách bạn học ngữ pháp của ngôn ngữ mẹ đẻ, bạn đã vượt qua nên chẳng có vấn đề gì với những ngoại ngữ khác. Hãy biến việc học trở nên thú vị ngay từ đầu để bản thân luôn luôn có động lực tiến lên phía trước, động lực càng nhiều thì cơ hội thành công càng cao. Học một mình có lẽ chẳng vui vẻ gì, vậy tại sao không ra ngoài tìm kiếm bạn bè hoặc rủ rê đồng nghiệp? Bạn có thể tạo ra những cuộc thi thân thiện mang tính giao lưu, trao đổi học tập vì những cuộc ganh đua nhỏ này sẽ nâng cao hiệu suất của người chơi.
Tú Anh
Theo TEDxTalks/VNE
Phụ huynh lớp 1 hoảng khi con ôn học kỳ hơn 70 bài tập
Trong đợt ôn thi học kỳ 1 vừa qua, ở TPHCM có nơi, học sinh lớp 1 - những đứa trẻ vừa mới học chữ - đã phải ôn đến hàng chục bài.
Chị Nguyễn Ngọc Linh (tên phụ huynh được thay đổi), giảng viên đại học, có con đang học lớp 1 tại một trường tiểu học ở quận 9 cho biết, đợt ôn học kỳ 1 vừa qua, riêng môn tiếng Việt, đọc chính tả, viết... lên đến 72 bài.
Trong thời gian đó, sáng nào cũng gần 5h sáng là chị dậy kèm con, hai mẹ con cùng học nhưng không thể nào hết được bài. Vì rõ ràng, bé mới học chữ được tầm 4 tháng, vừa bập bẹ làm quen với mặt chữ, không thể giải quyết được bài viết, bài đọc đã yêu cầu học sinh đọc hiểu một cách khá thông thạo.
Chị K.Ng, có con học tiểu học ở quận 8 cũng bày tỏ sự bức xúc và cả lo lắng khi con mình mới lớp 1 mà bài ôn được giao cả tập giấy. Hai mẹ con ôn vừa đọc, vừa viết mà ngắc ngứ và quá sức một đứa trẻ ở mức trung bình.
Trước việc giáo viên ra bài ôn nhiều, quá sức, nhiều phụ huynh động viên nhau một cách buông bỏ: làm được thì làm, không làm được thì thôi. Rồi có khi còn đành thể hiện sự bất cần: cùng lắm là bị cô nhắc nhở, phạt, chứ giờ... muốn ở lại lớp không dễ.
Tuy nhiên, như chị K.Ng bộc bạch, đó là cách nói cùng để trấn an mình, trấn an nhau. Thực tế, đi học mà không hoàn thành bài tập ở mức cơ bản thì người học, phụ huynh xem cần phải khắc phục thế nào; còn khi bài tập được giao quá tải, quá sức với học trò, gây áp lực quá mức thì giáo viên hoặc chương trình học phải xem lại để thay đổi theo hướng tích cực.
Còn bây giờ những điều này không được giải quyết, giáo viên vẫn ra bài rất nhiều và học sinh phải hoàn thành. Thế là phải vật lộn, học nhồi nhét... để giải quyết việc hoàn thành bài trước mắt.
Hiện nay việc kiểm tra học kỳ thông thường đã được nhiều nơi biến thành... kỳ thi. Có trường trước khi kiểm tra thì thi thử, chấm chép, tổ chức phòng thi, số báo danh... tất cả tạo nên một không khí thi cử căng thẳng, áp lực.
Rồi tùy bậc học, có nơi là đề thi chung của trường, hoặc do Phòng GD-ĐT ra đề chứ không phải giáo viên đứng lớp. Giáo viên đành cho học sinh "ôm" hết cho chắc ăn nên dẫn đến ôn học kỳ mà ôm đề cương như luyện thi đại học.
Tuy nhiên, bên cạnh đó áp lực này có thể đến từ chính giáo viên đứng lớp. Một giáo viên tiểu học ở Q. Bình Thạnh cho hay, thật ra việc kiểm tra học kỳ khá nhẹ nhàng. Nhưng không phải không có những giáo viên làm cho việc kiểm tra học kỳ trở nên căng thẳng, áp lực khi giao rất nhiều bài tập, bài ôn. Từ đó, nhiều phụ huynh buộc phải cho con đi học thêm.
Thế nên, có tình trạng có những nơi học sinh ôn rất nhàn, bài vở rất nhàn nhưng có những nơi học sinh được giao bài rất nhiều, làm không nổi. Và trong trường, lớp này lớp khác cũng khác nhau.
Chưa kể, việc học đối với con trẻ, một trong những áp lực nữa đối với các em chính là từ phụ huynh, họ xem nặng, so đo từng con điểm một của con.
Đại diện Sở GD&ĐT TPHCM cho hay, họ sẽ kiểm tra thông tin về việc học sinh lớp 1 mà đã phải ôn quá nhiều bài tập trong đợt thi học kỳ, qua đó sẽ có chấn chỉnh và nhắc nhở đến giáo viên.
Hoài Nam
Theo dantri
Rèn luyện khả năng kinh doanh cho trẻ Thói quen ngủ lành mạnh hay khả năng đo lường là những yếu tố giúp trau dồi khả năng kinh doanh của trẻ trong tương lai. 1. Thiết lập thói quen ngủ Thói quen ngủ đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh. Việc thiếu ngủ làm chậm tốc độ làm việc, suy yếu hệ thống miễn dịch và cản...