Bí quyết học giỏi môn Lịch sử của nữ sinh lớp 9

Theo dõi VGT trên

Em Nguyễn Kim Ngân, học sinh lớp 9A, Trường THCS Việt Ngọc (Tân Yên- Bắc Giang) vừa đoạt giải Nhất môn Lịch sử tại kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh năm học 2021-2022.

Gặp Ngân, tôi cảm nhận khuôn mặt em luôn toát lên sự thông minh và tinh thần ham học. Khi được hỏi trong khi nhiều bạn chọn và đầu tư thời gian cho các môn như: Toán, Vật lý, Hóa học, Văn học, tiếng Anh, sao em lại thích môn Lịch sử?, Ngân bẽn lẽn: “Bác Hồ đã dạy “Dân ta phải biết sử ta/ Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam” cho nên em thích môn này. Hiểu biết lịch sử dân tộc để biết ơn cha ông dựng nước và giữ nước, để con cháu sau này nối tiếp dựng xây đất nước cường thịnh. Ngoài ra còn biết con người, lịch sử các nước trên thế giới. “Em có cách học như thế nào để đoạt giải Nhất?”.

Bí quyết học giỏi môn Lịch sử của nữ sinh lớp 9 - Hình 1

Em Nguyễn Kim Ngân.

Ngân giãi bày: “Lớp 9 chúng em học nhiều môn. Em phân bổ thời gian hợp lý, thường là học xong các môn em mới dành cho môn Lịch sử vì không còn bị hạn chế về thời gian. Môn Lịch sử có đặc thù liên quan rất nhiều sự kiện, rất nhiều con số học trên bản đồ, học theo sơ đồ tư duy và chia thông tin theo từng phần để ghi nhớ. Những sự kiện em cho là quan trọng đều được ghi chép vào sổ riêng. Từ những “từ khóa” em thường suy ra các sự kiện, mối quan hệ và ý nghĩa của nó”.

Ngoài học trên lớp, Ngân còn học trên mạng Internet và tham khảo sách, báo. Làm bài thi chú ý đến cách trình bày. Cuối cùng, muốn học giỏi không thể không đam mê với môn học. Em còn muốn trở thành cô giáo dạy môn Lịch sử để truyền đạt kiến thức lịch sử cho học trò sau này.

Cô giáo Nguyễn Thị Diễn, Chủ nhiệm lớp 9A cho biết: “Ngân học giỏi toàn diện, đều các môn; chăm ngoan, tích cực tham gia các phong trào của lớp, của trường, hòa đồng với bạn bè. Đặc thù môn Lịch sử có nhiều sự kiện, con số nên rất khó nhớ, không những thế, các sự kiện còn liên quan đến nhau. Từ đam mê cùng với phương pháp học tập khoa học nên khi làm bài, Ngân luôn trình bày đúng các sự kiện từ nguyên nhân, diễn biến, bài học kinh nghiệm, ý nghĩa của sự kiện trong lịch sử.

Tại kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh năm học 2021- 2022, Ngân xuất sắc giành giải Nhất môn Lịch sử. Đây cũng là lần đầu tiên Trường THCS Việt Ngọc có học sinh đoạt giải Nhất môn học này. Thành tích học tập của Ngân là niềm vinh dự, tự hào của thầy và trò và là động lực để học sinh nhà trường tiếp tục phấn đấu đạt thành tích cao trong những năm học tiếp theo.

Cứ viết sai so với trong sách là 0 điểm nên học trò rất sợ, thậm chí ghét môn Sử

Muốn học trò yêu thích môn Lịch sử thì cả xã hội hãy chung tay cùng ngành giáo dục làm sao để các em được sống lại với diễn biến của lịch sử.

Video đang HOT

Lâu nay không ít học sinh ngại môn Lịch sử, cho đó là môn phải học thuộc lòng với quá nhiều kiến thức về sự kiện, số liệu, nhân vật, nguyên nhân, diễn biến, kết quả... với bao nhiêu giai đoạn, thời kỳ.

Vì thế với môn Lịch sử, các em cảm thấy thiếu hứng thú, học một cách thụ động.

Trong phiên chất vấn tại Quốc hội diễn ra tháng 11/2021, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn thừa nhận môn Lịch sử rất quan trọng nhưng thực tế có tình trạng học sinh không ham thích môn Lịch sử, học đối phó, điểm thi thấp.

"Môn học đó cho chúng ta những hiểu biết xã hội, lịch sử, những kinh nghiệm sống, giúp cho việc tu dưỡng và phát triển con người, hiểu biết về đất nước, bồi dưỡng tinh thần yêu nước và tự hào dân tộc.

Lịch sử đất nước hào hùng, có rất nhiều điều mà các thế hệ sau tự hào nhưng tại sao học sinh không hứng thú, điểm thì thấp, điều đó có lẽ nằm ở việc tổ chức dạy học và kiểm tra, đánh giá", Bộ trưởng thừa nhận.

Để hiểu rõ hơn về câu chuyện dạy và học môn Lịch sử, chia sẻ với Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Vũ Minh Giang- Phó Chủ tịch Hội khoa học Lịch sử Việt Nam đưa ra quan điểm rằng, cuộc đổi mới căn bản, toàn diện về giáo dục và đào tạo lần này dưới tinh thần của Nghị quyết 29 đòi hỏi chúng ta phải chuyển mạnh từ cách tiếp cận theo phương thức truyền đạt kiến thức sang tiếp cận phát triển phẩm chất, năng lực - tức là dạy cho người học chủ yếu phương pháp, cách nghĩ, lối tư duy và khả năng tìm kiếm thông tin nên đó phải là những kiến thức căn bản, tối thiểu chứ không chăm chăm dạy theo kiểu "nhồi nhét" thật nhiều kiến thức cụ thể nữa.

Nếu chúng ta đang cần lắm sự đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục thì môn Lịch sử còn cần hơn thế.

Cứ viết sai so với trong sách là 0 điểm nên học trò rất sợ, thậm chí ghét môn Sử - Hình 1

Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Vũ Minh Giang- Phó Chủ tịch Hội khoa học Lịch sử Việt Nam (ảnh: NVCC)

"Với cách tiếp cận nội dung lâu nay nặng về kiến thức cụ thể, đánh đố hơn là kỹ năng, phương pháp phân tích, đánh giá nên việc kiểm tra và đánh giá cũng thiên về "trả bài" hơn thông hiểu, vận dụng, liên hệ thực tế.

Điều đó, vô hình chung làm cho các em hiểu lịch sử đơn giản chỉ là nhớ những gì xảy ra trong quá khứ, những chuyện đã qua từ lâu, không liên hệ gì đến hiện tại và càng không có liên quan gì đến tương lai khiến cho các em sợ, chán thậm chí ghét môn Lịch sử", Giáo sư Vũ Minh Giang nêu quan điểm.

Nguyên nhân nào khiến học trò chán môn Lịch sử?

Giáo sư Vũ Minh Giang chỉ ra những nguyên nhân khiến học trò chán môn Lịch sử. Đó là do cách tiếp cận nội dung nên giáo viên bắt học sinh nhớ quá nhiều thông tin trong khi Lịch sử là môn học có quá nhiều thứ để nhớ khiến các em sợ hãi.

Vì bắt học sinh nhớ quá nhiều kiến thức nên thi cử cũng không thoát khỏi việc đánh đố, cái này là cái gì?.

Theo Giáo sư Vũ Minh Giang, nếu thi trắc nghiệm mà câu hỏi vẫn "đố cái này là cái gì" thì đây mới chỉ là đổi mới phương thức thi, thay đổi cái vỏ mà thôi chứ phần quan trọng nhất của đổi mới phải là nội dung câu hỏi.

Người ra đề thi cần đánh giá năng lực phải theo hướng các kiến thức cơ bản được trộn vào nhau, ra đề là để đánh giá khả năng suy luận và giải quyết vấn đề, không đánh giá khả năng học thuộc của thí sinh.

Các năng lực như sử dụng ngôn ngữ, tư duy logic, xử lí số liệu, giải quyết vấn đề phải được vận dụng do đó để trả lời được câu hỏi dạng này thì người học phải có khả năng phân tích, nhận định, tổng hợp và chắc chắn không phải học trò nào cũng đáp ứng được.

Đó mới là cách để tuyển chọn thí sinh vào học đại học, đủ điều kiện tham gia vào quá trình sáng tạo tri thức mới, quá trình nghiên cứu chứ không còn là học những kiến thức có sẵn như học trò phổ thông nữa.

Đề thi mà như vậy thì chắc chắn người học không phải ngày đêm học thuộc ngày tháng, trận đánh, địa danh.... Thậm chí đó còn là những tư liệu cho sẵn để từ đó học sinh tự phân tích, khái quát, tổng hợp, logic.

Chưa kể, cách dạy học hiện nay từ chương trình đến giáo viên khá đơn điệu, khuôn mẫu cứ bắt đầu môn Lịch sử là mở bài, diễn biến rồi bài học kinh nghiệm. Chính điều này khiến học trò không thấy bóng dáng khoa học ở đó mà chỉ thấy phải học thuộc thật nhiều, viết sai sách giáo khoa là 0 điểm, trong khi Lịch sử là một môn khoa học.

Hơn nữa, với cách "tiếp cận nội dung" như hiện nay thì việc thi cử, đánh giá dù ở dạng tự luận hay trắc nghiệm đều là đánh đố trí nhớ của học sinh, cũng đều bắt học trò phải thuộc nội dung nào đó trong sách giáo khoa. Hậu quả của cách thi cử, đánh giá này đối với môn Lịch sử chúng ta đã thấy rõ. Đạt kết quả cao sẽ thuộc về 3 kiểu người.

Thứ nhất, đó là những người chăm chỉ, học thuộc lòng được tất những gì có trong sách giáo khoa, hỏi nội dung nào thuộc nội dung đó nên họ đạt điểm cao nhất trong kỳ thi. Đây chính là những "con vẹt" siêu đẳng.

Thứ hai, đó là những học trò đạt điểm cao nhưng không chăm chỉ như tuýp trên mà rất giỏi "học tủ". Nếu gặp may đề ra trúng tủ thì họ sẽ đạt điểm rất cao. Còn ngược lại thì chắc chắn nhận điểm 0.

Thứ ba, đó cũng là học trò đạt điểm cao nhưng không có "năng lực và phẩm chất vẹt", cũng không thèm đoán tủ mà quay cóp, gian lận trong thi cử, nếu trót lọt thì họ cũng nghiễm nhiên đứng trong hàng ngũ "trò giỏi", đôi khi còn đỗ thủ khoa cũng nên (!).

Liệu chúng ta có cần 3 kiểu người này không? Chắc chắn là không, nhưng với cách học, cách thi như hiện nay thì không loại bỏ được những kiểu người không mong đợi này. Nếu chúng ta không sớm tìm cách ngăn chặn thì đây chính là hiểm họa của xã hội.

Cuối cùng, Giáo sư Vũ Minh Giang cho rằng, chúng ta luôn nói là môn Lịch sử quan trọng mà học sinh lại không coi trọng như một loạt lý do vừa nêu, giờ đây muốn khắc phục thì cần giảm tải những cách dạy và học theo lối "đánh đố cái này là cái gì", để học sinh thích học và chương trình cần khuyến khích học sinh tự học, tự đọc, tự tìm hiểu và khi thi đừng trói học sinh vào những thông tin phải thuộc.

Do vậy, muốn học trò yêu thích môn Lịch sử thì cả xã hội hãy chung tay cùng ngành giáo dục làm sao để các em được sống lại với diễn biến của lịch sử. Tức là làm sao để từng bài giảng phải gắn liền với không gian, thời gian về thời kỳ đó thông qua bảo tàng, hình ảnh sinh động...

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

HOT: Hoa hậu H'Hen Niê mang thai con đầu lòng?HOT: Hoa hậu H'Hen Niê mang thai con đầu lòng?
06:25:14 30/03/2025
Người phụ nữ cầm chổi đánh hàng xóm là giáo viên tiểu học, thái độ ra sao sau vụ việc?Người phụ nữ cầm chổi đánh hàng xóm là giáo viên tiểu học, thái độ ra sao sau vụ việc?
06:49:18 30/03/2025
Người đàn ông cõng cụ bà vượt 40 tầng giữa động đất ở BangkokNgười đàn ông cõng cụ bà vượt 40 tầng giữa động đất ở Bangkok
11:13:03 30/03/2025
Mỹ nam diễn dở tới nỗi bị đạo diễn ném giày vào người, lười đóng phim vẫn bỏ túi cả nghìn tỷMỹ nam diễn dở tới nỗi bị đạo diễn ném giày vào người, lười đóng phim vẫn bỏ túi cả nghìn tỷ
06:33:51 30/03/2025
Bạn gái nói khi nào có nhà sẽ cưới, bố tôi liền đưa ra cuốn sổ đỏ và kèm theo điều kiện khiến cô ấy sợ tái mặtBạn gái nói khi nào có nhà sẽ cưới, bố tôi liền đưa ra cuốn sổ đỏ và kèm theo điều kiện khiến cô ấy sợ tái mặt
07:23:06 30/03/2025
H'Hen Niê, Tiên Tiên và dàn sao Vbiz đổ bộ đám cưới đẹp như mơ của cặp đôi đồng giới hot VbizH'Hen Niê, Tiên Tiên và dàn sao Vbiz đổ bộ đám cưới đẹp như mơ của cặp đôi đồng giới hot Vbiz
06:18:13 30/03/2025
Chồng cặp bồ có con riêng, tôi ngậm đắng nuốt cay thuê người đến chăm nuôi nhân tình của anhChồng cặp bồ có con riêng, tôi ngậm đắng nuốt cay thuê người đến chăm nuôi nhân tình của anh
06:51:13 30/03/2025
Ngắm nhìn sắc vóc của nữ chính IU trong "Khi cuộc đời cho bạn quả quýt"Ngắm nhìn sắc vóc của nữ chính IU trong "Khi cuộc đời cho bạn quả quýt"
07:38:25 30/03/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Khu vườn tình yêu: Chồng tự tay trồng 80 loại hoa hồng để cho vợ vui khiến hàng nghìn người ghen tị!

Khu vườn tình yêu: Chồng tự tay trồng 80 loại hoa hồng để cho vợ vui khiến hàng nghìn người ghen tị!

Sáng tạo

12:42:05 30/03/2025
Đây là cuộc sống thường ngày của Triệu Dao, một người yêu hoa ở Trùng Khánh. Anh tin chắc rằng cuộc sống cần có chút gia vị để làm dịu đi những rắc rối, và trồng hoa là lựa chọn của anh.
Sinh ra đã có số làm giàu: Top 4 cung hoàng đạo nữ kiếm tiền cực tốt

Sinh ra đã có số làm giàu: Top 4 cung hoàng đạo nữ kiếm tiền cực tốt

Trắc nghiệm

12:41:22 30/03/2025
4 cung hoàng đạo kiếm tiền giỏi nhờ vào ưu thế riêng của mình. Không phải ai cũng tiết kiệm giống ai, đây là phương pháp tiết kiệm tiền phù hợp cho từng cung hoàng đạo,
Triệu tập 71 thanh niên cầm dao, mã tấu và túyp sắt hỗn chiến trên quốc lộ

Triệu tập 71 thanh niên cầm dao, mã tấu và túyp sắt hỗn chiến trên quốc lộ

Pháp luật

11:12:58 30/03/2025
Mở rộng điều tra, Công an tỉnh Khánh Hòa đã triệu tập hơn 70 thanh niên mang mã tấu, dao phóng lợn hỗn chiến trên quốc lộ 1, đoạn qua tỉnh này.
Vừa quen được chưa bao lâu, mỹ nhân hơn 4 triệu follow phát hiện bị "lừa" khi biết bạn trai đã từng kết hôn

Vừa quen được chưa bao lâu, mỹ nhân hơn 4 triệu follow phát hiện bị "lừa" khi biết bạn trai đã từng kết hôn

Netizen

11:12:46 30/03/2025
Nguyễn Thị Bích Ngọc (biệt danh: Ngọc Matcha, SN 1999, Đắk Lắk) là cái tên quen mặt trên mạng xã hội. Cô nàng sở hữu kênh TikTok chính với hơn 4,1 triệu lượt follow, và 1 tài khoản phụ với 1,1 triệu follow
Clip: Cả gan săn báo con, đại bàng nhận 'quả báo' ngay sau đó

Clip: Cả gan săn báo con, đại bàng nhận 'quả báo' ngay sau đó

Lạ vui

11:07:25 30/03/2025
Đại bàng, chúa tể bầu trời, tượng trưng cho sự mạnh mẽ và kiêu hãnh. Đôi cánh sải rộng, móng vuốt sắc nhọn và đôi mắt tinh tường giúp chúng làm chủ không trung.
Tin nổi không: Kim Soo Hyun khiến Dispatch bó tay toàn tập

Tin nổi không: Kim Soo Hyun khiến Dispatch bó tay toàn tập

Sao châu á

11:05:50 30/03/2025
Trong phiên livestream tối 29/3, Viện Garo Sero tiếp tục cung cấp những thông tin gây xôn xao. Trong đó, phóng viên từ kênh này bất ngờ mổ xẻ cả nghi vấn về mối liên hệ giữa hung thần Dispatch và Kim Soo Hyun.
Tez - người cũ của Pháo bất ngờ tung bản rap diss cực khét, lời lẽ công kích ai đó lắm mồm, dạy đời

Tez - người cũ của Pháo bất ngờ tung bản rap diss cực khét, lời lẽ công kích ai đó lắm mồm, dạy đời

Nhạc việt

11:01:18 30/03/2025
Rạng sáng ngày 29/1, Tez bất ngờ tung ra track diss cực khét mang tên Ta Ghét. Lời lẽ của ca khúc này công kích thẳng người nào đó mà theo Tez là hay nói đạo lý nhưng sống không tốt
Mbappe sắp vượt mặt Ronaldo, đi vào ngôi đền huyền thoại Real Madrid

Mbappe sắp vượt mặt Ronaldo, đi vào ngôi đền huyền thoại Real Madrid

Sao thể thao

11:00:11 30/03/2025
Bất cứ ai nghi ngờ năng lực của Kylian Mbappe khi viện dẫn sự khởi đầu chậm chạp ở Bernabeu đều đã phải nhận sai. Thậm chí, Kiki đang trên đường trở thành chân sút xuất sắc nhất trong mùa giải ra mắt Real Madrid.
SOOBIN lộ thái độ sau khi dính ồn ào fan cuồng ôm chặt không buông tại concert Anh Trai Chông Gai

SOOBIN lộ thái độ sau khi dính ồn ào fan cuồng ôm chặt không buông tại concert Anh Trai Chông Gai

Sao việt

10:58:34 30/03/2025
Sau khi tham gia chương trình Anh trai vượt ngàn chông gai, tên tuổi của SOOBIN càng được đông đảo khán giả yêu mến hơn.
Tổng thống Trump: Nga - Ukraine đang mất 2.500 thanh niên mỗi tuần

Tổng thống Trump: Nga - Ukraine đang mất 2.500 thanh niên mỗi tuần

Thế giới

10:17:55 30/03/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng nỗ lực thúc đẩy hòa bình giữa Nga và Ukraine đang đạt được tiến triển, nhưng vẫn còn nhiều ác cảm giữa các bên .
Đột quỵ tấn công người trẻ ngày càng nhiều

Đột quỵ tấn công người trẻ ngày càng nhiều

Sức khỏe

10:16:45 30/03/2025
Ê-kíp can thiệp đã hội chẩn và chỉ định cấp cứu, can thiệp. Sau 15 phút can thiệp, ê-kíp lấy ra hai mảnh huyết khối, giúp mạch máu não của người bệnh tái thông hoàn toàn.