Bí quyết học đại học: Nghiên cứu khoa học là nền tảng để học tập tốt
Từ những trải nghiệm của bản thân, Quang Trọng Minh, sinh viên Trường ĐH Mở TP.HCM, cho rằng nghiên cứu khoa học giúp sinh viên học tập hiệu quả hơn.
Với Quang Trọng Minh, điều quan trọng để thành công là nghiên cứu khoa học – NỮ VƯƠNG
Xuất phát điểm là một sinh viên rất bình thường nhưng đến với nghiên cứu khoa học từ sớm, sau 4 năm đại học, Quang Trọng Minh có 8 công trình nghiên cứu đăng trên tạp chí quốc tế thuộc hệ thống ISI, sinh viên 5 tốt cấp T.Ư, tài năng trẻ Việt Nam năm 2020 và là thủ khoa đầu ra toàn trường…
Luôn không ngừng cố gắng
Quang Trọng Minh cho rằng: “Mình luôn thấy bản thân là người rất bình thường, vì thế trong quá trình học mình luôn thôi thúc bản thân phấn đấu. Nếu không có khả năng thiên phú nhưng luôn không ngừng cố gắng thì sẽ thu hẹp được khoảng cách với những người vốn dĩ rất giỏi”.
Minh kể gia đình có truyền thống bác sĩ và ai cũng giỏi, nhưng bản thân không giỏi được như vậy nên chọn ngành xét nghiệm. Vậy mà thi 2 năm đều không đậu. Thời gian đầu Minh bị trầm cảm nhẹ, sau đó bình tĩnh lại, em quyết định chọn học ngành công nghệ sinh học y – dược.
“Học ngành này cũng sẽ tìm kiếm những mô hình chẩn đoán, mô hình điều trị sớm cho những bệnh ung thư hoặc những bệnh lý phân tử khác ở người. Vì thế các đề tài nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực y sinh của mình cũng đều xuất phát từ tấm lòng muốn giúp đỡ người khác, muốn tiết kiệm chi phí cho bệnh nhân, muốn tăng khả năng sống sót cho người bệnh…”, Minh chia sẻ.
Mình biết được giá trị một ngày ba mẹ phải tốn biết bao nhiêu tiền lo cho mình nên luôn cố gắng làm sao để học cho đáng một ngày đến trường, và lúc nào lên lớp cũng cố gắng tập trung tối đa nhất có thể
Quang Trọng Minh
Từ câu chuyện chọn ngành của mình, Minh cho rằng khi chọn ngành cần có định hướng từ trước và khi biết mình không đủ khả năng để theo học đúng ngành yêu thích thì có thể chọn một ngành khác nhưng có sự liên quan hoặc gần với nhau.
Video đang HOT
Học cho đáng một ngày đến trường
Cho rằng xuất phát điểm từ một người rất bình thường nên Minh luôn có cách học riêng để đạt được những thành quả đáng ngưỡng mộ.
“Mình thuộc dạng người cần cù bù thông minh, nên mỗi lần học bài mình phải viết ra rất nhiều và ghi chú lại. Những kiến thức na ná nhau thì mình sẽ vận dụng và lồng ghép vào những câu thành ngữ do mình tự chế để dễ học và nhớ được lâu”, Minh chia sẻ.
Điều đặc biệt theo Minh, mỗi bạn nên tìm cho mình một nguồn động lực để phấn đấu, và với em, đó chính là gia đình.
“Do cơ sở học ở Bình Dương, mỗi ngày mình đón xe buýt từ Q.Bình Thạnh xuống trường hết 30.000 đồng. Một ngày đã tốn 60.000 đồng cho việc đi xe buýt, rồi ba mẹ còn cho thêm tiền ở lại ăn trưa, học phí cũng cao… Mình biết được giá trị một ngày ba mẹ phải tốn biết bao nhiêu tiền lo cho mình nên luôn cố gắng làm sao để học cho đáng một ngày đến trường, và lúc nào lên lớp cũng cố gắng tập trung tối đa nhất có thể”, chàng thủ khoa bày tỏ.
Cũng theo Minh, điều mà sinh viên ngày nay cần lưu ý là phải luôn biết tự làm mới mình. “Nhiều sinh viên hiện nay cứ có cảm giác học từng đó kiến thức trên trường là đủ rồi, nhưng nếu suy nghĩ như vậy sẽ dẫn đến không cập nhật, làm mới bản thân mỗi ngày. Thế giới ngày nay vận động không ngừng, người ta sẽ thích một nhân viên có khả năng làm việc độc lập, cũng như tự biết làm mới mình, luôn cập nhật được nhiều cái mới hơn”.
Nghiên cứu khoa học để tìm cái mới
Với 2 năm liền đạt giải nhì giải thưởng sinh viên nghiên cứu cấp bộ và 8 công trình nghiên cứu được công bố quốc tế, điều mà Minh cho rằng tiên quyết nhất dẫn đến những thành công của bản thân đó chính là nghiên cứu khoa học.
“Mình may mắn được vào phòng thí nghiệm sớm, được có cơ hội làm nghiên cứu khoa học từ sớm và đây chính là bước đệm để mình trang bị thật nhiều kỹ năng. Như khi thuyết trình trước hội đồng cũng phải học kỹ năng, khi quan sát, biện luận, biện chứng kết quả mà mình nghiên cứu được thì đó cũng là một kỹ năng… Đặc biệt là, học được cách nhìn khoa học từ các công trình nghiên cứu của mình, giúp mình có bộ óc khoa học để học tập tốt và hiệu quả nhất”, Minh tâm huyết.
Chàng thủ khoa khẳng định thêm: “Hiện nay nhiều sinh viên chọn cách học xong rồi đi về, thấy kiến thức trên lớp như vậy là vừa. Nhưng với mình, luôn thấy kiến thức không bao giờ là đủ nên tìm đến nghiên cứu khoa học vì đề tài nghiên cứu của các năm sẽ khác nhau; tính mới, sáng tạo và độc đáo của mỗi đề tài cũng khác nhau. Vì thế làm nghiên cứu khoa học mình thấy bản thân luôn mới, luôn sáng tạo không ngừng”.
Minh cho rằng nghiên cứu khoa học sớm là bước đệm rất tốt để sinh viên có thể bay cao, bay xa hơn.
NCKH trong trường phổ thông - "cuộc chơi" hướng về tương lai
Với mục đích giúp học sinh làm quen với nghiên cứu khoa học (NCKH), nhiều trường học đã tổ chức thực hành hoạt động nghiên cứu; đưa các em đến với các trường đại học để trải nghiệm thực tế...
Những hoạt động này không chỉ giúp nâng cao hiệu quả mà còn khuyến khích HS sáng tạo trong học tập.
Từ thực tế trải nghiệm
Một trong nhiều hoạt động gắn kết dạy học và thực tế, Trường THPT Trần Hưng Đạo (TP Nam Định, Nam Định) đã đưa các học sinh đến Học viện Nông nghiệp Việt Nam để tham quan học tập trải nghiệm thực tế. Tại đây, các em được tiếp cận với các thiêt bị nghiên cứu hiên đại cùng không gian thí nghiệm tiên tiến; bổ sung thêm kiến thức khoa học mới mẻ, mang tính thực tiễn.
Dưới sự hướng dẫn của các giảng viên đại học, HS được theo dõi trực tiếp các thí nghiệm hóa sinh về nuôi cấy vi khuẩn, tách DNA, bảo quản gen... Các bạn cũng hiểu hơn về cách nhuộm màu, làm thuốc, gây đột biến gen của các sinh vật khác... bằng con đường tìm kiếm các loại vi sinh mới.
Giảng viên Trường ĐH Thủy lợi và em Trần Thu Thủy, Vương Ngọc Bảo Linh (thứ 2 và 3 từ phải sang) đoạt giải Ba, Cuộc thi Khoa học Kỹ thuật dành cho học sinh phổ thông năm học 2019 - 2020 TP Hà Nội.
Cách tạo ra các giống cây có kích thước, sản lượng, chất lượng phù hợp với điều kiện môi trường, nhu cầu của con người trên cơ sở nghiên cứu điều kiện nuôi trồng, chăm sóc các mô tế bào... khiến các em ồ lên thích thú.
Theo cô Trần Thị Mai - Hiệu trưởng Trưởng THPT Trần Hưng Đạo (TP Nam Định, Nam Định), nhờ có những gợi dẫn cụ thể, chi tiết của thầy cô, các em học sinh bắt đầu tìm thấy nhu cầu, động cơ học tập và nghiên cứu để mở rộng đường biên đề tài khoa học bản thân đang ấp ủ; hoặc nhen nhóm những hứng thú tìm hiểu, khám phá tri thức mới liên quan đến công nghệ vi sinh.
Học sinh đều hào hứng khi trực tiếp nghe các nhà khoa học giải đáp thắc mắc về từng quy trình nghiên cứu, cũng như nuôi dưỡng ước mơ trở thành nhà nghiên cứu. Các bạn cũng được các GS, TS của Học viện chia sẻ thực tế hoạt động nghiên cứu và phát triển nông nghiệp quốc gia những năm gần đây, cũng như gợi ý khả năng triển khai thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học (NCKH) phù hợp với HS phổ thông.
Ông Cao Xuân Hùng - Giám đốc Sở GD&ĐT Nam Định, chia sẻ: Hoạt động tham quan học tập, trải nghiệm thực tế cho thấy tính hiệu quả cao, mang đến cho HS kiến thức bổ ích, hấp dẫn, sinh động về nông nghiệp, cùng những kỹ năng thiết yếu để triển khai đề tài NCKH. Trong các trường phổ thông vẫn có những hoạt động nghiên cứu khoa học, nhưng ở môi trường này điều kiện có hạn nên chủ yếu là khơi dậy niềm đam mê.
Từ những nghiên cứu nhỏ bé ở trường phổ thông, HS được tiếp cận với phòng nghiên cứu ở các trường đại học, được trải nghiệm thực tế nghiên cứu từ chính các nhà khoa học sẽ thổi bùng ngọn lửa đam mê nghiên cứu trong mỗi em. Điều này chắc chắn sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường.
Học sinh Trường THPT Đa Phúc, Hà Nội thực hành tại phòng thí nghiệm Trường ĐH Thủy lợi. Ảnh: TG
Đến hỗ trợ trực tiếp
Ở Trường Đại học Thủy lợi (Hà Nội), nhiều năm trở lại đây, giảng viên ngành Kỹ thuật Hóa học, Khoa Hóa và Môi trường đã đồng hành cùng các trường THCS, THPT trong hướng dẫn nghiên cứu khoa học.
Năm 2020, giảng viên ngành Kỹ thuật Hóa học hướng dẫn 2 nhóm HS Trường THPT Đa Phúc và Trường THCS Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Trước đó, dưới sự hướng dẫn của các giảng viên nhà trường, đề tài "Nghiên cứu sử dụng tổ hợp các chất hoạt động bề mặt và đánh giá khả năng tăng thu hồi dầu" của nhóm học sinh Trần Thu Thủy, Lớp 11A1, Trường THPT Nguyễn Trãi (huyện Thường Tín, Hà Nội) và Vương Ngọc Bảo Linh, Lớp 9G, Trường THCS Thái Thịnh (quận Đống Đa, Hà Nội) thực hiện tại phòng Thí nghiệm Kỹ thuật Hóa học - Trường Đại học Thủy lợi đã giành giải Ba tại cuộc thi Khoa học Kỹ thuật dành cho học sinh phổ thông năm học 2019 - 2020 thành phố Hà Nội.
Với đề tài "Nghiên cứu sử dụng vật liệu nano SiO2 điều chế từ tro trấu để xử lý nước thải" được thực hiện tại phòng Thí nghiệm Kỹ thuật Hóa học - Trường Đại học Thủy lợi đã xuất sắc giành giải Nhất tại cuộc thi Khoa học kỹ thuật (KHKT) cấp tỉnh.
Tác giải đề tài, em Trần Thiện Vũ - HS lớp 10 chuyên Hóa Trường THPT chuyên Bắc Giang cho biết: Yêu thích khoa học và mong muốn có được nghiên cứu là đam mê không chỉ của riêng em mà nhiều bạn khác. Đề tài của em hướng đến xử lý nước thải chống ô nhiễm từ chính tro trấu ở các vùng quê.
Khi được các thầy là giảng viên đại học hướng dẫn nghiên cứu, em đã thuận lợi hơn rất nhiều, từ cách làm cho đến được tạo điều kiện thực hành trong phòng thí nghiệm hiện đại. Mong rằng sẽ nhiều bạn có tình yêu khoa học, được tiếp cận và hỗ trợ nghiên cứu hiệu quả như em.
Nói về việc đồng hành cùng HS phổ thông trong các hoạt động nghiên cứu, GS.TS Nguyễn Trung Việt - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Thủy lợi trao đổi: Đi đầu trong hoạt động nghiên cứu về các vấn đề thủy lợi, thủy văn..., nhà trường hệ thống các phòng thí nghiệm hiện đại hỗ trợ tốt cho hoạt động nghiên cứu.
Chúng tôi luôn sẵn sàng đón nhận và khuyến khích các trường phổ thông đến để các nhà khoa học của trường chia sẻ, hỗ trợ HS làm quen với các hoạt động nghiên cứu. Giáo dục phổ thông và các trường đại học có mối liên hệ hữu cơ, khi chất lượng GD phổ thông tốt thì nguồn tuyển cho GD đại học càng chất lượng.
Thực tế cho thấy, trường đại học đồng hành với trường phổ thông, hỗ trợ HS làm quen với nghiên cứu khoa học, đã và đang phù hợp với tinh thần của Nghị quyết 29 về đổi mới GD-ĐT.
Tự chủ đại học là tất yếu - vướng đâu gỡ đó? Cho đến thời điểm này, việc khẳng định tự chủ đại học là xu thế tất yếu đã thể hiện, chứng minh bằng thực tiễn, nhiều trường đã có những bước tiến vượt bậc. LTS: Tự chủ đại học được nhiều trường thực hiện từ nhiều năm nay. Trong đó, có trường thực hiện ở từng khâu, từng khoa, từng bộ phận, có...