Bí quyết giúp Steve Jobs, Einstein luôn có sáng tạo khác người
Ban đầu, lý thuyết này có thể khiến nhiều người nghe ngờ vực, nhưng chúng đã được những thiên tài trên thế giới như Steve Jobs hay Albert Einstein công nhận bấy lâu nay.
Mỗi khi nhắc đến nhà bác học Albert Einstein, chắc hẳn trong tâm trí của chúng ta sẽ hiện lên hình ảnh về một vị giáo sư với mái tóc xù bạc đang ngồi cặm cụi nghiên cứu các phương trình và con số, cố gắng giải quyết những vấn đề hóc búa nhất của vũ trụ.
Vậy mà trái lại, Einstein không phải là mẫu người nghiện làm việc với bàn giấy, bản thân nhà bác học tin rằng những ý tưởng tuyệt vời nhất sẽ đến với ông vào lúc cơ thể được nghỉ ngơi thoải mái.
Vốn là người hay rong ruổi, Einstein có sở thích lênh đênh trên thuyền buồm trong nhiều giờ. Ông thậm chí từng bị cảnh sát giữ lại vào năm 1939 vì đi lang thang trên bãi biển để đắm chìm vào suy nghĩ.
Albert Einstein – nhà bác học vĩ đại của thế kỷ 20 – hiểu rằng khi không làm gì, những ý tưởng hay nhất sẽ xuất hiện.
Đôi khi không làm gì là cách Steve Jobs chọn để đưa ra những ý tưởng mới.
Không riêng gì Einstein, Steve Jobs, một trong những thiên tài của thế kỷ 21 cũng đồng ý như vậy. Tuy không thể khám phá những kiến thức mới về vũ trụ, Jobs vẫn được đánh giá là một “thủ lĩnh” tạo ra cuộc cách mạng trong lĩnh vực làm việc và giải trí.
“Cố giám đốc điều hành của Apple thường dựa vào sự trì hoãn và khoảng lặng trong công việc để đưa ra những ý tưởng tốt nhất cho sản phẩm của mình. iPod là một ví dụ điển hình”, Tat Bellamy Walker và Shana Lebowitz nhận xét trên Business Insider.
Cũng theo quan điểm của giáo sư Adam Grant tại Đại học Wharton, ông cho biết “khoảng thời gian Steve Jobs tạm dừng mọi thứ và tập trung vào những khả năng có thể xảy ra là thời điểm xứng đáng nhất để tạo nên các ý tưởng đột phá”.
Video đang HOT
Khả năng sáng tạo của bạn có thể bị sự bận rộn làm chết, theo Walker và Lebowitz, bạn sẽ nhận được nhiều sáng kiến mới từ những đồng nghiệp trong nhóm hơn nếu cho phép họ có khoảng thời gian không phải làm gì cả. Tất nhiên, nhiều ông chủ sẽ khó chấp nhận sự thật này.
Các nhà nghiên cứu đã chia nhỏ quá trình hình thành ý tưởng thành nhiều giai đoạn, trong đó “ấp ủ” được đánh giá một thời điểm vô cùng quan trọng.
Trong giai đoạn này, tâm trí của bạn sẽ sắp xếp một cách vô thức tất cả các yếu tố đầu vào, từ hình ảnh cho đến những kiến thức kỳ lạ mà bạn đã tiếp thu trong nhiều năm để rồi tìm kiếm những cách mới nhằm kết hợp chúng.
Đây là một giai đoạn không thể vội vàng hay thúc ép, bạn chỉ cần tạo khoảng thời gian trống để điều đó xảy ra, ví dụ như tắm vòi sen, đi bộ đường dài hay vẽ nguệch ngoạc. Tại thời điểm này, tuy cơ thể bạn hoạt động nhưng tâm trí bạn có thể đang lang thang đâu đó, rất lý tưởng cho việc hình thành các ý tưởng.
Đến một lúc nào đấy, có thể bạn sẽ reo lên “eureka, euraka” (tìm ra rồi) giống như Acsimet.
Theo Inc, những ý tưởng đột phá sẽ không bao giờ trở thành hiện thực nếu bạn không dành cho mình thời gian ấp ủ, tuy nhiên điều này không đồng nghĩa với việc chùn bước hay bỏ cuộc, bạn vẫn cần phải làm việc chăm chỉ để cung cấp nguồn cảm hứng vô tận cho bộ não và hiện thực hóa những mong muốn của bản thân. Ngay cả Einstein sau khi có được những ý tưởng độc đáo cũng phải dành nhiều thời gian nghiên cứu toán học để bảo vệ những gì ông dày công tìm kiếm.
Lý thuyết này có thể khiến nhiều người nghe nghi ngờ, nhưng bạn phải chấp nhận rằng không làm gì đôi khi là điều sáng tạo nhất bạn có thể làm. Steve Jobs biết điều đó, Einstein cũng vậy, và nếu bạn cũng nhanh chóng nhận ra, bạn có khả năng sẽ trở nên sáng tạo hơn.
Động lực nào giúp Apple trở thành công ty 2 nghìn tỉ USD? Xin lỗi, không phải iPhone
iPhone có thể giúp Apple thành công ty 1 nghìn tỉ song một điều khác đã khiến Apple thành công ty 2 nghìn tỉ.
Apple vừa thành công ty đại chúng đầu tiên của Mỹ đạt được cột mốc giá trị vốn hoá 2 nghìn tỉ USD. Điều đáng nói là nhà sản xuất iPhone mới chỉ đạt được cột mốc 1 nghìn tỉ USD vốn hoá 2 năm trước đó.
Thành quả này của Apple là minh chứng cho thấy chiến lược nỗ lực trở thành một công ty không chỉ có iPhone mà còn có mảng dịch vụ giải trí số và dịch vụ tài chính đang mang về trái ngọt cho Apple - ngay cả khi nhiều công ty trên thế giới điêu đứng vì những ảnh hưởng của COVID-19.
Apple thời kì hậu Steve Jobs vẫn thăng hoa rực rỡ dù mức độ sáng tạo hay đột phá dường như chậm lại.
Mảng dịch vụ và thiết bị đeo của Apple đang phát triển nhanh một lần nữa cũng khẳng định yếu tố cốt lõi khiến Apple trở thành công ty giá trị nhất thế giới: lòng trung thành của người dùng.
Ví dụ, một nghiên cứu từ AlphaWise vào năm 2017 từng khẳng định rằng 92% người dùng iPhone được hỏi cho biết họ "có khả năng hoặc rất có thể" nâng cấp điện thoại trong 12 tháng tiếp theo sẽ vẫn sử dụng iPhone.
"Khi một người dùng mới bắt đầu dùng smartphone của Apple, họ có xu hướng sẽ gắn bó với Apple," Jeriel Ong, một nhà phân tích nghiên cứu tại Deutsche Bank, nói trong một bài phỏng vấn với Business Insider. "Apple là thương hiệu mang đến tính gắn bó cao hơn và nó vì thế có giá trị hơn."
Apple không phải ngựa một sừng
Sự gắn bó của người dùng Apple đang ngày càng quan trọng hơn trong vài năm rở lại đây khi Apple tìm kiếm tăng trưởng ở mảng thiết bị đeo và dịch vụ để bù lại cho doanh số iPhone chững lại.
Mảng dịch vụ của Apple (bao gồm một số dịch vụ như Apple TV , Apple News , Apple Arcade, Apple Care hay doanh thu từ App Store) là sản phẩm lớn thứ hai của Apple chỉ sau iPhone trong quý II năm nay. Mảng dịch vụ của Apple tăng trưởng 15% so với cùng kì năm ngoái và đạt đỉnh vào quý II vừa qua.
Kể từ khi ra mắt Apple Watch vào năm 2015 và AirPods vào năm 2016, Apple cũng trở thành công ty dẫn đầu mảng thiết bị đeo. IDC nói rằng Apple bán được nhiều thiết bị đeo hơn tất cả các đối thủ như Xiaomi, Samsung, Huawei hay Fitbit vào quý I/2020.
Hồi tháng 4 năm ngoái, Apple tự tin khẳng định chỉ riêng mảng thiết bị đeo của hãng này cũng đã lớn tương đương một công ty Fortune 200. Trong quý kinh doanh gần nhất, phân khúc thiết bị đeo, thiết bị nhà ở và phụ kiện mang về 6,4 tỉ USD doanh thu, tăng lên từ 5,5 tỉ USD của cùng kì năm ngoái.
Điều này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh mảng kinh doanh thiết bị đeo không tồn tại trong danh mục của Apple 5 năm trước. Rõ ràng, Apple đang tạo niềm tin trong giới đầu tư rằng họ không quá phụ thuộc vào iPhone.
Bên cạnh đó, việc có thêm các thiết bị đeo mới cũng khiến Apple buộc chặt người dùng hơn vào hệ sinh thái của chính mình - khiến người dùng khó chuyển từ iPhone sang điện thoại Android hơn, Business Insider nhận định.
Một "siêu chu kì" nâng cấp 5G đang đến
Apple được kì vọng sẽ ra mắt chiếc iPhone 5G đầu tiên rong năm 2020. Đây chính là yếu tố khiến nhiều người dự đoán doanh số iPhone sẽ bật tăng trở lại sau vài quá đi xuống.
Daniel Ives, một nhà phân tích của Wedbush Securities, gọi iPhone 5G là cơ hội "10 năm có 1" dành cho Apple. Đó là bởi vì việc có thêm 5G cùng với những nâng cấp khác sẽ khiến nhiều người dùng iPhone hiện tại muốn nâng cấp lên một dòng máy mới. Nhà phân tích của Wedbush Securities thậm chí còn dự đoán rằng 350 triệu chiếc iPhone trên thế giới đang nằm trong chu kì nâng cấp. "Những lực đẩy này sẽ tạo ra một chu kì siêu nâng cấp", Ives nói với Business Insider.
Tim Cook đã thoát khỏi 'cái bóng' của Steve Jobs Apple dưới quyền Tim Cook mạnh mẽ nhờ hệ thống sản phẩm, dịch vụ xoay quanh những gì Jobs đã tạo ra cùng chiến lược linh hoạt thu hút khách hàng Trung Quốc. Năm 2011, sau khi Steve Jobs, nhà đồng sáng lập và là "linh hồn" của Apple, qua đời, giới phân tích ở thung lũng Silicon dự đoán tình hình kinh...