Bí quyết giành học bổng toàn phần dành cho học sinh các nước Asean
Theo Bình An, bí quyết trong phần thi phỏng vấn, mỗi thí sinh cần thể hiện được cá tính riêng cũng như sự quyết tâm theo đuổi học bổng này.
Nguyễn Mỹ Bình An, sinh năm 2003, quê ở Quảng Ngãi hiện tại đang theo học chương trình phổ thông tại trường Paya Lebar Methodist Girls’School (Sec), Singapore. Những ngày này, An đang gấp rút ôn tập để chuẩn bị cho kỳ thi chứng chỉ O-Level tại trường.
Trở thành du học sinh tại Singapore với suất học bổng toàn phần là cả một quá trình nỗ lực và cố gắng suốt nhiều năm của Bình An.
“Em còn nhớ như in ngày hôm ấy, khi nhận được email thông báo từ Bộ Giáo dục Singapore, lúc đó em sững lại và không tin vào mắt mình vì quá vui sướng vì ước mơ được tới một đất nước hiện đại để học tập đã thành sự thật”, An bồi hồi nhớ lại cảm xúc khi biết tin trúng tuyển.
Học bổng Asean mà Bình An trúng tuyển và đang theo học là chương trình được Singapore tài trợ dành cho học sinh trung học (cấp 2) xuất sắc tại các nước Asean có cơ hội học tập và trải nghiệm 4 năm trung học.
Vì đây là học bổng toàn phần nên các du học sinh được trả toàn bộ các chi phí tham gia hoạt động ngoại khóa, chương trình bồi dưỡng ở trường (nếu có) và chi phí dự thi các kỳ thi chứng chỉ (O-level và A-level); vé máy bay khứ hồi (năm đầu tiên sang Singapore, cuối năm 2 sau kì thi O-level và cuối năm 4 sau kì thi A-level); bảo hiểm y tế; chi phí sinh hoạt ở kí túc xá và tiền chi tiêu sinh hoạt hằng quý.
Nguyễn Mỹ Bình An giành học bổng Asean do Singapore tài trợ và đang theo học tại quốc gia này. (Ảnh: Nhân vật cung cấp)
Nói về cơ duyên đến với đất nước Singapore, Bình An cho biết, khi theo học tại Trường Trung học cơ sở Nguyễn Nghiêm (Thành phố Quảng Ngãi), em đã may mắn có cơ hội tham gia cuộc thi Toán được tổ chức tại Singapore.
Hai năm liền tham gia cuộc thi, An đã đạt được những thành tích đáng kể, đó là Huy chương Bạc kỳ thi Singapore International Mathematics Olympiad Challenge 2016 và Huy chương Đồng kỳ thi International Mathematics Contest Singapore 2017. Đây là bước đệm giúp em có cơ hội được nhận học bổng đến Singapore.
“Khi sang đến Singapore, em thực sự cảm thấy rất thích môi trường học tập ở đây, đặc biệt là ấn tượng với trường học được trang bị cơ sở vật chất tốt và hiện đại.
Sau đó em bắt đầu tìm hiểu thêm về nền giáo dục của Singapore và tình cờ biết được Singapore có chương trình học bổng dành cho học sinh Trung học phổ thông. Vì vậy, em quyết tâm theo đuổi và chuẩn bị cho bản thân để nộp hồ sơ tại đây”, Bình An chia sẻ.
Về quá trình xin học bổng, Bình An cho biết có bao ba vòng chính là vòng loại hồ sơ, vòng thi tuyển chọn và vòng phỏng vấn.
“Lúc em mới biết đến học bổng ASEAN, cách thức nộp hồ sơ có chút khác biệt so với cách thức nộp hiện nay. Ở các năm trước, hồ sơ được gửi từ Bộ Giáo dục và Đào tạo Singapore đến Đại sứ quán và Bộ giáo dục và Đào tạo Việt Nam để chuyển hồ sơ về các cơ sở giáo dục ở các tỉnh, thành phố.
Tuy nhiên, hình thức nộp hồ sơ hiện nay đã có sự thay đổi sang online. Chính vì vậy, các bạn học sinh cũng có nhiều cơ hội để biết đến học bổng ASEAN hơn”, Bình An tâm sự.
Nguyễn Mỹ Bình An tham dự một sự kiện của Đại sứ quán Việt Nam tổ chức tại Singapore (Ảnh: Nhân vật cung cấp)
Để chuẩn bị cho vòng loại hồ sơ, Bình An đã cố gắng tích cực tham gia vào các cuộc thi học sinh giỏi và những hoạt động năng khiếu và ngoại khóa để có thể ghi điểm vào bộ hồ sơ của mình.
Ở vòng thi tuyển bao gồm có 3 bài thi: Toán, Tiếng Anh và General Ability (hình thức giống như IQ).
General Ablility (IQ): Hình thức giống như bài thi trắc nghiệm test IQ, bao gồm 60 câu hỏi trong vòng 20 phút. Để làm tốt được phần này, Bình An phải dành thời gian luyện tập ở các trang web rèn IQ ở trên mạng.
Bài thi Toán học: An chủ yếu học từ vựng Toán học bằng tiếng Anh và tập viết lời giải bằng tiếng Anh. Ngoài ra, em còn tham khảo thêm các tài liệu và đề thi Toán quốc tế để tiếp cận với mẫu câu hỏi và tham khảo cách trả lời và viết lời giải toán bằng tiếng Anh.
Bài thi Tiếng Anh: An luyện viết những bài tiểu luận nhỏ, chủ yếu là luyện tập viết văn kể chuyện bằng tiếng Anh.
“Theo cá nhân em, phần này khá mới lạ vì cách viết văn phải có sự sáng tạo, nội dung câu chuyện phải hấp dẫn, cách sử dụng từ ngữ phải độc đáo và gợi tả. Chính vì vậy, em dành thời gian để ôn tiếng Anh nhiều nhất trong ba bài thi”, An chia sẻ.
Để vượt qua vòng phỏng vấn cuối cùng, Bình An tham khảo những bộ câu hỏi phỏng vấn trên mạng và bắt đầu ngồi viết ra câu trả lời cho bản thân mình.
Bên cạnh đó, An cũng dành thời gian chiêm nghiệm lại những trải nghiệm của bản thân để rút ra những bài học cho riêng mình, hiểu được những đặc điểm nổi bật của mình để có thể thu hút được người đối diện.
Những câu hỏi như tại sao em lại muốn theo đuổi học bổng này? Em là người thế nào trong mắt người khác? Em là người thế nào trong mắt em? Em có điểm mạnh và điểm yếu gì? Em có những trải nghiệm thú vị nào để nói lên được cá tính của em?…là những câu hỏi An luôn tự đặt ra cho bản thân mình cả trước khi có học bổng, bây giờ và trong tương lai.
Theo Bình An, khi phỏng vấn, mỗi thí sinh cần thể hiện được cá tính riêng cũng như sự quyết tâm theo đuổi học bổng này, thể hiện cho người phỏng vấn thấy được mình là một ứng cử viên danh giá để họ sẵn sàng trao học bổng.
“Sau 2 năm sinh sống và học tập Singapore, em tự nhận thấy bản thân mình đã trưởng thành hơn và có thêm được nhiều trải nghiệm thú vị hơn tại đất nước mới”, cô gái xứ Quảng cho hay.
Nói về môi trường sống và làm việc tại Singapore, Bình An nói rằng khá lý tưởng mặc dù nhịp sống tương đối nhanh và môi trường học tập, làm việc có phần khắc nghiệt và áp lực.
Trong tình hình Covid như hiện nay, Singapore đã nhanh chóng thực hiện nhiều biện pháp nghiêm ngặt như giãn cách xã hội trong vòng 2 tháng liên tục, tuân thủ khoảng cách an toàn.
Tại trường học, học sinh được yêu cầu lau bàn ghế và nơi ăn uống ở căng-tin sau khi dùng bữa xong.
Tại các trung tâm thương mại, khách hàng phải sử dụng ứng dụng điện thoại để check-in các cửa hàng.
Chia sẻ về dự định sau khi học phổ thông, An cho biết, hiện nay em mới đang theo học năm thứ hai trường phổ thông và tới năm 2022 mới kết thúc toàn bộ chương trình 4 năm.
“Em dự định sẽ học đại học chuyên ngành liên quan tới ứng dụng của toán học, công nghệ và dữ liệu trong lĩnh vực kinh tế và kinh doanh, như ngành Phân tích kinh doanh, Tài chính định hượng, Công nghệ tài chính… tại các trường đại học ở Singapore”, An chia sẻ.
Nam sinh đạt 29,75 điểm khối B đã giành nhiều huy chương vàng võ thuật
Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020, em Lê Văn San - học sinh trường THPT Đông Hà, tỉnh Quảng Trị có điểm thi khối B00 đứng thứ 5 toàn quốc, với tổng điểm 29,75, gồm Toán 10, Hóa 10 và Sinh 9,75 điểm.
Chúng tôi tìm gặp em Lê Văn San (SN 2002) tại nhà ở thôn An Lợi (xã Triệu Độ, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị), khi em cùng nhóm bạn gồm 7 người gặp gỡ sau kỳ thi đầy mệt mỏi, lẫn căng thẳng.
Các em đến từ nhiều huyện, thị xã trong tỉnh, đều học chung mái trường THPT Đông Hà, chơi thân với nhau từ lớp 10. Các em đã cùng nhau vượt qua mọi khó khăn để hoàn thành chương trình phổ thông, chuẩn bị chia tay để bước vào giảng đường đại học.
Nam sinh Quảng Trị đạt 2 điểm 10 môn Toán và Hóa
Đặt kế hoạch học tập, mục tiêu phấn đấu cho mình
Khi biết kết quả thi của mình nằm trong nhóm những thí sinh có điểm cao của khối B00, San luôn cảm thấy hết sức vui mừng.
Đêm hôm 26/8, em thao thức, hồi hộp chờ đến sáng để tra cứu kết quả thi. Mặc dù, ngay sau khi hoàn thành kỳ thi tốt nghiệp THPT em đã tự đánh giá được bài làm của mình và tin rằng sẽ đạt kết quả cao.
Em San cho biết, khi vào tra cứu điểm thi, bất ngờ trước kết quả ngoài mong đợi làm em hào hứng khiến cả ba, mẹ và chị gái cũng thức dậy theo. Kết quả thi của em làm mọi người trong gia đình đều vui mừng.
San luôn ý thức cao trong việc tự học ở nhà.
Em Lê Văn San thật thà cho biết, thực ra em không có bí quyết gì trong học tập. Bản thân em chỉ tập trung cho việc tự học vào năm lớp 12, em đăng ký thêm các khóa học online để tiếp thu được nhiều nguồn tài liệu hơn, nhằm giúp ích cho việc học của mình.
Bên cạnh đó, em cũng chú trọng việc học nhóm với các bạn, biết cách lên lịch trình, kế hoạch học tập, đặt ra mục tiêu rõ ràng cho bản thân để có thêm động lực phấn đấu. Đặt mục tiêu cho từng môn học cụ thể để biết mình cần phải làm gì nhằm đạt được thành tích cao nhất.
Em luôn thu xếp thời gian biểu học tập hợp lý nhất để vừa học tập vừa có thời gian thư giãn giữa giờ học.
San tâm sự: Trong quá trình học, em luôn nhận được sự động viên, giúp đỡ của thầy, cô giáo bộ môn và Ban giám hiệu nhà trường. Trong gia đình, em được ba mẹ quan tâm chu đáo, tạo mọi điều kiện tốt nhất, động viên giúp em có thêm động lực để học tập. Còn bạn bè là những người luôn sát cánh, gần gũi, cùng nhau trao đổi kiến thức trong học tập, thông qua việc gặp gỡ, học nhóm.
Em Lê Văn San là học sinh hiền lành và tài năng.
Sau 9 năm học tập tại trường gần nhà, lên cấp 3, San thi vào trường THPT Đông Hà. Suốt 3 năm học THPT, em cùng các bạn đi xe đạp từ nhà lên thành phố, trên chặng đường hơn 6km để học tập. Lớn lên ở vùng quê, San không ngại mọi gian khổ để kiên trì việc học tập.
Em San cho biết, suốt 12 năm học em đều đạt danh hiệu học sinh giỏi. Đầu năm lớp 12, em đạt giải Ba học sinh giỏi cấp tỉnh môn Hóa. Đây cũng là môn em yêu thích nhất và luôn dành thời gian nhiều để học tập.
Ngoài ra, San cũng có niềm đam mê thể dục thể thao như bóng chuyền và võ thuật. Em đã giành được nhiều huy chương vàng môn võ thuật cổ truyền và huy chương vàng hội thao Quốc phòng. San kể em đã từng hướng dẫn, huấn luyện cho nhiều bạn học của mình học võ thuật.
Trước kỳ thi, em Lê Văn San đã nộp hồ sơ đăng ký vào trường ĐH Y dược Huế và ĐH Y Hà Nội. Em nói rằng, có thể sẽ lựa chọn trường ĐH Y Hà Nội để theo học.
Cha mẹ động viên, định hướng cho con học tập
Mấy ngày qua, ông Lê Văn Lập luôn vui mừng và tự hào về con trai. Ông Lập nói rằng, nhiều người bạn của mình cũng quan tâm đến kết quả thi và gửi lời chúc mừng gia đình.
Ông Lập cho hay: "Biết kết quả thi của con, vợ chồng tui cũng rất vui. Đó cũng là thành tích xứng đáng cho những cố gắng của con thời gian qua. Vợ chồng tui cũng tin tưởng vào khả năng học tập của con suốt 12 năm qua."
Ông Lập là công nhân Xí nghiệp Thủy nông Nam Thạch Hãn, còn vợ là giáo viên Tiểu học, dạy ở xã Triệu Thuận, huyện Triệu Phong.
Hai vợ chồng là cán bộ công nhân viên, nên thu nhập chủ yếu từ đồng lương, chỉ đủ trang trải cho cuộc sống. Gia đình cũng làm thêm 2 sào ruộng lúa và chăn nuôi gà, vịt để đảm bảo lương thực.
Hai vợ chồng ông chỉ có 2 người con, con gái chuẩn bị bước vào năm thứ 4 của ĐH Sư phạm Huế, San là con trai út.
Dù điều kiện chưa khá giả, hai vợ chồng ông vẫn tạo mọi điều kiện tốt nhất cho các con học tập. Bù lại, thấy hai con chăm ngoan, học giỏi khiến hai vợ chồng ông đều vui mừng, tự hào.
Chị gái San là Lê Thị Ý Xuân, sinh viên khoa Ngữ Văn ĐH Sư phạm Huế cũng chăm ngoan và học giỏi. Năm nào Xuân cũng đạt thành tích cao, nằm trong nhóm đầu của khoa.
"Ngoài thời gian học, cháu San cũng biết thu xếp giúp cha mẹ những công việc ở nhà, biết làm ruộng, biết nấu cơm, dọn nhà cửa. Chị gái cháu đi học nên chỉ hai vợ chồng và cháu ở nhà", ông Lập chia sẻ về con trai.
Nhóm bạn thân của San chơi với nhau suốt 3 năm qua, luôn hỗ trợ nhau trong học tập
Em Nguyễn Thị Thanh Nhi (quê ở Hải Lăng, Quảng Trị, hiện gia đình sống ở Đông Hà) cho biết, San là người bạn hiền lành và rất thông minh. Kết quả thi của San xứng đáng với sự cố gắng không mệt mỏi vừa qua.
"Nhóm bạn chúng em có 7 người ở nhiều huyện, chúng em chơi thân với nhau khi vào trường. Có thời gian gắn bó bên nhau nên chúng em có thể trao đổi kiến thức với nhau, những gì chưa biết có thể hỏi bạn", Nhi chia sẻ.
Kỳ thi năm nay, tất cả những người bạn chơi với San đều đạt điểm khá cao. Riêng em Nhi được tuyển thẳng vào trường ĐH Ngoại thương TP Hồ Chí Minh.
Các trường học ở Nghệ An tích cực chuẩn bị vui đón học sinh vào lớp 1 Học sinh lớp 1 năm nay đánh dấu một giai đoạn mới của ngành Giáo dục Việt Nam khi các em sẽ là những học sinh đầu tiên được học bộ sách giáo khoa mới theo Chương trình phổ thông tổng thể. Chương trình cũng kỳ vọng sẽ tạo ra một thế hệ học sinh mới được phát triển toàn diện phẩm chất...