Bí quyết đơn giản dạy bé tập nói
Các gợi ý sau sẽ giúp mẹ dạy bé phát triển ngôn ngữ rất nhẹ nhàng lại hiệu quả. Mẹ và bé sẽ có những phút giây cực gần gũi bên nhau.
Ngay từ trong bụng mẹ, bé đã nghe được âm thanh bên ngoài. Khi chào đời, càng tiếp cận với ngôn ngữ nhiều, bé càng nhanh biết nói.
1. Phản hồi với tiếng khóc của bé
Các bé sẽ học giao tiếp thông qua tín hiệu khóc. Trong năm đầu đời, khóc là phần giao tiếp quan trọng ở bé. Bé khóc có thể do mệt mỏi, bị đói, muốn được mẹ chú ý, thích được ra ngoài chơi…
Khi mẹ phản ứng với tiếng khóc của bé, bé sẽ học được cách lắng nghe (nhiều bé chăm chú nhìn vào cử động miệng của mẹ đến quên cả khóc).
2. Tiếp chuyện bé
Bé bắt đầu biết “hóng chuyện” từ rất sớm. Đầu tiên, bé “o,e”, nhìn vào khuôn mặt mẹ và chờ đợi. Nếu bạn “ê, a” đáp lại, bé tiếp tục “o, e” thích thú. Với cách tiếp chuyện đơn giản như thế, cả mẹ và bé sẽ có cơ hội giao tiếp với nhau, đặc biệt, bé sẽ chăm chú để “nhại” theo âm thanh từ mẹ.
3. Coi bé như người bạn
Tức là mẹ dành thời gian giao tiếp với bé một cách tự nhiên và thoải mái. Nên gạt bỏ trong đầu suy nghĩ, bé còn nhỏ, không hiểu gì; thay vào đó, mẹ có thể tâm tình với bé như với một người bạn.
Các bé có khả năng tiếp nhận ngôn ngữ rất lâu trước khi hiểu ngôn ngữ và biết nói. Càng được sống trong môi trường giàu ngôn ngữ, bé càng nhanh biết nói một cách tự nhiên. Khi bạn trò chuyện với bé, bạn nên ngắt quãng hợp lý để xem xét phản ứng quan tâm từ bé.
4. Ti-vi trở nên không cần thiết
Quảng cáo, ca nhạc, hội thoại…trên Tivi rất thu hút trẻ. Nhiều khi đang khóc chỉ cần nghe tiếng tivi là trẻ sẽ nín. Nhưng không phải tất cả các dạng lời nói, âm thanh đều có lợi cho trẻ. Theo các nhà nghiên cứu tại Đại học Washington, ở Seattle (Mỹ) phát hiện trẻ ở độ tuổi từ 8-16 tháng biết ít hơn 6 – 8 từ vựng mỗi giờ/ngày nếu chúng xem các DVD dành cho trẻ nhỏ.
Sự tuần tự tới lui và tương tác xã hội là cần thiết để phát triển ngôn ngữ. Theo tiến sĩ Dr. Hirsh-Pasek thì có nhiều số liệu cho thấy càng đàm thoại với bé nhiều, sự phát triển ngôn ngữ của con càng tiến xa hơn.
Video đang HOT
5. Mô tả và hướng dẫn bé thực hiện
Khi bé chạm tay vào mũi của mẹ, thử nói với bé: “Đây là mũi của mẹ”; khi mở cửa số, bạn nên hỏi bé: “Con nghe thấy tiếng cửa sổ mở không? Cùng mẹ đẩy cửa ra nào”. Khi bé chạm tay vào vật nào đó, bạn có thể mô tả sự vật để bé hiểu và hứng thú.
6. Tạo ra các cuộc hội thoại
Ngay từ khi mới chào đời, trò chuyện đã giúp ích cho bé. Kể cả khi bé chưa biết nói, bạn cũng nên tạo ra các cuộc hội thoại để bé nghe và trả lời. Ví dụ khi bạn cho trẻ ăn cháo, bạn có thể nói “Cháo ngon không con”. Bé có thể đáp lại ” ư…ư” thì bạn hãy nói “Đúng rồi. cháo ngon lắm”. Sau đó bạn có thể đổi ngay sang các câu hỏi khác mà không cần nói chuyện theo một chủ đề nhất định. Tạo ra các cuộc hội thoại giúp bé phát triển tư duy và cho bé cảm giác bạn quan tâm những gì bé nói. Vì vậy, thay vì bật ti-vi hay DVD cho bé xem, bạn hãy trò chuyện cùng trẻ bất cứ khi nào có thể và về bất cứ chủ đề gì.
7. Nói với bé dự định của mẹ
Nhất là khi chuẩn bị rời khỏi phòng hay rời khỏi nhà, bạn nên nói: “Mẹ đi chợ đây, con ở nhà chơi với bà nội nhé” hoặc “Mẹ sang phòng bên để lấy áo cho con”.
8. Xem sách giúp trẻ nhanh biết nói
Tiến sĩ Amada J.Moreno là chuyên gia nghiên cứu về học tập của trẻ tại Đại học Denver. Ông đã chia sẻ rằng “Chạm và cảm nhận về sách là điều tuyệt vời với bé 6 tháng tuổi trở xuống, khi các giác quan là một công cụ chính. Những quyển sách hình không có chữ sẽ là thứ bạn có thể thả sức sáng tạo nên câu chuyện của chính mình”
Trong những tháng đầu đời, đọc sách cho con nghe không phải là để bé hiểu cốt truyện hay những trải nghiệm trong đó. Đọc sách cũng là cách để bạn có thể trò chuyện và dạy con về các sự vật có trong hình ảnh của sách. Ví dụ trong trang sách có hình ảnh của cái cây, ngôi nhà và các chú chó, bạn có thể chỉ cho bé ” Đây là ngôi nhà” rồi hỏi bé ” Ngôi nhà đẹp không con”, “Đây là con chó”, “con chó nó sủa thế nào”…Phương pháp này giúp bé có thể hình dung được hình ảnh của sự vật, hơn nữa vốn từ vựng trong câu chuyện rất phong phú, bé sẽ được tiếp xúc với nhiều từ mà bố mẹ thường ít sử dụng hằng ngày.
9. Hát và kể chuyện cho bé
Đây được coi là hoạt động quan trọng trong quá trình phát triển ngôn ngữ ở bé. Bởi vì, hát và kể chuyện là công việc lặp lại nhiều lần, thông qua đó, bé sẽ ghi nhớ và tập “ê, a” theo. Nếu bé đã đến tuổi biết vỗ tay và nhún nhảy, bạn nên kết hợp việc cho bé nghe mẹ hát với hoạt động thể chất là vỗ tay hoặc nhún nhảy.
Theo Phununews
Nuôi con thần đồng bằng cách 'rẻ tiền'
Thay vì mua đồ chơi thông minh cho con, tôi nghĩ cha mẹ nên chú tâm vào những việc thiết thực và "rẻ tiền" hơn.
Từ khi mới sinh, trẻ đã có thể giao tiếp với thế giới bên ngoài bằng năm giác quan là thị giác, thính giác, khứu giác, xúc giác, và vị giác. Do đó, những tác động của môi trường sống sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển não bộ của trẻ.
Thay vì mua đồ chơi thông minh cho con, tôi nghĩ cha mẹ nên chú tâm vào những việc thiết thực và "rẻ tiền" hơn.
1. Đi dạo với con
Đối với nhiều bà mẹ, đi dạo bộ giúp dễ sinh con và nhanh chóng lấy lại vóc dáng sau khi sinh. Dạo bộ cũng là một cơ hội tuyệt vời để giúp trẻ vận dụng các giác quan của mình.
Chẳng hạn, trong lúc đi, hai mẹ con có thể dừng lại để tận hưởng mùi hương của những khóm hoa hồng bên đường. Lúc đó, trẻ sẽ không chỉ nhận biết được mùi hương của hoa mà còn có thể chạm vào cánh hoa và trông thấy những chiếc gai.
Bé có thể nhận biết màu sắc trong khi nghe bạn giới thiệu về những bông hoa và cảnh vật xung quanh.
2. Giặt quần áo cùng con
Công việc giặt quần áo có thể nhàm chán đối với bạn, nhưng với những đứa trẻ, đó là một cuộc phiêu lưu tuyệt vời. Công việc này giúp các con cảm nhận và xử lý thông tin.
Với trẻ, đó là những trải nghiệm thực tế. Đơn giản chỉ là tiếp xúc trực tiếp và cảm nhận sự việc, chẳng hạn như mùi thơm của nước xả vải hay độ mềm mại của những chiếc khăn lông.
3. Tạo cho con những thói quen tốt vào buổi sáng
Quần áo và thức ăn đều kích thích các giác quan của trẻ như thị giác, vị giác, và khứu giác. Tuy nhiên, bạn vẫn nên trò chuyện với con nhiều hơn hoặc giúp con cảm thấy vui vẻ hơn khi nghe những âm thanh lạ.
Hãy hỏi xem con muốn mặc màu áo nào, vì sao con muốn uống nước táo hoặc sữa... Thời gian ăn uống, mặc quần áo, đi chợ, lái xe, và tất cả những việc nhỏ nhặt trong cuộc sống hàng ngày đều có ý nghĩa trong việc xây dựng các kỹ năng ngôn ngữ của trẻ.
4. Vui chơi cùng con
Nhu cầu giải trí của các bé là rất lớn. Cha mẹ có thể tham gia múa hát cùng với con để tạo sự vui vẻ và mang lại lợi ích cho sự phát triển của trẻ.
Giọng nói của cha mẹ có thể thú vị hơn những âm thanh điện tử của trò chơi trong điện thoại di động. Thính giác của trẻ sơ sinh được thiết lập ưu tiên với giọng nói của con người chứ không phải máy móc.
Con cái chậm nói hay nhanh biết nói phụ thuộc phần lớn vào cha mẹ.
Mẹ nên lưu ý kích thích trí não bé từ sớm (ảnh minh hoạ)
5. Kiên nhẫn với con
Dạy con "thần đồng" không phải trong một sớm một chiều.Việc phát triển trí não và giác quan là điều không thể vội vàng. Mỗi đứa trẻ sẽ phát triển với một tốc độ khác nhau, miễn là bé không thờ ơ với mọi thứ xung quanh.
Cha mẹ cần dành nhiều thời gian bên con, quan sát con, chơi và học cùng con. Giai đoạn từ bốn tháng trở đi, nếu bé tỏ ra không thích được ôm ấp, hoặc là không có sự phản ứng với giọng nói của mẹ hoặc tiếng ồn lớn, mẹ nên đưa con đi khám ngay lập tức.
6. Không để con xem ti vi quá lâu
Khi cần một chút thời gian cho chính mình, bạn thường ngồi sau các con xem ti vi và quên mất vẻ ngờ nghệch của các con hàng giờ trước màn hình ti vi.
Sự điều độ là rất quan trọng, không nên cho con xem ti vi quá lâu để dành thời gian cho trẻ giao tiếp với mọi người và thế giới xung quanh.
7. Không nóng vội hay làm quá lên
Khi giúp trẻ khám phá môi trường thông qua việc trò chuyện hoặc cho con chơi đồ chơi thường xuyên. Bạn sẽ muốn con mình phát triển thật nhanh, thật thông minh. Thực tế, bạn nên tránh gây áp lực quá nhiều cho con trẻ, nên để trẻ tập trung vào sự tương tác tự nhiên và chơi những loại đồ chơi đơn giản như các khối gỗ.
Trực quan của trẻ sơ sinh thường dễ bị kích thích. Không nên trang trí phòng quá sặc sỡ vì nó có thể khiến các con gặp phải tình trạng hỗn loạn thị giác, rất khó khăn để tập trung vào một vị trí nào đó trong phòng.
Theo Khám Phá
Bí quyết dạy con 12 tháng tuổi nói như sáo Ngay khi cậu con trai chào đời, hai vợ chồng tôi đã liên tục nói chuyện với con, 6 tháng tuổi con đã nói được từ đầu tiên. Việc dạy trẻ kỹ năng ngôn ngữ và giao tiếp từ khi còn nhỏ là rất quan trọng. Điều đó có thể giúp trẻ làm chủ ngôn ngữ của mình, làm tiền đề cho sự...