Bí quyết đạt điểm cao môn Ngữ văn: Làm chủ kiến thức phần nghị luận
Trong cấu trúc đề thi minh họa môn Ngữ văn, phần nghị luận văn học giữ vai trò quan trọng, chiếm 5/10 điểm. Đây cũng là phần kiến thức nặng nhất, chiếm nhiều thời gian ôn tập của học sinh.
Cô Nguyễn Thị Phụng – giáo viên Ngữ văn Trường THPT Tam Dương. Ảnh: TG
Nắm chắc kiến thức
Theo chia sẻ của ThS Nguyễn Thị Lan Hương – Tổ trưởng chuyên môn, Trường THPT Tam Dương (Vĩnh Phúc), thơ ca cách mạng Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975 chủ yếu nằm ở chương trình kỳ I lớp 12. Do vậy, học sinh cần ôn tập kỹ và nắm chắc kiến thức các tác phẩm.
Ví dụ: Tác phẩm “Tây Tiến” của nhà thơ Quang Dũng; “Việt Bắc” của Tố Hữu hay “Sóng” của nữ thi sĩ Xuân Quỳnh… Ở những tác phẩm này, học sinh cần ghi nhớ các kiến thức về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác, phong cách văn học của tác giả. Hiểu sâu sắc hoàn cảnh ra đời của tác phẩm. Giá trị nội dung và đặc sắc nghệ thuật mà tác giả gửi gắm.
Bên cạnh đó, để làm bài tốt, các em cần chú ý kiến thức nâng cao trong tác phẩm như: Ý nghĩa nhan đề, đề tài của bài thơ, hình tượng trong bài thơ… Học sinh cần đặt tác phẩm trong thế đối sánh với những câu thơ, bài thơ khác cùng chung đề tài, giai đoạn sáng tác để thấy được nét riêng biệt, độc đáo của mỗi tác phẩm thơ ca. Từ những kiến thức cơ bản, khái quát trên, học sinh hiểu và cảm nhận được vẻ đẹp về nội dung và nghệ thuật của từng đoạn thơ, khổ thơ trong tác phẩm.
Trong quá trình ôn tập, với tác phẩm hoặc đoạn trích văn xuôi, ví dụ như “Vợ chồng A Phủ” của nhà văn Tô Hoài, “Vợ nhăt” của Kim Lân, hay “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu… học sinh cần nắm chắc kiến thức về tác giả (sự nghiệp văn học, nét độc đáo trong phong cách…) và kiến thức về tác phẩm (hoàn cảnh ra đời, tóm tắt được tình tiết, diễn biến của truyện…).
Đặc biệt, học sinh phải ghi nhớ sâu kiến thức về nhân vật được các nhà văn xây dựng trong tác phẩm. Ví dụ: Vị trí nhân vật, ngoại hình, số phận, vẻ đẹp tâm hồn, tính cách… Qua nhân nhân vật, các nhà văn gửi gắm thông điệp gì? Đồng thời cần nắm bắt những đặc sắc về nghệ thuật (cách xây dựng tình huống, ngôn ngữ kể chuyện, giọng điệu, ngôi kể, nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật…).
Các em có thể ghi nhớ kiến thức cơ bản theo hình thức sơ đồ tư duy. Nắm chắc những kiến thức nền, ý chính của tác phẩm. Kết hợp giữa việc học và tập viết thành các đoạn văn.
Từ một luận điểm, ý then chốt, học sinh tư duy và phát triển thành một đoạn văn. Nên có sổ tay văn học ghi chép lại những đoạn văn hay, kiến thức mở rộng nâng cao phù hợp để có thể vận dụng, giúp bài viết sáng tạo, độc đáo. Ngoài ra, học sinh nên hướng tới cách học hiểu để vận dụng chứ không nên học ghi nhớ máy móc.
Video đang HOT
ThS Nguyễn Thị Lan Hương trong giờ ôn tập cho học sinh Trường THPT Tam Dương (Vĩnh Phúc).
Rèn kỹ năng làm bài
Phần nghị luận văn học chiếm nhiều thời gian nhất của học sinh trong quá trình làm bài thi. Vì vậy, thí sinh phải có kỹ năng nhuần nhuyễn và rèn viết thật nhiều mới đạt được kết quả như ý muốn.
Theo chia sẻ của ThS Nguyễn Thị Lan Hương, để có kết quả tốt, học sinh lưu ý: Về hình thức, bài viết cần đủ 3 phần (mở bài, thân bài và kết bài). Về nội dung, học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận, dùng các luận điểm, luận cứ, luận chứng rõ ràng.
Khi làm bài thi, với phần mở bài, học sinh có thể chọn 1 trong 2 cách là mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp. Phần thân bài các em cần sắp xếp và triển khai các luận điểm khoa học, rõ ràng, mạch lạc. Phần kết bài, thí sinh cần có những đánh giá nhận xét nâng cao về giá trị của tác phẩm.
Ngoài ra, trong quá trình làm câu nghị luận Văn học, học sinh cần chú ý phân bổ thời gian hợp lý, khoa học để hoàn thiện bài viết tốt nhất.
Về kiến thức cần nắm vững và kinh nghiệm khi làm nghị luận bài thơ, đoạn thơ, ThS Nguyễn Thị Phụng – giáo viên Ngữ văn, Trường THPT Tam Dương lưu ý: Đoạn thơ trong phần mở bài, học sinh cần giới thiệu về tác giả và bài thơ, đoạn thơ cần phân tích (chép nguyên văn đoạn thơ trong đề bài, nếu là đoạn thơ dài thì chỉ cần chép hai câu đầu, chấm chấm, rồi chép câu cuối). Giới thiệu ý kiến bàn về bài thơ (nếu đề bài yêu cầu nghị luận về ý kiến). Giới thiệu vấn đề nghị luận.
Nếu là dạng đề so sánh hai bài thơ, hai đoạn thơ thì mở bài phải giới thiệu cả hai tác giả và hai bài thơ.
Đối với phần thân bài, nếu phần mở bài học sinh giới thiệu gián tiếp vấn đề thì vào đầu phần thân bài các em cần khái quát về phong cách tác giả, hoàn cảnh sáng tác, nội dung chính… của bài thơ. Nêu vị trí đoạn thơ, thể thơ, chú ý âm điệu, giọng điệu.
Đồ họa: An Nhiên
Nếu phần mở bài các em giới thiệu trực tiếp vấn đề thì đầu phần thân bài các em giới thiệu khái quát về bài thơ, đoạn thơ và dẫn dắt đến vấn đề cần nghị luận. Sau đó sẽ đi giải thích những vấn đề cần làm rõ ở đề bài trước khi đi nghị luận về bài thơ, đoạn thơ.
Học sinh có thể phân tích, cảm nhận theo hướng cắt ngang (từng khổ, từng dòng) hoặc phân tích, cảm nhận theo hướng bổ dọc bài thơ (theo hình tượng thơ, nội dung xuyên suốt bài thơ). Có thể phân chia các nội dung chính của bài thơ, đoạn thơ thành các luận điểm lớn, nếu đề yêu cầu cảm nhận đoạn thơ, câu thơ, học sinh sẽ chia nhỏ các nội dung có trong đoạn, trong câu, biến chúng thành các luận điểm lớn để đi sâu cảm nhận.
Trong quá trình phân tích, học sinh có thể sử dụng thao tác so sánh với những câu thơ, đoạn thơ khác của tác giả, tác phẩm cùng thời, cùng tư tưởng… để làm nổi bật lên vấn đề mà học sinh muốn đánh giá.
“Phân tích phải đi kèm với đánh giá và bình luận, tránh diễn nôm bài thơ, đoạn thơ. Mỗi đoạn văn các em nên viết theo cách diễn dịch hoặc quy nạp, nhớ trình bày rõ câu chốt, câu diễn giải, câu dẫn chứng, câu khái quát nội dung đoạn, câu chuyển đoạn linh hoạt” – ThS Nguyễn Thị Phụng chia sẻ.
Phần kết bài, học sinh cần đánh giá khái quát về giá trị của bài thơ, đoạn thơ và đóng góp riêng của tác giả.
ThS Nguyễn Thị Lan Hương lưu ý: Ngữ văn là môn học đặc thù, xưa nay thường quan niệm học thuộc lòng, học vẹt, hay học tủ… Những quan điểm này cần phải loại bỏ. Trong quá trình học tập, học sinh cần chủ động lĩnh hội và làm chủ kiến thức, tìm cho mình phương pháp học tập khoa học, hiệu quả.
Nhà thơ xuất hiện trong đề thi lớp 10: 'Tôi mừng vì đề không theo khuôn mẫu'
Nhà thơ Nguyễn Phong Việt cho biết, anh cảm thấy xúc động, không phải vì bài thơ của mình được đưa vào đề thi lớp 10 của Khánh Hòa, mà vì đề đã khơi gợi được nhiều giá trị chính các bạn trẻ ngày nay đôi khi đã lãng quên.
Ngày 3/6, học sinh dự thi vào lớp 10 của tỉnh Khánh Hòa đã hoàn thành bài thi môn Ngữ văn kéo dài 120 phút.
Đề thi gồm 2 phần, trong đó phần Đọc hiểu và Nghị luận xã hội được trích dẫn từ bài thơ "Mẹ vẫn luôn ở đây để ôm con..." của nhà thơ Nguyễn Phong Việt đã để lại nhiều suy ngẫm.
Cụ thể, đề bài yêu cầu học sinh phải trả lời câu hỏi: "Trong cuộc sống, có những đứa con đôi khi tìm cách từ chối những ân cần của cha mẹ. Ở vị trí của một người con, theo em, điều đó đáng chê trách hay có thể cảm thông? Vì sao?"
và "... Trình bày suy nghĩ của em về cách thể hiện tình yêu thương của bản thân đối với gia đình".
Nhiều học sinh, giáo viên đều đánh giá, đây là một vấn đề ý nghĩa, đả động được đến suy nghĩ của học trò. Đặc biệt trong cuộc sống ngày nay, khi sự quan tâm, yêu thương, ân cần của cha mẹ lại khiến những đứa con trở nên khó chịu, phản ứng tiêu cực,... thì đây chính là một lần "giật mình đáng có", giúp học sinh thay đổi về cách thể hiện tình yêu thương với gia đình.
Đề thi Ngữ Văn vào lớp 10 của tỉnh Khánh Hòa
Là tác giả của bài thơ, nhà thơ Nguyễn Phong Việt cho biết, bản thân anh cảm thấy rất xúc động khi đọc đề thi này vì đây là một đề thi giàu ý nghĩa.
"Những câu hỏi trong đề đã khơi gợi được rất nhiều giá trị mà chính bản thân các bạn trẻ hôm nay đôi khi đã vô tình lãng quên, thậm chí không xem trọng nó. Đây chính là cơ hội để các bạn nhận ra mình vẫn luôn có những điểm tựa yêu thương".
Nhà thơ Nguyễn Phong Việt
Nhà thơ Nguyễn Phong Việt cho biết, anh viết bài thơ này vào mùa hè năm 2017, nằm trong tập thơ "Sao phải đau đớn như vậy".
"Thời điểm viết bài thơ này là khi tôi đọc nhiều tin tức tiêu cực trên báo chí về những trường hợp con cái đối xử không tốt với người thân, đặc biệt là với mẹ.
Điều đó đã làm tôi rất đau lòng. Và rồi tôi nhìn lại chính mình, có rất nhiều lần tôi vô tâm trước sự yêu thương, quan tâm mà mẹ dành cho mình. Tôi cũng đã nhiều lần từ chối những ân cần đó.
Vì vậy, tôi viết những cảm xúc ấy xuống, như một sự thức tỉnh của cá nhân. Đó là cơ hội để tôi nhìn lại những giá trị yêu thương thực sự từ cha mẹ, gia đình mà mình đang có".
"Tôi ủng hộ những đề thi như thế này, bởi trong cuộc sống hiện đại ngày hôm nay, các bạn trẻ có rất nhiều ước mơ, khát khao riêng, không còn đồng hành với những giá trị văn hóa chúng ta có ở nhiều thế hệ trước.
Vì thế, những đề bài như thế này sẽ khơi gợi được giá trị yêu thương trong lòng mỗi con người. Và đương nhiên, mỗi người sẽ có những giá trị yêu thương khác nhau; đây sẽ là cơ hội để các bạn nói lên tiếng nói nội tâm của mình.
Những đề bài như vậy nên được ủng hộ vì không có bất cứ khuôn khổ hay công thức nào cả. Học sinh được nói theo cảm xúc cá nhân; thầy cô được chấm không phải dựa trên câu chữ mượt mà, mà chấm ở cảm xúc của từng học sinh khi kể về câu chuyện về chính gia đình của mình, người mẹ, người cha của mình. Theo tôi, đó là điều đặc biệt nhất của đề thi lần này", nhà thơ Nguyễn Phong Việt nói.
Cách ôn tập hiệu quả môn Ngữ văn THPT 2021 cho từng nhóm đối tượng dự thi Hiểu cấu trúc đề và xác định rõ làm bài thi Ngữ văn để lấy điểm xét tốt nghiệp hay xét tuyển đại học, sẽ giúp thí sinh có phương pháp ôn tập hiệu quả và đạt kết quả cao tại Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021. Thạc sĩ Nguyễn Thị Lan Hương - Tổ trưởng Chuyên môn, Trường THPT Tam Dương cùng...