Bí quyết có hai con trai đỗ đại học top đầu
Có hai con song sinh đỗ Đại học Bắc Kinh và Đại học Thanh Hoa, ông Trần chia sẻ bí quyết là hướng dẫn con học tốt từ tiểu học.
Ông Trần là giáo viên giàu kinh nghiệm, có hai con trai Trần Định Nhất và Trần Hoằng Nhất, sinh viên Đại học Bắc Kinh và Đại học Thanh Hoa – hai trường top đầu Trung Quốc hiện nay.
Chia sẻ kinh nghiệm giáo dục con, ông Trần nhấn mạnh: “Tôi chủ yếu trau dồi cho con thói quen học tập từ bậc tiểu học. Khi thói quen được hình thành, trẻ sẽ có lực để tự học tốt ở các cấp học cao hơn”.
Cặp song sinh nhà ông Trần. Ảnh: QQ.
Ông Trần khẳng định tiểu học đặt nền móng quan trọng cho đứa trẻ. Chỉ khi nền móng tốt thì công trình phía sau mới có thể vững chắc. “Nền móng” mà ông Trần nhắc đến bao gồm:
Trình tự học đúng
Theo ông Trần, trình tự học mà trẻ nên tuân thủ là ôn bài, làm bài, xem trước bài. Nhiều trẻ ham chơi, thường giở vở ra làm vội vàng bài tập rồi gập vở lại. Trẻ hay bỏ qua bước đầu và bước cuối của trình tự học, dẫn đến việc không nắm kỹ kiến thức đã học, không theo được nhịp độ dạy của giáo viên trên lớp.
Thạc sĩ Toán học tại Đại học Harvard Lý Phách Viễn cũng từng đề xuất phương pháp “4 giai đoạn” cho trẻ. Đó là đánh giá nhỏ (thực hiện hàng ngày), ôn tập giữa (mỗi tuần một lần, tập trung vào những chỗ chưa hiểu rõ để đảm bảo kiến thức vững), ôn tập tổng hợp (mỗi tháng một lần, nhằm phân loại kiến thức trong tháng), ôn tập trước kỳ thi lớn (xem lại các phần ôn tập tổng hợp).
Tạo thói quen xem lại bài sai
Những bài tập làm sai có thể phản ánh sơ hở trong quá trình học tập của trẻ. Cha mẹ nên tạo cho trẻ thói quen xem lại các bài mình đã sai, phân tích nguyên nhân, tìm cách làm đúng, từ đó “đóng khung” kiến thức đã học được để trẻ không mắc sai lần nữa.
Tạo cho trẻ thói quen ghi chép
Ghi chép cả ở trên lớp hay khi học ở nhà là quá trình tổng hợp, tóm tắt kiến thức trọng tâm và thiết lập chúng thành một cấu trúc. Quá trình này giúp trẻ nạp kiến thức vào đầu một cách vững chắc.
Video đang HOT
Một trong những điểm nhấn của việc dạy trẻ ghi chép là dạy học theo “sơ đồ tư duy” (Mind Map). Sơ đồ này cho phép trẻ chuyển văn bản dài thành dạng đồ họa đơn giản. Trẻ chỉ cần viết ra điểm chính, từ khóa quan trọng, đặc biệt trong các tiết học có nhịp độ quá nhanh. Nhờ thế, khi lên lớp cao, trẻ có kỹ năng tư duy vững chắc hơn.
Top 10 trường đại học có đầu vào khó nhất Trung Quốc, chỉ 1% học bá mới chạm tay vào được
Khi nhắc đến các trường đại học đanh tiếng hàng đầu Trung Quốc, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến Đại học Thanh Hoa và Đại học Bắc Kinh, nhưng thực tế Trung Quốc có rất nhiều trường đại học top đầu khác.
Hôm nay, chúng ta sẽ điểm qua 10 trường đại học có tỷ lệ chọi khó nhất đất nước tỷ dân, xem có ngôi trường mục tiêu của bạn trong đó không nhé!
1. Đại học Thanh Hoa
Đại học Thanh Hoa được xem là trường đại học danh tiếng nhất Trung Quốc, tọa lạc tại Công viên Thanh Hoa xinh đẹp ở ngoại ô Tây Bắc Bắc Kinh, là cơ sở quan trọng đào tạo nguồn nhân lực cấp cao, nghiên cứu khoa học và công nghệ ở Trung Quốc.
Hiện tại, đại học Thanh Hoa có tổng số 20 viện và 59 khoa, trở thành trường đại học kiểu mô hình tổng hợp, nghiên cứu, với 11 chuyên ngành, gồm khoa học, kỹ thuật, văn học, nghệ thuật, lịch sử, triết học, kinh tế, quản lý, luật, giáo dục và y học.
2. Đại học Bắc Kinh
Đại học Bắc Kinh (Bắc Đại) được thành lập vào năm 1898, với tên gọi đầu tiên là Kinh sư Đại học đường, là trường đại học tổng hợp đầu tiên của Trung Quốc và là cơ sở hành chính giáo dục cao nhất của Trung Quốc vào thời điểm đó. Sau Cách mạng Tân Hợi, năm 1912 trường đổi tên thành tên hiện tại, đại học Bắc Kinh.
Trong những năm gần đây, với sự hỗ trợ của "Dự án 211" và "Dự án 985", Bắc Đại đã bước sang một trang lịch sử phát triển mới, và đạt được những thành tựu rực rỡ về xây dựng ngành học, đào tạo nhân tài, xây dựng đội ngũ giáo viên, giảng dạy và nghiên cứu...Đặt nền móng vững chắc để xây dựng Bắc Đại trở thành trường đại học mang đẳng cấp thế giới.
Ngày nay, Bắc Đại đã trở thành cái nôi ươm mầm tài năng sáng tạo và chất lượng cao của đất nước, đi đầu trong nghiên cứu khoa học và là cơ sở trọng điểm trong đổi mới tri thức, là cầu nối và cánh cửa quan trọng trong giao lưu quốc tế.
3. Viện hàn lâm Khoa học Trung Quốc
Viện hàn lâm Khoa học Trung Quốc (gọi tắt là "Quốc khoa đại") là một trường đại học đổi mới với phương châm giáo dục "chuyên tri thức, chấn đức hạnh" và tích hợp khoa học và giáo dục.
Theo kết quả đánh giá ngành học vòng 4 toàn quốc, 30 ngành học của Quốc khoa đại được xếp loại A, trong đó có 18 ngành loại A . Theo dữ liệu mới nhất của ESI (Chỉ số Khoa học cốt lõi) công bố tháng 1 năm 2019, Quốc Khoa đại xếp hạng thứ 88 quốc tế và xếp thứ nhất cả nước.
4. Đại học Phúc Đán
Đại học Phúc Đán là cơ sở giáo dục tư lập đầu tiên tại Trung Quốc. Năm 2017, trường được xếp vào danh sách xây dựng trường học "Hạng nhất kép" và thiết lập 27 ngành học trong danh sách ngành học "Hạng nhất kép", là trường đại học theo mô hình nghiên cứu toàn diện hàng đầu trong nước và nổi tiếng thế giới.
Xếp hạng 44 trên thế giới trong Bảng xếp hạng đại học Thế giới QS, và đứng thứ 3 xếp hạng trường đại học trong nước. Về phương diện ảnh hưởng học thuật, Phúc Đán đã có 19 ngành học thuộc top 1% thế giới ESI, đứng thứ 2 trong số các trường đại học ở Trung Quốc đại lục.
5. Đại học Giao thông Thượng Hải
Đại học Giao thông Thượng Hải là một trong những trường đại học nổi tiếng trong và ngoài nước với bề dày lịch sử lâu đời. Đại học Giao thông Thượng Hải là trường đại học trọng điểm quốc gia trực thuộc Bộ giáo dục Trung Quốc. Sau hơn 120 năm nỗ lực không ngừng, đại học Giao thông Thượng Hải đã trở thành trường top đầu trong nước và nổi tiếng quốc tế, "toàn diện, định hướng nghiên cứu và quốc tế hóa".
Trường hiện có 67 chuyên ngành đào tạo chính quy, bao gồm chín nhóm ngành kinh tế, luật, văn học, lý học, công học, nông nghiệp, y học, quản lý và nghệ thuật.
6. Đại học Khoa học và Công nghệ Trung Quốc (USTC)
Đại học Khoa học và Công nghệ Trung Quốc là trường đại học tổng hợp trọng điểm quốc gia trực thuộc Viện hàn lâm Khoa học Trung Quốc, tập trung đào tạo khoa học tiên tiến và công nghệ cao, đồng thời kết hợp y học, quản lý đặc trưng và nhân văn.
Trường là một trong những trường đại học đầu tiên của cả nước thực hiện "Đề án 985" và "Đề án 211", đồng thời cũng là trường đại học duy nhất tham gia đề án đổi mới tri thức quốc gia.
Trên chặng đường khởi đầu lịch sử mới, nhà trường đẩy nhanh tiến độ xây dựng để đưa trường thành trường đại học đẳng cấp quốc tế mang màu sắc Trung Quốc và phong cách riêng Khoa đại, đồng hành cùng công cuộc xây dựng trường học "Hạng nhất kép" của quốc gia, đưa trường vào top trường đại học đẳng cấp quốc tế loại A.
7. Đại học Nhân dân Trung Quốc
Đại học Nhân dân Trung Quốc là trường đại học chính quy kiểu mới đầu tiên do Đảng Cộng sản Trung Quốc thành lập. Đây là trường đại học trọng điểm quốc gia theo định hướng nghiên cứu toàn diện, tập trung vào khoa học xã hội và nhân văn, trực thuộc Bộ Giáo dục, do Bộ Giáo dục và Bắc Kinh cùng thành lập.
Trong kết quả đánh giá các ngành học loại 1 do Trung tâm Đánh giá Bằng cấp Bộ Giáo dục công bố năm 2017, trường có tổng số ngành học đạt loại A là 14 ngành, trong đó các ngành kinh tế lý thuyết, kinh tế ứng dụng, luật, xã hội học, báo chí và truyền thông, thống kê, quản lý kinh doanh, quản lý công và lý luận Mác được xếp hạng A ; chính trị và triết học xếp hạng A, quản lý thông tin Thư viện và lưu trữ văn thư, lịch sử Trung Quốc, ngôn ngữ và văn hóa Trung Quốc xếp hạng A- . Số lượng ngành học A xếp thứ tư cả nước.
8. Đại học Chiết Giang
Đại học Chiết Giang là cơ sở đào tạo bậc cao có lịch sử lâu đời và danh tiếng tại Trung Quốc, tọa lạc tại Hàng Châu - thành phố nổi tiếng về bề dày lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh hấp dẫn.
Đại học Chiết Giang là một trường đại học theo mô hình toàn diện, định hướng nghiên cứu và đổi mới với những đặc điểm nổi bật và có tầm ảnh hưởng lớn trong và ngoài nước.
Trong danh sách xây dựng "Hạng nhất kép" do quốc gia công bố, trường được chọn là trường đại học hạng nhất (hạng A), 18 ngành được chọn là ngành loại nhất, đứng thứ ba cả nước.
9. Đại học Nam Kinh
Đại học Nam Kinh tọa lạc tại cố đô Kim Lăng, thành phố địa linh nhân kiệt, ngọa hổ tàng long, là ngôi trường trăm tuổi với bề dày lịch sử và danh tiếng nổi bật.
Năm 1994, Đại học Nam Kinh được xác định là trường đại học trọng điểm được hỗ trợ bởi "Dự án 211" quốc gia; năm 1999, Đại học Nam Kinh được đưa vào danh sách các trường đại học trọng điểm cấp cao đầu tiên trong "Dự án 985".
10. Đại học Hàng không vũ trụ Bắc Kinh
Đại học Hàng không vũ trụ Bắc Kinh là cơ sở đào tạo bậc cao về hàng không vũ trụ đầu tiên được thành lập ở Trung Quốc. Đây là một trường đại học với sứ mệnh thiêng liêng và tầm nhìn vĩ đại. Những lý tưởng và hoài bão, sự kế thừa và phát triển của trường luôn gắn liền với sự phát triển của đất nước và hưng thịnh của dân tộc.
Đại hội Đảng viên lần thứ 16 của trường đã xác lập mục tiêu phát triển lâu dài là "xây dựng trường đại học đẳng cấp thế giới bắt nguồn từ mảnh đất Trung Hoa", năm 2017 trường được chọn vào danh sách trường đại học "Hạng nhất kép" cấp quốc gia (loại A).
10 trường đại học nói trên là top 10 trường đại học đầu vào khó nhất Trung Quốc. Những ngôi trường này là ước mơ của bao sĩ tử Trung Quốc đang từng bước kiên trì phấn đấu.
Những trường đại học hàng đầu ở châu Á năm 2021 Đại học Quốc gia Singapore là trường đại học được xếp hạng đầu tiên trong khu vực châu Á về danh tiếng học thuật cũng như chất lượng giảng viên. 1. Đại học Quốc gia Singapore (NUS) Đại học Quốc gia Singapore là trường được xếp hạng đầu tiên trong khu vực châu Á về danh tiếng học thuật cũng như về giảng...