Bí quyết chinh phục học bổng du học ngắn hạn
Cô gái dân tộc Thái Lò Thanh Hòa từng trúng tuyển nhiều chương trình giao lưu, học tập ngắn hạn ở nước ngoài nhờ tuân thủ và thành thật.
Tại tọa đàm “Bước chân nhỏ cho hành trình lớn” diễn ra ngày 5/5 tại Hà Nội, chị Lò Thanh Hòa, người từng nhiều kinh nghiệm chinh phục học bổng ngắn hạn, chia sẻ bản thân không có bí quyết gì khi ứng tuyển mà chỉ luôn cố gắng đạt 5 tiêu chí: nắm bắt cơ hội, tự tin, tuân thủ, thành thật và may mắn.
Sinh ra ở vùng quê khó khăn thuộc tỉnh Sơn La, chị Hòa không nghĩ tới việc ra nước ngoài. Tự nhận không xuất sắc nhưng lại chinh phục học bổng tham gia chương trình Tàu thanh niên Đông Nam Á- Nhật Bản (SSEAYP), chương trình YSEALI Professional ở Mỹ và một số học bổng khác, chị Hòa cho rằng bản thân là minh chứng rõ nhất cho quan điểm “người không giỏi vẫn có cơ hội”.
Chị Lò Thanh Hòa từng gặp nhiều rào cản về kiến thức va ngôn ngữ nhưng đã chinh phục được các học bổng ngắn hạn. Ảnh: D.T
Theo chị Hòa, điều đầu tiên mỗi bạn trẻ cần làm để nhận học bổng là phải biết nắm bắt cơ hội. Năm 2014, khi phương tiện truyền thông xã hội chưa quá phổ biến ở tỉnh Sơn La, chị Hòa và các bạn đồng trang lứa không hề biết Tàu thanh niên Đông Nam Á là gì. May mắn làm trong tỉnh đoàn Sơn La, được Trung ương Đoàn gửi trực tiếp thông tin về cơ quan và được sự ủng hộ từ cấp lãnh đạo, chị quyết định làm hồ sơ ứng tuyển.
“Đó là học bổng ngắn hạn duy nhất mà tôi biết và tôi đã nắm bắt cơ hội đó. Nhưng nói thật lòng, khi nộp hồ sơ, tôi đã suy nghĩ rất nhiều bởi mình không xuất sắc, không giỏi tiếng Anh và cũng chẳng có tài lẻ nào”, chị Hòa nói và nhớ lại cảm giác bất ngờ khi được thông báo vượt qua vòng đầu. Sự tự tin ở những phần tiếp theo giúp chị được lên tàu, tham gia chuyến hành trình tìm hiểu các nước Đông Nam Á và Nhật Bản.
Ngoài sự tự tin, theo chị Hòa, việc tuân thủ là điều cực kỳ quan trọng. Ở phần thi năng khiếu vòng loại SSEAYP, chị quan sát thấy tất cả thí sinh, dù tài giỏi tới đâu, chỉ cần sử dụng quá thời gian quy định của Ban tổ chức khoảng 30 giây là bị loại. Vì vậy, thí sinh cần thiết tôn trọng các quy định về thời gian hay về giới hạn từ trong khi viết bài luận.
Video đang HOT
Năm 2015, chị Lò Thanh Hòa tiếp tục ứng tuyển một chương trình khác mang tên YSEALI. Ở lần phỏng vấn này, sự thành thật đã giúp chị ghi điểm trước ban giám khảo. Câu hỏi được đặt ra là Bạn nghĩ bạn sẽ áp dụng được gì đã học về quản lý nhà nước ở bên Mỹ cho Việt Nam?
“Lúc đó, tôi thực sự không biết câu trả lời và từng có suy nghĩ nói dối. Sau khi bình tĩnh, tôi nghĩ nói dối sẽ không nói được trôi chảy và ban giám khảo sẽ nhanh chóng nhận ra nên đã nói thật là không biết. Thực sự, tôi không thể bê mô hình của Mỹ về Việt Nam nhưng tôi nghĩ sẽ học được những điều hay nhất để giúp Việt Nam có thể đạt được thành tựu như Mỹ đang có”, chị Hòa chia sẻ.
Làm thế nào để có một bộ hồ sơ ấn tượng?
Viết hồ sơ là bước đầu tiên trong quá trình chinh phục học bổng ngắn hạn. Chị Trần Anh Phương, người từng tham gia các chương trình giao lưu trao đổi thanh niên với Canada và Ấn Độ, cho rằng đây là bước rất quan trọng mà bất kỳ ai cũng phải hoàn thành một cách nghiêm túc.
Chị Trần Anh Phương chia sẻ về cách viết hồ sơ. Ảnh: D.T
Theo chị Phương, trước khi viết hồ sơ, bạn nên dành 2-3 ngày để ngồi trong phòng yên tĩnh và nghĩ lại những bước phát triển của bản thân trong những năm qua cũng như cách làm thế nào để hồ sơ nổi bật hơn các bạn khác.
“Bạn có nhiều hoạt động trong chủ đề môi trường lại ứng tuyển vào chương trình liên quan đến giáo dục STEM thì chắc chắn khả năng trúng tuyển không cao bằng những người có ít kinh nghiệm hơn nhưng kinh nghiệm đó gắn liền với chủ đề của chương trình”, chị Phương nói và khuyên các bạn trẻ nên nghiên cứu kỹ mục đích chương trình tham gia để viết hồ sơ cho phù hợp.
Hơn nữa, việc chỉ liệt kê kinh nghiệm không phải cách hay. Thay vào đó, hãy nói sâu về những hoạt động đã tham gia, mục đích của nó là gì, kéo dài ra sao, đối tượng hưởng lợi như thế nào, những khó khăn từng gặp phải… Chị Phương nhấn mạnh viết được sâu và hướng đến trọng tâm của chương trình sẽ có khả năng trúng cao hơn khi viết mông lung.
Cô gái sinh năm 1992 nhận định thêm cần viết hồ sơ sao cho khả năng lãnh đạo được nhấn mạnh bởi đây là kỹ năng quan trọng mà bất kỳ chương trình nào cũng muốn hướng tới.
Dương Tâm
Theo vnexpress.net
Con đường dẫn đến sự nghiệp mơ ước
Đây là chủ đề của Chương trình giao lưu do Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) phối hợp cùng Đại sứ quán Australia tại Việt Nam tổ chức tại Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội vào ngày 4/4.
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp Trương Anh Dũng khẳng định: Kỹ năng giỏi và đạo đức nghề nghiệp tốt chính là con đường sự nghiệp mơ ước
Chương trình nhằm chia sẻ kinh nghiệm từ các Đại sứ nghề nghiệp của Australia về nghề chế biến món ăn, pha chế đồ uống tới sinh viên Việt Nam, đồng thời khơi gợi niềm đam mê, theo đuổi nghề du lịch.
Tham dự Chương trình giao lưu có TS Trương Anh Dũng - Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp; Bà Joanna Wood - Tham tán Giáo dục và Khoa học, Đại sứ quán Australia tại Việt Nam; Ông Trịnh Cao Khải - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội cùng các sinh viên chuyên ngành chế biến món ăn và quản trị nhà hàng, khách sạn, dịch vụ ăn uống của nhà trường.
Phát biểu tại buổi giao lưu, TS Trương Anh Dũng - Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp cho biết, năm 2018 là năm có ý nghĩa đặc biệt giữa 2 nước Việt Nam và Australia. Là năm hai nước kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, cũng là năm thiết lập mối quan hệ Đối tác chiến lược.
"Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Australia của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung và Bộ trưởng phụ trách Giáo dục nghề nghiệp và Kỹ năng Australia Karen Andrews đã ký Bản ghi nhớ về hợp tác trong lĩnh vực Giáo dục nghề nghiệp với 4 lĩnh vực hợp tác cụ thể, trong đó có việc thúc đẩy giao lưu, trao đôi sinh viên, giao viên, nghiên cưu viên va cac chương trinh trao đôi khac giữa 2 nước. Buổi giao lưu của chúng ta ngày hôm nay chính là hoạt động cụ thể để hiện thực hoá Bản ghi nhớ hợp tác trong Giáo dục nghề nghiệp đã được ký kết, đồng thời cũng là hoạt động để thắt chặt hơn nữa quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Australia" - TS Trương Anh Dũng nhấn mạnh.
3 Đại sứ nghề nghiệp đến từ Australia
Theo bà Joanna Wood - Tham tán Giáo dục và Khoa học, Đại sứ quán Australia tại Việt Nam chia sẻ, con đường đại học không phải là con đường duy nhất để có công việc ổn định và thành công. "Theo số liệu của Tổ chức dạy nghề Australia công bố, tại Australia cứ 5 bố mẹ thì có 4 bố mẹ muốn con theo học đại học thay vì học nghề. Thu nhập trung bình của một bạn tốt nghiệp học nghề ra trường là 56.000 AUD và một bạn tốt nghiệp đại học là 54.000 AUD. Điều đó cho thấy, lựa chọn học nghề sẽ đem lại cơ hội, sự lựa chọn để theo đuổi ngành nghề thành công." - Bà Joanna Wood chia sẻ.
Đặc biệt, buổi giao lưu có sự góp mặt của 3 Đại sứ nghề Australia gồm: Ông Stephen Lunn - Giáo viên Giáo dục Đào tạo Nghề ngành Khách sạn, Trường Cao đẳng Guilford, Chủ tịch Liên đoàn Ẩm thực Australia, Chủ sở hữu Trường Nấu ăn Chefaholic; Cô Samantha Masih - Nhân viên thực phẩm và dịch vụ ăn uống, Tập đoàn Mantra và Cô Emilia Montague - Nhân viên Dịch vụ nhà hàng, Tập đoàn Giải trí Ngôi sao, với thành tích đoạt Huy chương xuất sắc tại Hội thi Tay nghề thế giới, ngành Dịch vụ nhà hàng (năm 2017).
Anh Quang
Theo giaoducthoidai.vn
Để chàng lúc nào cũng 'chết mê chết mệt', các cô nàng hãy nhớ 7 'chiêu độc' sau! Nếu muốn chàng "chết mê chết mệt" vì bạn bất kể mọi nơi, mọi lúc, bạn hãy ghi nhớ ngay những bí quyết "nhỏ nhưng có võ" dưới đây. Hãy là chính mình Một anh chàng yêu bạn thật lòng sẽ yêu chính con người của bạn. Do đó, bạn không cần phải cố gắng trở thành một con người hoàn hảo, không...