Bị phạt “tàn khốc” vì chiếm chỗ lớp học
“Sinh viên không đóng học phí thì nguy cơ ra trường muộn là chuyện bình thường. Đó là do sinh viên không chịu chấp hành quy định của trường” – Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM lên tiếng.
Phạt cho sinh viên chừa đóng muộn học phí
Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM bị sinh viên tố bắt đóng học phí gấp đôi/môn đóng học phí chậm là “bóc lột” sinh viên quá đáng. Để làm sáng tỏ thực hư vụ việc này, PV đã có cuộc trao đổi với PGS.TS Nguyễn Đức Minh – Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Công nghiệp TP HCM.
Thưa ông, trong mấy ngày qua sinh viên của trường phản ánh rằng nhà trường phạt sinh viên phải đóng học phí hai lần/môn đóng học phí muộn. Xin ông cho biết thực hư chuyện này?
Đúng là có chuyện trường phạt sinh viên đóng học phí hai lần/môn đóng học phí muộn.
Xin ông cho biết quy định nào của nhà trường phạt học sinh như vậy?
Trong thông báo trên trang Website của nhà trường đã ghi rõ quy định về điểm N* về việc phạt sinh viên phải đóng học phí hai lần/ môn đóng học phí muộn. Trên thông báo của trường có lịch đóng học phí đợt 1, đợt 2 và khi nào thì bị điểm N* này.
Tuy nhiên, cần phải nói rõ hơn về điểm N* này rằng: Trường tôi áp dụng hình thức đào tạo tín chỉ nên rất hay xảy ra tình trạng lớp thật sinh viên ảo.
Trong quá trình sinh viên đăng kí môn học rất thoái mái dẫn đến tình trạng sinh viên đăng kí ảo. Khi đăng kí lớp học phần đợt một là ba tuần trước khi kết thúc học kì trước, sinh viên sẽ có hai tuần để nộp học phí. Nếu sinh viên không đóng học phí học phần đã đăng kí thì sẽ bị đưa tên ra khỏi lớp học phần này.
Đến lần thứ hai, chúng tôi lại mở những lớp mà có số lượng sinh viên (đăng kí vào nộp học phí) chưa đủ sĩ để các bạn sinh viên thực sự có nguyện vọng học vào đăng kí.
Và nếu sinh viên cứ tiếp tục xông vào chiếm chỗ mà không đóng học phí trong vòng một tuần thì sẽ bị điểm N* (điểm nợ).
Thưa ông, đối tượng sinh viên nào bị điểm N* nhiều nhất?
Những sinh viên bị N* t hường là hệ liên thông. Các em không bao giờ quan tâm đến các thông báo của trường. Sinh viên liên thông thường gây ra nhiều khó khăn nhất trong vấn đề đào tạo và quản lí của trường.
Video đang HOT
Quy định ở ngay trang chủ của hệ thống mà sinh viên lại không chịu đọc, không chịu xem. Quả thật tôi không biết các bạn ấy học đại học để làm gì khi quy định của nhà trường mà cũng không thèm quan tâm.
Đóng muộn học phí: ra trường muộn là bình thường
Các bạn sinh viên phản ánh rằng, những năm trước đã biết đến quy định này nhưng dù có đóng tiền muộn cũng vẫn được học bình thường. Sinh viên rất sốc khi năm nay các em lại không có tên trong danh sách lớp dù đã đóng tiền rồi?
Lâu nay trường đã có thông báo về điểm N* nhưng không thực hiện một cách triệt để. Lần này nhà trường quyết định làm đúng theo quy chế, không thể lùi mãi cho hệ liên thông này. Sinh viên liên thông luôn có lí do rằng mải đi làm không để ý hoặc chưa đến kì lương.
Mọi năm trường vẫn chấp nhận cho sinh viên đóng học phí muộn và khi sinh viên đóng học phí trường phải mở danh sách lớp, phải nhập lại điểm, cho họ thi. Khó khăn nhất là nhà trường phải mở hệ thống để giáo viên nhập điểm. Như vậy, việc nộp học phí muộn của sinh viên sẽ kéo theo rất nhiều việc liên quan.
Vì đây là lần đầu tiên có thể các bạn nên có rất nhiều bạn ngạc nhiên và sốc khi mình không được đi học. Nhưng trường muốn làm nghiêm để hệ liên thông đi vào quy củ và nhà trường dễ dàng quản lí sinh viên.
Nếu không đóng học phí trong khoảng thời gian thứ hai sinh viên sẽ nhận điểm N*
Sinh viên thắc mắc rằng nếu họ không đóng học phí trong thời hạn nhà trường đã không cho học rồi thì tại sao lại bắt họ đóng tiền môn học đó?
Tiền đó là phạt các em chiếm chỗ trong danh sách lớp. Khi các em đã đóng tiền thì điểm N* chuyển thành điểm F (điểm chưa đạt) thì mới có thể đăng kí học lại theo một quy trình đăng kí tín chỉ như bình thường.
Do vậy trong lần đăng kí thứ 2 nếu sinh viên đã đăng kí thì dù học hay không học cũng bắt buộc phải đóng học phí. Đây là quy định riêng của trường và tôi biết nhiều trường cũng có quy định phạt như vậy.
Các bạn sinh viên đặt ra một câu thắc mắc rằng số tiền mà nhà trường phạt sinh viên đó sẽ được dùng vào việc gì?
Tùy thuộc vào các môn đăng kí mà sinh viên đóng tiền muộn số tiền đóng phạt sẽ nhiều hay nhiều hay ít. Số tiền phạt đó vẫn tự động nhập vào tài khoản học phí của trường.
Nhiều sinh viên đang rất lo lắng vì có thể ra trường muộn hơn so với sinh viên khác, nhà trường có tính đến chuyện này không, thưa ông?
Ra trường muộn là chuyện bình thường của hệ thống đào tạo tín chỉ. Có thể do sinh viên không đủ tiền đóng học phí, không học đủ số tín chỉ quy định thì việc ra trường muộn là khó tránh. Nhưng đó là do sinh viên, đặc biệt là hệ liên thông không chịu chấp hành quy định của trường.
Theo báo GDVN
Học viện Bưu chính Viễn thông TP.HCM bị 'tố' nợ bằng sinh viên
Tốt nghiệp từ tháng 10/2011, nhưng hơn 50 sinh viên khoa Công nghệ Thông tin khóa liên thông 2009 - 2011 của Học viện Bưu chính Viễn thông TP.HCM vẫn chưa được cấp bằng tốt nghiệp.
8 tháng chưa được nhận bằng tốt nghiệp
Gần đây, chúng tôi nhận được đơn thư của độc giả N.T.L trình bày về việc HV Bưu chính Viễn thông TP.HCM đã 8 tháng nay chưa trả bằng tốt nghiệp cho sinh viên lớp DO9 THH3 khóa liên thông 2009 - 201, khoa Công nghệ Thông tin.
Sau khi nhận được đơn thư, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với các sinh viên khóa liên thông này để làm rõ sự việc.
Tập thể lớp DO9 - THH3, liên thông khóa 2 kiến nghị với nhà trường sớm giải quyết cấp bằng.
Theo tìm hiểu, cuối tháng 10/2011, 50 sinh viên liên thông lớp D09-THH3 thi hết tốt nghiệp và đến ngày 8/2 vừa qua (tức là hơn 3 tháng sau) họ mới nhận được giấy chứng nhận kết quả thi tốt nghiệp. Cầm giấy chứng nhận kết quả thi có hạn trong vòng 2 tháng, các sinh viên lớp D09-THH3 cũng không ngờ sau đó mọi chuyện lại trở nên phức tạp, rối rắm, và cho đến tận bây giờ nhiều người không thể đi xin việc vì... chưa có bằng.
Bức xúc về việc trả bằng chậm, L nói: "Cầm giấy chứng nhận kết quả thi (chỉ có hạn trong vòng 2 tháng) đến công ty nào cũng bị người ta từ chối vì họ yêu cầu rất rõ là phải có bằng tốt nghiệp. Từ lúc tốt nghiệp, chúng em chẳng xin được ở đâu, chỉ ở nhà chờ bằng tốt nghiệp thôi".
Bạn L cũng cho hay, hiện nay, đến hơn nửa lớp "ngồi nhà" chờ bằng tốt nghiệp hoặc làm những việc chẳng liên quan gì đến chuyên ngành Công nghệ Thông tin, hoặc phải lấy bằng Cao đẳng để xin việc. Những trường hợp phải đi làm trong hoàn cảnh bất đắc dĩ như vậy chỉ nhận được những đồng lương rất thấp, nhất là lại sử dụng bằng Cao đẳng.
Trong giấy xác nhận hoàn thành khóa học mà các bạn sinh khóa này nhận được ngày 8/2 chỉ ghi điểm trung bình các môn thi tốt nghiệp, và đến 30/4 (nghĩa là hơn 5 tháng sau kỳ thi tốt nghiệp) họ mới nhận được giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời. Nhiều bạn sợ rằng, một năm sau mới lấy được bằng và không dám kiện cáo, kiến nghị gì vì sợ bị trù úm, không được trả bằng tốt nghiệp. Họ tiếp tục chờ đợi, nhưng cho tới thời điểm này thì dường như giới hạn chịu đựng đã bị phá vỡ, nhiều sinh viên đã thẳng thắn phản ánh những bức xúc, cung cách làm việc của HV Bưu chính Viễn thông TP.HCM.
Hỏi về lý do nhà trường chậm cấp bằng, nhiều sinh viên đắn đo, lo lắng nói: "Em không biết tại sao lại chậm trả bằng như thế, vì khóa đầu cũng chậm 1 năm. Bây giờ cũng chỉ biết chờ thôi. Nhưng chờ đợi cũng mệt mỏi lắm, lấy bằng cũng phải vào Sài gòn để lấy, mà không biết bao giờ sẽ trả", T (Nam Định), khoa CNTT liên thông lo lắng nói.
Còn N cho biết, từ ngày tốt nghiệp, trở về Hà Nội nhưng chỉ ở nhà bán hàng phụ giúp gia đình, chứ chưa xin được việc ở đâu vì thiếu bằng tốt nghiệp. N mới nhận được thông tin là đã có giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời và phải vào trường liên kết Cao đẳng Sỹ quan Thông tin (Nha Trang) để nhận.
N ngán ngẩm cho hay: "Thấy lâu quá nên chẳng để ý nữa. Không có bằng tốt nghiệp thì chỉ đi làm ở công ty tư nhân nhỏ, làm công nhân thôi, mà hầu hết bọn em đều là ở tỉnh lẻ nên đi lại khó khăn lắm, trầy trật mới có tấm bằng, ai dè lại ra nông nỗi này".
Kiến nghị nhà trường sớm giải quyết bằng tốt nghiệp
Bạn N.T.L thông tin: "Chúng em học khóa liên thông đại học đào tạo trong 2 năm (4 kỳ) với mức học phí kỳ 1 là 2.800.000 đồng và các kỳ tiếp theo là hơn 3.000.000 đồng. Mà theo quy định đối với sinh viên chính quy thì trong vòng 2 tuần là nhận được bằng chính thức. Vậy không hiểu tại sao nhà trường vẫn nợ bằng 8 tháng nay, mà không có một câu trả lời nào thỏa đáng cả". Các sinh viên cho biết, đã nhiều lần gọi điện lên phòng đào tạo HV Bưu chính Viễn thông TPHCM, nhưng không thấy ai nhấc máy. Và đã hơn 1 lần đến trực tiếp hỏi phòng đào tạo, nhưng chỉ nhận được câu trả lời là "chưa biết" hoặc "sắp sửa có, đến tháng 4, tháng 5 sẽ có. Nhà trường đang phải xem xét lại hồ sơ sinh viên".
Theo tìm hiểu của PV thì khóa liên thông 2008 - 2010 (khóa đầu tiên của trường) cũng đã chậm trả bằng 1 năm.
"Năm ngoái có khoảng 100 - 200 sinh viên, cũng viết đơn đến báo chí vì bị chậm bằng, nhưng không giải quyết được. Đến cuối tháng 10/2011 mới thấy có bằng vì một số chỗ xét tuyển bị nhầm thông tin của sinh viên nên đến khi xét điều kiện tốt nghiệp, thấy sai sót phải xác minh lại", T (lớp trưởng của khóa liên thông 2009 - 2011) trình bày.
Lý giải về chậm cấp bằng khóa 2, T nói rằng: "Do khóa 1 và khóa 2 trùng nhau, nên có 1 số hệ lụy. Mình vẫn hỏi liên tục, tác động, người ta nói thế thì cũng biết thế thôi. Nếu mình làm um tỏi thì cũng đâu được gì hơn đâu. Thầy Phú - Trưởng phòng đào tạo HV Bưu chính Viễn thông nói trong tháng 5, tháng 6 sẽ có bằng. Hiện nay, trường liên kết với nhiều nơi nên hồ sơ giải quyết mất nhiều thời gian, phức tạp...".
Bày tỏ về mong muốn gửi đến nhà trường, sinh viên N chia sẻ: "Chỉ có mong muốn nhà trường tạo điều kiện cấp bằng để chúng em có cơ hội xin việc làm, chứ ra trường đến gần 8 tháng mà không xin được việc thì thật là khó khăn".
Còn L kiến nghị: "Giờ em chỉ muốn nhà trường giải quyết để sớm có bằng chính thức thôi, bởi xin việc rất khó. Mọi chi phí học tập chúng em đều hoàn thành đầy đủ, nhưng không biết bao giờ mới cấp, chúng em chỉ biết chờ đợi tháng này sang tháng khác. Mùa này mùa tuyển sinh, nhà trường bắt đầu lại bán hồ sơ, em đang lo lắng không biết có được cấp bằng sớm không".
Liệu đến bao giờ 50 sinh viên khoa CNTT liên thông khóa 2 này mới được trả bằng để đi xin việc. Ai sẽ chịu trách nhiệm khi các sinh viên phải "ngôi chơi xơi nước" suốt gần một năm trời? Giấy chứng nhận tốt nghiệp của trường liệu có đủ đảm bảo thay cho tấm bằng tốt nghiệp để 50 sinh viên khốn khổ kia đi xin việc?
Theo GDVN
Đến 2015, tất cả các trường ĐH phải chuyển sang đào tạo tín chỉ Ngày 7/5, Bộ GD-ĐT công bố chương trình hành động giai đoạn 2011 - 2016. Theo đó, Bộ yêu cầu đến năm 2015, tất cả các trường ĐH chuyển hoàn toàn sang đào tạo theo học chế tín chỉ. Với mục tiêu chung của giai đoạn 2011 - 2016 là đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng...