Bị New Zealand “cấm cửa”, nữ nhà báo cầu cứu Taliban
Một nữ nhà báo người New Zealand cho biết, cô đã phải nhờ đến sự giúp đỡ của Taliban để được ở lại quốc gia Nam Á này và sinh con sau khi không được trở về quê nhà vì quy định chống dịch nghiêm ngặt.
Bellis sẽ sinh con với bạn trai vào tháng 5 tới (Ảnh: NZ Herald).
Theo Guardian, nhà báo Charlotte Bellis đã rất bất ngờ khi được Taliban đồng ý để ở lại và sinh con tại Afghanistan, dự sinh là vào tháng 5 tới.
Trong một chuyên mục đăng trên báo New Zealand Herald hôm 29/1, Bellis cho biết thật “mỉa mai” khi cô đã từng chất vấn Taliban về cách họ đối xử với phụ nữ và giờ cô đang hỏi chính phủ New Zealand những câu hỏi tương tự.
“Khi Taliban cho phép tôi, một phụ nữ đang mang thai nhưng chưa kết hôn, được ở lại và sinh con an toàn, tôi biết rằng mọi thứ đảo lộn hết rồi”, Bellis viết trong chuyên mục của mình.
Video đang HOT
Năm ngoái, nữ nhà báo Bellis, khi đang làm việc tại chi nhánh Afghanistan của hãng thông tấn Al Jazeera, đã đưa tin về việc Mỹ rút quân khỏi Afghanistan và thu hút sự chú ý của quốc tế khi chất vấn các thủ lĩnh Taliban về cách đối xử của họ với phụ nữ và trẻ em gái.
Trong chuyên mục của mình hôm 29/1, Bellis kể câu chuyện rằng, khi trở lại Qatar vào tháng 9/2021, cô đã phát hiện ra mình đang mang thai với bạn trai, nhiếp ảnh gia tự do Jim Huylebroek, một cộng tác viên của báo New York Times.
Cô mô tả việc mang thai là một “phép màu” sau thời gian các bác sĩ nói cô không thể có con. Tuy nhiên, mang thai khi chưa kết hôn là bất hợp pháp ở Qatar, do đó cô đã phải giữ bí mật và lên kế hoạch trở về quê nhà New Zealand để sinh con.
Cô cho biết đã xin nghỉ việc ở Al Jazeera vào tháng 11/2021 và cặp đôi chuyển đến quê nhà Bỉ của bạn trai Huylebroek. Nhưng cô không thể ở lại lâu vì không phải là công dân. Cô muốn trở về quê nhà nhưng giới chức New Zealand thông báo Bellis không đủ điều kiện được nhập cảnh theo các biện pháp kiểm soát dịch nghiêm ngặt tại biên giới của nước này do cô đã di chuyển nhiều nơi trong 14 ngày.
Và cuối cùng nơi duy nhất mà cặp đôi có thị thực để sống là Afghanistan. Bellis sau đó đã quyết định liên lạc với các lãnh đạo cao cấp của Taliban và được họ đồng ý cho tị nạn, sinh con tại Afghanistan.
“Chỉ cần nói với mọi người rằng bạn đã kết hôn và nếu mọi việc căng thẳng, hãy gọi cho chúng tôi. Đừng lo lắng”, Bellis kể lại lời một lãnh đạo Taliban đã nói với cô.
New Zealand đã siết chặt các biện pháp hạn chế tối đa để ngăn làn sóng dịch Covid-19 lây lan và cho đến nay nước này chỉ ghi nhận 52 ca tử vong do đại dịch. Nhưng quy định yêu cầu ngay cả những công dân trở về cũng phải cách ly 10 ngày trong các khách sạn do quân đội quản lý đã dẫn đến tình trạng khủng hoảng đối với những người muốn trở về nhà.
Câu chuyện về những công dân bị mắc kẹt ở nước ngoài trong hoàn cảnh éo le đã khiến Thủ tướng Jacinda Ardern và chính phủ của bà bối rối.
Phản hồi trước các thông tin trên, Bộ trưởng Bộ đối phó Covid-19 của New Zealand, Chris Hipkins, nói với báo Herald rằng ông đã yêu cầu cấp dưới kiểm tra xem liệu quy trình xử lý đơn nhập cảnh của Bellis có được thực hiện đúng đắn hay không.
Taliban cho phép trẻ em gái trở lại trường học 'sớm nhất có thể'
Ngày 21/9, Taliban thông báo trẻ em gái tại Afghanistan sẽ được phép quay trở lại trường học "sớm nhất có thể" sau khi lực lượng này công bố những vị trí còn lại trong Nội các toàn nam giới của quốc gia Tây Nam Á này.
Các em gái tại một lớp học ở Mazar-i-Sharif, tỉnh Balkh, Afghanistan, ngày 14/9/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Người phát ngôn của Taliban, Zabihullah Mujahid nêu rõ: "Chúng tôi đang hoàn tất mọi thứ.... (Việc nữ sinh quay trở lại trường học) sẽ diễn ra sớm nhất có thể". Theo người phát ngôn trên, những người nhắm giữ các chức vụ còn lại trong chính quyền mới ở Afghanistan có vai trò "quan trọng đối với hoạt động của quốc gia".
Ông Mujahid cũng không đề cập tới Bộ Các vấn đề Phụ nữ bị đóng cửa vào tuần trước và thay thế bằng một Bộ Tuyên truyền Đức hạnh và Phòng chống tệ nạn, vốn nổi tiếng về việc áp đặt học thuyết tôn giáo trong chính quyền Taliban trước đây.
Thông báo trên được đưa ra sau khi Bộ Giáo dục chỉ thị các nam giáo viên và nam sinh quay trở lại trường cấp 2 vào cuối tuần qua, song không đề cập tới các nữ giáo viên và học sinh nữ của nước này. Trước đó, người phát ngôn Mujahid cũng từng cho biết phụ nữ không được phép làm bộ trưởng hay các vị trí cấp cao theo luật Sharia và kinh Quran. Họ có thể làm việc cho các bộ, cảnh sát và tòa án trong vai trò trợ lý.
Trong diễn biến liên quan, theo phóng viên TTXVN tại Kuala Lumpur, phát biểu trong phiên chất vấn tại kỳ họp Quốc hội ngày 21/9, Ngoại trưởng Malaysia Saffuddin Abdullah cho biết nước này đang theo dõi các diễn biến tại Afghanistan và chưa công nhận chính phủ tại Afghanistan do Taliban lãnh đạo
Theo ông Saifuddin, cho đến nay chưa có bất kỳ quốc gia nào, kể cả các nước láng giềng Afghanistan, công nhận chính phủ lâm thời do Taliban thành lập và Chính phủ Malaysia cần cân nhắc, xem xét kỹ một số vấn đề trước khi đưa ra quyết định về việc này, trong đó có mức độ chấp nhận của người dân Afghanistan đối với việc Taliban tiếp quản Afghanistan.
Ông cũng cho rằng chính phủ lâm thời do Taliban thành lập chưa có tính toàn diện khi không có sự tham gia của các nhóm dân tộc chính khác cũng như bỏ qua vai trò của phụ nữ và trẻ em gái. Ngoại trưởng Saifuddin khẳng định lập trường của Malaysia rằng chính phủ tại Afghanistan phải được thành lập dựa trên tiến trình hòa giải và hòa bình do chính người Afghanistan lãnh đạo, làm chủ và kiểm soát.
Mỹ chia rẽ chuyện giải ngân 10 tỷ USD cho Taliban Hiện gần 10 tỷ USD dự trữ của Ngân hàng Trung ương Afghanistan đang được cất ở New York và chính giới Mỹ hiện có quan điểm khác nhau liên quan tới việc quản lý số tiền này. Một khu chợ đổi tiền mặt ở Kabul, Afghanistan ngày 4/9 (Ảnh: Tân Hoa Xã). Nền chính trị Mỹ đang bùng lên những tranh cãi...