Bị mỡ máu cao, hãy làm theo 6 cách này để giảm nguy cơ đột quỵ
Mỡ máu – còn gọi là cholesterol, nếu ở mức độ cao, sẽ gây tích tụ chất béo trong động mạch, làm cho động mạch trở nên cứng và hẹp.
Quá nhiều cholesterol làm tăng nguy cơ đột quỵ chết người. Do đó, giảm mức mỡ máu có thể giúp cứu sống bạn – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Từ đó làm cho máu ngày càng khó lưu thông và làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông, theo Express .
Làm thế nào để giảm mức mỡ máu cao?
Quá nhiều cholesterol làm tăng nguy cơ đột quỵ chết người. Do đó, giảm mức mỡ máu có thể giúp cứu sống bạn.
Hiệp hội về đột quỵ của Anh Stroke Association giải thích việc ăn quá nhiều chất béo bão hòa có thể làm tăng mức cholesterol.
Cholesterol có 2 loại cholesterol tốt và cholesterol xấu. Khi có quá nhiều cholesterol xấu, nó có thể tích tụ trong thành động mạch, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, theo Express .
Tình trạng mỡ máu cao thường không có triệu chứng rõ ràng, do đó, điều quan trọng là phải xét nghiệm máu để đo mức mỡ máu, đặc biệt là người trên 40 tuổi, thừa cân, cao huyết áp hoặc tiểu đường.
Người có tiền sử gia đình bệnh tim hoặc cholesterol cao cũng phải kiểm tra mức cholesterol.
Vậy nếu đã lỡ bị mỡ máu cao, thì cần phải làm gì để giảm nguy cơ bị đột quỵ?
Video đang HOT
Tập thể dục ít nhất 2,5 giờ mỗi tuần là đủ để nâng cao mức cholesterol tốt và cải thiện mức cholesterol xấu – ẢNH: SHUTTERSTOCK
1. Không ăn chất béo chuyển hóa
Để giảm mức mỡ máu, trang WebMD đề nghị cấm chất béo chuyển hóa trong chế độ ăn uống của bạn, theo Express .
Bác sĩ tim mạch Suzanne Steinbaum, từ Bệnh viện Lenox Hill, New York (Mỹ), giải thích: “Chất béo chuyển hóa làm tăng mức cholesterol xấu và giảm mức cholesterol tốt và làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tim và đột quỵ”.
Chất béo chuyển hóa có nhiều trong thực phẩm chiên, các loại thức ăn được chiên ngập dầu và gà chiên thường chứa nhiều chất béo chuyển hóa được dùng trong quá trình chế biến.
Hầu hết bánh ngọt, bánh quy, bánh quế, bánh xốp có một phần được tạo thành từ dầu đã được hydro hóa.
Snack khoai tây chiên, bỏng ngô, đồ nướng như bánh pizza đông lạnh, thường có chứa chất béo chuyển hóa.
Hãy để ý thành phần “dầu hydro hóa” (hydrogenated oil) in trên bao bì thực phẩm – chính là chất béo chuyển hóa.
2. Giảm cân
WebMD đã chứng nhận rằng, người bị thừa cân, nếu giảm 4 – 5 kg, sẽ giảm đến 8% mức cholesterol xấu, theo Express .
Giảm từ 1 – 2 kg mỗi tuần là hợp lý và an toàn, không nên giảm nhanh hơn.
3. Tập thể dục
Một bác sĩ tim mạch khác, Sarah Samaan, cho biết: “Tập thể dục ít nhất 2 giờ 30 phút mỗi tuần là đủ để nâng cao mức cholesterol tốt và cải thiện mức cholesterol xấu”.
4. Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ
Thực phẩm giàu chất xơ hòa tan, như bột yến mạch, táo, mận khô và đậu – ngăn cơ thể hấp thụ cholesterol.
WebMD cho biết: “Nghiên cứu cho thấy, ăn thêm 5 – 10 gram chất xơ mỗi ngày sẽ giảm được mức cholesterol xấu”.
Ngoài ra, chất xơ giúp bạn cảm thấy no lâu hơn, do đó, cảm giác thèm ăn vặt.
Để tránh đau bụng hoặc đầy hơi, ên tăng lượng chất xơ từ từ.
5. Ăn các loại hạt
Các loại hạt chứa sterol – có thể ngăn cơ thể hấp thụ cholesterol. Tuy nhiên, các loại hạt có hàm lượng calo cao, vì vậy hãy ăn chỉ vài hạt mỗi ngày.
6. Giải tỏa căng thẳng
Cảm giác căng thẳng có thể làm tăng mức cholesterol, theo WebMD . Vì vậy, dành thời gian để thư giãn có thể hữu ích.
Kiểm soát mức cholesterol bằng cách đọc một cuốn sách hấp dẫn hoặc đi bộ nhàn nhã, theo Express .
Nguy cơ đột quỵ vì phòng đột quỵ không đúng cách
Đột quỵ là nỗi ám ảnh của nhiều người, thường là nguyên nhân của những cái chết đột ngột, hoặc để lại những di chứng nặng nề về thể xác và tinh thần của người may mắn sống sót.
Kiểm soát các yếu tố có thể kiểm soát được, duy trì lối sống lành mạnh để phòng nguy cơ đột quỵ - Ảnh minh họa: Thanh Huyền
Do đó, phòng đột quỵ được mọi người rất quan tâm, tuy nhiên không ít người nôn nóng làm theo lời đồn thiếu căn cứ. Chẳng những bệnh không giảm, mà còn gây hại cho sức khỏe vì phòng đột quỵ không đúng cách.
Đột quỵ, còn được gọi là tai biến mạch máu não, khi một phần của não bị mất nguồn cung cấp máu, phần cơ thể mà các tế bào não bị thiếu máu kiểm soát ngừng hoạt động. Không có ô-xy, các tế bào não và mô bị tổn thương và bắt đầu chết trong vòng vài phút. Đột quỵ xảy ra khi một mạch máu trong não bị vỡ và chảy máu, hoặc khi có sự tắc nghẽn trong việc cung cấp máu cho não. Sự vỡ hoặc tắc nghẽn ngăn cản máu và ô-xy đến các mô của não.
Trong y học cổ truyền, đôt quy tương đương vơi thuật ngữ "trúng phong" được Trương Trọng Cảnh ghi trong sách Kim quỹ yếu lược và được dùng liên tục cho đến ngày nay: khởi bệnh nhanh, có thể làm cho người bệnh hôn mê bất tỉnh, bán thân bất toại, có khi mất tiếng, thường xảy ra ở người uống nhiều rượu, có bệnh nặng ở tạng phủ...
Có hai nhóm rủi ro đối với đột quỵ: có thể kiểm soát được và không kiểm soát được. Nhóm nguy cơ không thể kiểm soát được như: tuổi tác ngày càng tăng, tiền sử gia đình bị đột quỵ, trước đó đã từng bị đột quỵ, giới tính (nữ chết vì đột quỵ nhiều hơn nam) và dân tộc (người Mỹ gốc Phi và gốc Tây Ban Nha có nguy cơ cao hơn mức trung bình). Đối với việc phòng ngừa đột quỵ, mỗi người cần hiểu rõ các yếu tố nguy cơ có thể và không thể kiểm soát được. Từ đó, tăng cường việc điều chỉnh lên nhóm các yếu tố nguy cơ có thể kiểm soát được.
Nhóm các yếu tố rủi ro gây đột quỵ có thể kiểm soát được, có những nguyên nhân phổ biến như: Huyết áp cao: làm hỏng mạch máu và là nguyên nhân hàng đầu gây đột quỵ. Hút thuốc: gây tổn thương dần dần hệ thống tim mạch. Bệnh tiểu đường: có thể gây tổn thương các mạch máu trong não, đặc biệt là khi được kiểm soát kém.
Cholesterol cao - cholesterol LDL (xấu) cao và cholesterol HDL (tốt) thấp đã được chứng minh là làm tăng nguy cơ đột quỵ. Ít hoạt động: tăng nguy cơ huyết áp cao, cholesterol cao, tiểu đường và bệnh tim, tất cả đều làm tăng nguy cơ đột quỵ.
Chế độ ăn uống nghèo nàn: quá nhiều chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa, cholesterol và natri trong chế độ ăn uống của bạn làm tăng nguy cơ cholesterol cao và huyết áp cao. Thừa cân hoặc béo phì: tăng nguy cơ huyết áp cao, cholesterol cao, tiểu đường và bệnh tim. Xơ cứng động mạch: mảng bám tích tụ trong động mạch, làm tăng nguy cơ tắc nghẽn dẫn đến đột quỵ. Những người bị rung nhĩ, bệnh mạch vành, suy tim sung huyết và bệnh cơ tim giãn nở (tim to) có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn. Sử dụng rượu quá nhiều: làm tăng huyết áp và tăng nguy cơ xơ cứng động mạch.
Y hoc hiên đai va y hoc cô truyên đêu khuyên đê kiểm soát rủi ro đột quỵ có nghĩa là học cách sống lành mạnh hơn. Ăn uống lành mạnh, cân bằng và vân đông thường xuyên, tranh stress, nâng cao sưc khoe... đê cơ thê co đươc sư quân binh vê âm dương, tư đo co thể giúp giảm cac bênh ly dân đên đôt quy.
Về các bài thuốc đang lan truyền, như bài thuốc ngừa đột quỵ: 18 trái chuối sứ 1kg chanh 1kg đường phèn ngâm 14 ngày rồi uống sau bữa ăn hoăc tỏi chanh gừng mật ong giấm táo: y văn chưa ghi nhân bai thuôc nay. Bai thuôc nay co nhiêu đương va a-xít tư chanh se không tôt cho ngươi bênh tiêu đương va viêm loet da day, hơn nưa không co cơ chê bao vê cơ thê phong đôt quy theo y học hiện đại va y học cổ truyền.
Còn cac bai thuôc đăp long ban chân đê phong đôt quy, chi đăp một lân ca đơi se không bi đôt quy: cả y học cổ truyền cũng như y học hiện đại chưa có loại thuốc hay kỹ thuật can thiệp nào chỉ dùng một liều, một lần duy nhất có thể chữa khỏi hoàn toàn. Bai thuôc nay cung không thê tac đông vao cac yêu tô gây đôt quy như đa noi ơ trên thi không thê phong đôt quy đươc.
Tom lai, hay kiêm soat thât tôt cac yêu tô nguy cơ co thê kiêm soat đươc, cân thưc hiên kham đinh ky. Quan trong la cân co môt cuôc sông lanh manh vê thê chât va tinh thân. Hãy để thầy thuốc - những người được đào tạo và có kiến thức về y khoa chăm sóc cho sức khỏe, và mỗi người hãy trân trọng sức khỏe sinh mạng của mình, đừng tự ý phong va tri bênh theo những lời đồn thiếu căn cứ.
Nguy cơ đột quỵ tăng 'chóng mặt' ở người mỡ máu cao và 2 dấu hiệu báo trước Chuyên gia cảnh báo, người mỡ máu cao vốn đã có nguy cơ đột quỵ cao gấp 3-4 lần. Nếu ngoài 50 tuổi, mỡ máu cao, lại thấy xây xẩm chóng mặt, tê yếu tay chân, cần phòng ngừa ngay trước khi ngã quỵ. Đột quỵ tăng 'chóng mặt' ở người mỡ máu cao Theo TS.BS.Vũ Trí Thanh (BV Đại học Y Dược...