Bí mật về sự tăng trưởng của quân đội Trung Quốc
Nếu vì một lý do nào đó mà quân đội Trung Quốc phải tham chiến ngay lúc này, có lẽ Lầu Năm Góc sẽ vô cùng ngạc nhiên bởi ngoài số vũ khí “nhái” của Nga, không ít khí tài có nguồn gốc từ các quốc gia đồng minh thân cận nhất của Mỹ như Đức, Pháp, Anh.
Nếu vì một lý do nào đó mà quân đội Trung Quốc phải tham chiến ngay lúc này, có lẽ Lầu Năm Góc sẽ vô cùng ngạc nhiên bởi ngoài số vũ khí “nhái” của Nga, không ít khí tài có nguồn gốc từ các quốc gia đồng minh thân cận nhất của Mỹ như Đức, Pháp, Anh.
(Ảnh minh họa)
Đi đêm với châu Âu
Hiện nay, hầu hết các chiến hạm nổi tiên tiến của Trung Quốc đều được trang bị động cơ diesel do Đức và Pháp thiết kế. Tàu khu trục Trung Quốc có sonar Pháp, máy bay trực thăng chống tàu ngầm và tên lửa đất-đối-không.
Trên chiến trường, máy bay ném bom và máy bay chống tàu của PLA trang bị động cơ phản lực của Anh. Các máy bay do thám đời mới nhất được trang bị hệ thống radar cảnh báo sớm trên không của Anh. Một số mẫu trực thăng tấn công và vận chuyển hiện đại nhất của Trung Quốc được chế tạo dựa trên thiết kế từ Eurocopter, một chi nhánh châu Âu của EADS – tập đoàn hàng không vũ trụ và quốc phòng khổng lồ.
Nhưng có lẽ công nghệ chiến lược quan trọng nhất Trung Quốc đã “tậu được” từ châu Âu chính là động cơ diesel của Đức dùng trên tàu ngầm.
Để tăng cường sự cạnh tranh với các cường quốc về tàu ngầm như Đức, Nhật, Nga… trong thời gian vừa qua Trung Quốc đã bằng đủ mọi cách để xây dựng hạm đội tàu ngầm của mình. Họ đã tự đóng được những mẫu tàu ngầm lớp Tống và lớp Nguyên với trụ cột là động cơ hiện đại nhất do chính tập đoàn MTU Friedrichshafen GmbH of Friedrichshafen (Đức) thiết kế. Cùng với 12 chiếc tàu ngầm lớp Kilo mua của Nga, 21 chiếc tàu ngầm sử dụng động cơ Đức này đã giúp Trung Quốc trở thành một trong những quốc gia có hạm đội tàu ngầm mạnh nhất thế giới.
Điều đáng mỉa mai hơn cả là trong khi Trung Quốc đang ngày càng tỏ ra không hề ngại ngần trong việc “khoe cơ bắp” để đạt được những ý đồ mở rộng vùng kiểm soát trên biển Hoa Đông và Biển Đông, hạm đội tàu ngầm diesel – điện sử dụng công nghệ Đức của Trung Quốc trở thành mối đe dọa lớn đối với các hạm đội của Mỹ, Nhật. Cũng cần phải nói thêm rằng Đức chính là thành viên chủ chốt nhất của Hiệp ước quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) do Mỹ cầm đầu.
Số liệu về buôn bán trao đổi vũ khí do Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) công bố vào cuối năm 2012 cho biết, 56 động cơ diesel MTU thiết kế cho tàu ngầm đã được cung cấp cho hải quân Trung Quốc.
“Đó là những động cơ tàu ngầm hàng đầu thế giới”, Hans Ohff, cựu giám đốc điều hành của Tập đoàn tàu ngầm Australian cho biết.
Đại diện của MTU đã từ chối trả lời mọi câu hỏi về những thương vụ chuyển giao động cơ tàu ngầm này cho Trung Quốc và cũng không cho biết trong tương lai, hai bên có hợp tác gì khác hay không. “Tất cả mọi hợp đồng xuất khẩu của MTU đều tuân thủ đúng theo pháp luật Đức”, người phát ngôn của hãng nói.
Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho rằng sự phụ thuộc của quân đội Trung Quốc về công nghệ vũ khí nước ngoài đã bị phóng đại. “Theo thông lệ quốc tế, Trung Quốc cũng tham gia hợp tác với một số quốc gia trong lĩnh vực phát triển các loại vũ khí”, Bộ này tuyên bố khi được hỏi về vấn đề này, “Một số người đã cố tình chính trị hóa các hợp đồng thương mại thông thường của Trung Quốc với nước ngoài, bôi xấu danh tiếng của chúng tôi”.
… bằng cách lách luật
Những vụ chuyển giao công nghệ của châu Âu cho quân đội Trung Quốc cũng đã được ghi nhận trong các báo cáo của SIPRI và những công nghệ này đang giúp năng lực quân sự của Trung Quốc được cải thiện đáng kể, đe dọa đến sự thống trị của Mỹ và các đồng minh của họ ở châu Á.
Video đang HOT
Trung Quốc hiện có quốc gia ngân sách quốc phòng lớn thứ hai trên thế giới, đứng sau Hoa Kỳ và là thị trường quân sự phát triển nhanh nhất thế giới. Rất nhiều nhà thầu quốc phòng châu Âu đã không thể cưỡng lại sức hấp dẫn của nó. Động cơ diesel hiệu suất cao từ MTU và nhà sản xuất động cơ Pielstick của Pháp giúp cho Trung Quốc xây dựng được đội tàu chiến và tàu hậu cần tiên tiến nhất khu vực.
Tyu vậy, nhiều nhà phân tích quân sự vẫn còn hoài nghi về chất lượng vũ khí, khí tài của Trung Quốc. Theo phân tích, Trung Quốc đã phải đẩy nhanh tốc độ xây dựng lực lượng nên họ đã “phối hợp lung tung” công nghệ từ châu Âu và Nga nhưng lại thiếu các thiết bị mới nhất của Mỹ và các đồng minh ở châu Á, bao gồm Nhật Bản, Hàn Quốc và Úc. Điều này khiến quân đội Trung Quốc sẽ phải mất cả một thế hệ để tìm cách tích hợp các loại thiết bị từ một loạt các nhà cung cấp khác nhau trên sản phẩm của mình.
Nhưng một số chuyên gia khác lại không tán đồng quan điểm này. Họ cho rằng Trung Quốc sẽ chẳng cần bận tâm đến việc tích hợp các công nghệ để có thể đối đầu với Mỹ và đồng minh. Với ít vũ khí hơn nhưng chỉ cần đó là những loại vũ khí hiện đại nhất Bắc Kinh vẫn đủ sức khiến Washington lo lắng.
Dẫu vậy, khả năng “thâu tóm” những công nghệ vũ khí hiện đại từ châu Âu của Trung Quốc chỉ có một giới hạn nhất định. Nguyên nhân là bởi lệnh cấm vận vũ khí đối mà châu Âu áp đặt với Trung Quốc kể từ sau biến cố Thiên An Môn (1989) vẫn có hiệu lực. Washington áp đặt các hạn chế thậm chí còn chặt chẽ hơn về chuyển giao công nghệ quân sự của Mỹ với Trung Quốc nhưng đây cũng chính là động lực để Bắc Kinh tìm mọi cách để ăn cắp các bí quyết công nghệ của Mỹ. Đến nay, Nga vẫn là nguồn cung cấp vũ khí quan trọng nhất của Trung Quốc.
Bất chấp lệnh cấm vận, đến năm 2011, các nhà sản xuất vũ khí của EU đã được cấp giấy phép xuất khẩu vũ khí trị giá gần 3 tỷ euro cho Trung Quốc. Michael Mann, một phát ngôn viên của EU tại Brussels, cho biết lệnh cấm vận vũ khí của EU ban hành hồi năm 1989 “không đề cập đến hàng hóa sử dụng kép”.
Từ kẽ hở này, Pháp và Anh đã tỏ ra hào phóng nhất đối với Trung Quốc. Họ giải thích rằng các hợp đồng với Trung Quốc chủ yếu là ngăn chặn chỉ mục gây chết người hoặc các hệ thống vũ khí đầy đủ. Pháp là bởi đến nay các nhà cung cấp lớn nhất EU, chiếm gần 2 tỷ euro giấy phép. Vương quốc Anh đứng thứ hai với gần 600 triệu euro, tiếp theo là Italia với 161 triệu euro. Tuy nhiên, đó chỉ là những con số tương đối bởi giá trị thực sự của các lô vũ khí mà những thành viên EU đã bán cho Trung Quốc rất khó theo dõi bởi một số quốc gia, bao gồm cả Anh và Đức, không báo cáo những con số.
Theo các báo cáo, trong khoảng 10 năm qua Đức đã bán cho Trung Quốc lượng vũ khí, khí tài quân sự trị giá 32 triệu euro. Con số thực chắc chắn sẽ lớn hơn nhiều bởi có một số mặt hàng Đức được phép xuất khẩu mà không cần giấy phép, ví dụ như các loại động cơ diesel hay các phần mềm hàng không, tiếng là để sử dụng trong thương mại nhưng chúng hoàn toàn có thể được sử dụng trên các loại tiêm kích, máy bay ném bom hay máy bay không người lái. Một số nguồn tin khẳng định, riêng trong năm 2012, EU đã chuyển giao cho Trung Quốc lượng thiết bị quân sự lên tới 143,9 tỷ euro.
Đã có rất nhiều ý kiến lên tiếng chỉ trích việc những thành viên EU đã không tuân thủ lệnh cấm vận vũ khí đối với Trung Quốc. Điều này thể hiện sự lỏng lẻo trong cấu trúc của EU, các thành viên mặc sức hành xử theo luật quốc gia và các chính sách thương mại trong nước mà không đếm xỉa gì đến quy định của EU.
Vị trí địa lý cũng góp một phần vào những thương vụ này. Khoảng cách quá xa giữa châu Âu và châu Á cũng như sự tăng trưởng ngày càng nhanh của thị trường quốc phòng khiến các nước châu Âu không thể kìm lòng. Họ cho rằng, Trung Quốc là một cơ hội làm ăn chứ không phải là một mối đe dọa.
Dẫu vậy, lệnh cấm vận vẫn khiến các quan chức Trung Quốc khó chịu. Họ chỉ có thể mua “lẻ” linh kiện trong khi những món hàng như tiêm kích Eurofighter, tàu ngầm Đức hay tàu sân bay của Tây Ban Nha… là mối thèm khát của họ vẫn chưa “có cửa” về Trung Quốc trong tương lai gần. Trong lúc này, EU lại tỏ ra hài lòng khi vẫn liên tục thu lợi từ việc xuất khẩu linh kiện mà “vẫn không vi phạm lệnh cấm vận”.
“Không nước nào bán toàn bộ hệ thống vũ khí”, Otfried Nassauer, Giám đốc Trung tâm Thông tin Berlin về an ninh xuyên Đại Tây Dương và một chuyên gia về buôn bán vũ khí của Đức cho biết, “Nhưng bán linh kiện, đặc biệt là công nghệ cao đắt tiền cũng rất ổn”.
Bằng việc “đi đêm” với các đồng minh châu Âu, Trung Quốc đã thành công trong việc khiến quân đội Mỹ phải “giật mình”. Năm 2006, một tàu ngầm lớp Tống đã gây sốc cho Hải quân Mỹ khi nó nổi lên cách tàu sân bay Kitty Hawk của Mỹ chỉ 5 dặm, nằm trong phạm vi tấn công của ngư lôi, trong vùng biển ngoài khơi đảo Okinawa của Nhật Bản mà không bị phát hiện. Sau đó, các quan chức Mỹ xác nhận chiếc tàu ngầm đó đang theo dõi hoạt động của các tàu sân bay Mỹ và tàu hộ tống của nó.
Theo Infonet
Thế giới 7 ngày: Biểu tình thành bạo động ở Thái Lan
Biểu tình ở Thái Lan, dư luận quốc tế phản đối Trung Quốc về ADIZ, tai nạn máy bay thảm khốc ở Mozambique..
Tình hình chính trị Thái Lan tiếp tục gia tăng bất ổn. Trưa 30/11, cuộc biểu tình chống Chính phủ do ông Suthep, cựu Phó Thủ tướng Thái Lan thuộc đảng Dân chủ đối lập đứng đầu, đã tiến hành chiếm giữ trụ sở của Cục Điều tra đặc biệt Thái Lan (DSI) và hai doanh nghiệp nhà nước về bưu chính - viễn thông tại Bangkok.
Đến ngày 1/12, trong các cuộc đụng độ dữ dội, lực lượng biểu tình đã phá nhiều hàng rào dây thép gai và di dời hàng rào bê tông trước khi tràn vào nhiều cơ quan nhà nước, giành quyền kiểm soát hãng truyền hình PBS và buộc Thủ tướng Yingluck Shinawatra phải chạy khỏi trụ sở, nơi bà đang chuẩn bị trả lời phỏng vấn báo chí. Trên website của mình, Cơ quan Y tế Khẩn cấp Bangkok phản ánh rằng ít nhất 1 người chết và 35 người bị thương.
Tiến sỹ Anusorn, Trưởng khoa Kinh tế Đại học Dusit của Thái Lan ngày 30/11 đã đưa ra đánh giá sơ bộ cho biết, tình hình bất ổn chính trị đang gia tăng ở Thái Lan làm cho kinh tế nước này bị thiệt hại ít nhất là 300 tỷ baht (khoảng 10 tỷ USD), do những tác động tiêu cực tới ngành du lịch, tiêu dùng và mất cơ hội về đầu tư.
Bản đồ Khu vực Nhận diện phòng không do Trung Quốc tuyên bố thiết lập, thể hiện rõ vùng chồng lấn với ADIZ của Nhật Bản và Hàn Quốc (Ảnh AFP)
Ngày 23/11, Trung Quốc chính thức tuyên bố thiết lập " Khu vực nhận diện phòng không" (ADIZ) ở biển Hoa Đông. Nước này yêu cầu tất cả máy bay hoặc vật bay nếu muốn đi vào ADIZ phải thông báo trước lịch trình bay, cung cấp nhận dạng cho cơ quan chức năng của Trung Quốc. Điều đáng nói là, vùng ADIZ mà Trung Quốc tuyên bố chồng lấn với vùng ADIZ được thiết lập trước đó của Nhật Bản và Hàn Quốc. Điều này đã làm dấy lên quan ngại về nguy cơ bùng nổ các tình huống căng thẳng trong khu vực.
Ngay sau khi tuyên bố được đưa ra, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ và nhiều nước đã lên tiếng phản đối tuyên bố phi lý này của Trung Quốc.
Tổng thống Afghanistan Hamid Karzai lên án vụ ném bom Mỹ vào một ngôi nhà ở Helmand, giết chết một đứa trẻ nhỏ và làm bị thương hai người phụ nữ (Ảnh Wochit)
Cuối tuần trước, Hội đồng Trưởng lão Afghanistan đã thông qua Hiệp ước An ninh song phương với Mỹ và mong muốn văn bản này được ký trước thời điểm cuối năm nay, theo đó Mỹ có thể duy trì từ 8.000 đến 12.000 binh lính tại Afghanistan sau năm 2014. Tuy nhiên, Tổng thống Afghanistan Karzaituyên bố sẽ không ký văn kiện cho đến khi diễn ra các cuộc bầu cử tại nước này vào tháng 4 năm tới.
Ngày 26/11, Mỹ một lần nữa lại thúc giục Afghanistan nhanh chóng ký Hiệp định An ninh song phương, và cho rằng, việc Afghanistan trì hoãn ký Hiệp định sẽ gây ảnh hưởng tới các cam kết tài chính của NATO và các quốc gia khác, và đặc biệt khiến người dân Afghanistan mất đi một sự đảm bảo về an ninh mà họ cần cho mùa bầu cử sắp tới.
Căng thẳng có nguy cơ leo thang một lần nữa khi vào cuối ngày 28/11, mộtcuộc không kích của lực lượng NATO ở tỉnh tây nam Helmand khiến 1 trẻ em thiệt mạng và 2 phụ nữ bị thương.
Hàng trăm người ủng hộ Tổng thống bị lật đổ Mohammed Morsi của Ai Cập biểu tình chống lại việc điều chỉnh luật mới về biểu tình tại Cairo, Ai Cập ngày 29/11/2013 (Ảnh: AP)
Bất chấp Luật biểu tình có hiệu lực từ cuối tuần trước, từ hôm 26/11 đến nay, hàng trăm người dân đã tập trung ở trung tâm thủ đô Cairo phản đối luật biểu tình vừa được ban hành. Những người ủng hộ Tổng thống bị phế truất Mohamed Morsi cũng biểu tình và tuần hành tại nhiều tỉnh thành trên khắp cả nước Ai Cập.
Cảnh sát đã bắt giữ nhiều người biểu tình quá khích, khi họ sử dụng gạch, đá để tấn công lại cảnh sát. Những vụ bắt giữ này đều nằm trong khuôn khổ luật biểu tình mới.
Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp (FAO) cho biết hôm 26/11, cơn bão Haiyan gây thiệt hại cho Philippines khoảng 110 triệu USD (Wochit)
Cơ quan Giảm thiểu rủi ro thiên tai Quốc gia Philippines sáng 29/11 công bố những số liệu thiệt hại về người và của do siêu bão Haiyan gây ra hôm 8/11 ở khu vực miền Trung nước này. Theo đó, 5.598 người chết, 26.136 người bị thương và 1.759 hiện còn mất tích.
Theo Hãng Reuters, công cuộc tái thiết sau bão Haiyan ở Philippines có thể mất 10 năm, lâu hơn và tốn kém hơn so với việc tái thiết tỉnh Ache của Indonesia sau trận sóng thần năm 2004.
Trong ảnh: Tổng thống Iran Hassan Rouhani phát biểu trước Hội đồng Bộ trưởng ECO tại Tehran, Iran vào ngày 26/11/2013 (AP)
Hơn 30 năm căng thẳng triền miên và 8 năm đàm phán bế tắc đã bước đầu được khép lại khi Iran và nhóm P5 1 ngày 24/11 đã đạt được thỏa thuận bước đầu về chương trình hạt nhân để đổi lấy việc giảm nhẹ các biện pháp trừng phạt Tehran.
Phát biểu trên kênh truyền hình IRIB (Iran), Tổng thống Hassan Rowhani bày tỏ lạc quan rằng Iran sẽ từng bước đạt được một thỏa thuận cuối cùng với nhóm P5 1. Theo ông Rowhani, việc nới lỏng các biện pháp trừng phạt sẽ mang đến bộ mặt mới cho nền kinh tế của Iran, tạo nhiều chuyển biến tích cực đối với hệ thống ngân hàng và các mối quan hệ tài chính.
Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) hôm 28/11 cho biết, Iran vừa gửi thư mời các thanh sát viên quốc tế đến thăm nhà máy hạt nhân nước nặng Arak vào ngày 8/12 tới. Đây là bước tiến cụ thể đầu tiên trong cam kết minh bạch trước những quan ngại của cộng đồng quốc tế về chương trình hạt nhân gây tranh cãi của nước này.
Trong ảnh: Phần còn lại của chiếc máy bay hãng hàng không Mozambique gặp nạn, rơi trong công viên quốc gia Bwabwata, Namibia (AP)
Cảnh sát Namibia ngày 30/11 xác nhận, một máy bay của hãng hàng không Mozambique đã gặp nạn tại vùng biên giới hẻo lánh của Namibia, làm toàn bộ33 người trên máy bay thiệt mạng.
Trước đó, chuyến bay TM470 cất cánh từ Thủ đô Maputo tại vào lúc 9h26 giờ GMT ngày 29/11 và theo lịch trình sẽ hạ cánh xuống thủ đô Luanda của Angola lúc 13h10, giờ GMT. Liên lạc cuối cùng với đội bay vào khoảng 11h30 giờ GMT và mất tín hiệu khi nó ở phía bắc Namibia.
Trong ảnh: Chuyên gia UN về vũ khí hóa học giữ một túi nilon chứa mẫu vật lấy từ một điểm bị tấn công ở Syria (Reuters- ảnh chụp ngày 29/8/2013)
Mỹ đã đề xuất phá hủy số vũ khí hóa học của Syria trên một tàu của Mỹ ngoài khơi Địa Trung Hải. Đây là tuyên bố do Tổ chức cấm vũ khí hóa học Liên Hợp Quốc (OPCW) đưa ra ngày 30/11. Người đứng đầu sứ mệnh của OPCW tại Syria, bà Sigrid Kaag cho rằng, tất cả số vũ khí hóa học được đóng gói và niêm phong từ các địa điểm khác nhau sẽ được tập trung về cảng Latakia của Syria. Sau đó, số vũ khí này sẽ được vận chuyển tới các tàu của nhiều quốc gia và từ đó được chuyển lên tàu của Mỹ. Những vũ khí hóa học này sẽkhông được tiêu hủy trong lãnh hải của Syria.
Theo lộ trình tiêu hủy kho vũ khí hóa học của Syria, hầu hết các loại vũ khí hóa học nguy hiểm nhất phải được tháo dỡ vào cuối năm nay và sẽ được tiêu hủy trong giai đoạn từ giữa tháng 12/2013 đến giữa tháng 6/2014.
Thắp nến trong một hoạt động phòng chống HIV/AIDS tại Ấn Độ (Ảnh Reuters)
Ngày 1/12/2013, thế giới tiếp tục kỷ niệm Ngày Thế giới Phòng, chống HIV/AIDS với chủ đề "Hướng tới mục tiêu ba không: không còn người nhiễm mới HIV, không còn người tử vong do AIDS và không còn kỳ thị, phân biệt đối xử liên quan đến HIV/AIDS".
Mặc dù thế giới đã đạt được những bước tiến quan trọng trong hoạt động ngăn ngừa và điều trị lây nhiễm HIV từ mẹ sang con, song Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc cảnh báo tình trạng gia tăng các ca lây nhiễm HIV/AIDS ở người trưởng thành. Theo đó, từ năm 2005 đến năm 2012, số người trưởng thành chết liên quan đến AIDS đã tăng 50% từ 71.000 người lên 110.000 người./.
Theo VOV
Mỹ nâng cấp kho bom hạt nhân chiến lược Một loại bom chiến lược trong kho hạt nhân của Mỹ đang được nâng cấp với thiết bị dẫn đường có độ chính xác cao và cơ chế hoạt động an toàn bất chấp việc Mỹ đang phải đối mặt với tình trạng cắt giảm ngân sách. "Việc nâng cao tuổi đời các loại vũ khí của chúng ta với mức chi tiêu...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Đàm phán thuế quan Mỹ - Hàn Quốc: Tín hiệu khả quan

Anh cấm mang thịt và sữa từ EU do lo ngại dịch lở mồm long móng

Hàn Quốc: Cựu Chủ tịch đảng đối lập chính dẫn đầu cuộc đua vào Nhà Xanh

Mỹ: Rơi máy bay cỡ nhỏ ở bang Florida làm 4 người thương vong

Đức ủng hộ giải pháp thành lập nhà nước Palestine thông qua đàm phán

Ukraine thuê hãng luật Mỹ tư vấn về thỏa thuận khoáng sản với Tổng thống Trump

Những nét chính về cuộc gặp kín kéo dài 4 giờ giữa Tổng thống Nga và Đặc phái viên Mỹ

Nhà Trắng lên tiếng về mục đích chuyến thăm Nga của Đặc phái viên Steve Witkoff

Ukraine dự kiến tiếp tục gia hạn thiết quân luật

Các nhà xuất khẩu Trung Quốc chật vật ứng phó với thuế quan 145% của Mỹ

Thuế quan của Mỹ: Cảnh báo tác động nghiêm trọng đối với các nước đang phát triển

Ukraine thiết lập quan hệ ngoại giao với thêm một quốc gia châu Phi
Có thể bạn quan tâm

Bức ảnh chụp KTX của một hot girl khiến dân tình hoảng hốt, đòi đi viện ngay: Xinh gái mà sao...
Netizen
16:41:06 12/04/2025
Tình địch của Son Ye Jin biến mất bí ẩn
Sao châu á
16:30:14 12/04/2025
Thực đơn 4 món nhà làm, nhìn là muốn ăn ngay
Ẩm thực
16:26:16 12/04/2025
Trang phục cut out là nét chấm phá táo bạo cho tủ đồ mùa hè
Thời trang
16:15:13 12/04/2025
Mỹ nhân Trung Quốc là "yêu phi họa quốc" từ trong cốt cách: Đẹp nghiêng nước nghiêng thành, xé truyện bước ra ở phim mới
Hậu trường phim
16:09:39 12/04/2025
Thành viên gầy nhất BLACKPINK "há hốc" khi xem Lisa tại Coachella, dàn "trai lạ" xuất hiện còn bạn trai tỷ phú thì sao?
Nhạc quốc tế
16:00:30 12/04/2025
Hai mẹ Hà Nội sống bằng lương 20 triệu/tháng, vẫn đều đặn tiết kiệm 5 triệu: Không phải vì giàu, mà vì biết tính toán!
Sáng tạo
15:54:00 12/04/2025
"Tiểu tiên cá" Ánh Viên diện đầm nữ tính, khoe nhan sắc vạn người mê, ngày càng đẹp dù chẳng cần "dao kéo"
Sao thể thao
15:53:09 12/04/2025
Quần đảo ở Việt Nam được báo quốc tế ca ngợi như 'vườn địa đàng'
Du lịch
15:22:07 12/04/2025
4 bí quyết dưỡng tóc khỏe và bóng mượt
Làm đẹp
14:58:24 12/04/2025