Bí mật tiêm kích Su-30: Những cuộc đối mặt trên Biển Đông
May mắn đã thuộc về những phi công tiêm kích Su-30 vì nhiên liệu của cả hai chiếc sau trận đầu vẫn còn đủ, nên lãnh đạo đã cho phép họ triển khai thêm một trận đấu nữa.
“Raptor” có tham gia hay không?
Có một thông tin kích thích sự tò mò liên quan tới cuộc tập trận “ RedFlag 2008 mà cho đến nay vẫn chưa được giải quyết.
Các máy bay tiêm kích F-22A Raptor, theo các thông tin chính thức, không tham gia vào “RedFlag 2008. Tuy nhiên, đối với người Mỹ, việc so sánh 2 máy bay tiêm kích hiện đại nhất trong điều kiện của những trận không chiến gần sát với thực tế là điều hoàn toàn logic.
Một trong số các phi công Su-30 Ấn Độ đã đưa ra bình luận như sau: “Chúng tôi đã “đấu” với “Raptor”. Chúng tôi đã bắn hạ các máy bay này ngay trong cuộc tấn công giải định đầu tiên, và lần nào cũng vậy. F-15 không thể làm được gì”. Phía Mỹ không đưa ra bất cứ bình luận nào liên quan tới thông tin trên.
Ở đây, cần phải nhấn mạnh rằng, người ta cũng giữ im lặng rất lâu về trận chiến giữa F-22A và Rafale vào năm 2009. Tuy nhiên, khi người Pháp công bố đoạn video trận chiến với “Raptor” vào năm 2013, thì người Mỹ buộc phải lên tiếng tranh luận về đề tài ai hơn ai.
Tiêm kích Su-30MKI của Ấn Độ tại RedFlag 2008.
Những cuộc đối mặt trên Biển Đông
Cuộc đối mặt chính thức được thừa nhận đầu tiên giữa Su-30MKM và F-22A diễn ra vào năm 2014 ở Malaysia.
Trong cuộc tập trận “CopeTaufan 2014 đã có sự tham gia của 4 chiếc Su-30MKM thuộc phi đội 11 của Không quân Malaysia và 6 chiếc F-22A thuộc phi đội 19 và 199 của lực lượng tiêm kích số 154 Không quân Mỹ đóng tại Hawaii.
Như thường thấy tại các cuộc tập trận tương tự, các trận không chiến 1 chọi 1 và 2 chọi 2 là kịch bản bắt buộc.
Cuộc tập trận này gây nên sự chú ý rất lớn từ giới không quân quốc tế. Tuy nhiên, không một bên tham gia nào của “CopeTaufan 2014 cung cấp những thông tin chính thức về kết quả của các trận không chiến giả định.
Thế nhưng, một tháng sau khi cuộc tập trận kết thúc, trên báo xuất hiện thông tin về việc “Raptor” bị các phi công Malaysia bắn hạ. Một đoạn ghi chú về trận không chiến giữa Su-30MKM với “Raptor” đã được đăng tải trên tạp chí Life&Time của Malaysia vào cuối tháng 7/2014:
- “Mogwai” (bí danh của phi công Su-30MKM) phát hiện địch ở bên mạn phải. Các máy bay tiến lại gần với vận tốc khoảng 1665km/h. Các máy bay tiêm kích lao qua rất nhanh, nhưng “Mogwai” kéo cần lái về phía mình và đẩy sang bên khiến chiếc tiêm kích to lớn nghiêng sang trái.
Áp tải ép viên phi công xuống ghế, nhưng anh ta cố gắng ngoái cổ để không mất dấu kẻ địch. Trong kính ngắm xuất hiện bóng dáng chiếc tiêm kích của Không quân Mỹ Lockheed Martin F-22A “Raptor”.
Video đang HOT
Đội hình F-15, F-22, Su-30, Mig-29N, BAE Hawk and F/A-18 ở Malaysia.
Viên phi công liên tục sử dụng cần lái. “Mogwai” khoá máy bay địch bằng một mắt, mắt còn lại theo dõi chỉ số vận tốc hiển thị trên màn hình kính chắn gió trước. Khi lượn vòng, Su đã mất tốc và năng lượng, mà trong cuộc rượt đuổi bắt thì điều quan trọng là phải luôn kiểm soát được năng lượng.
- Hai chiếc tiêm kích triển khai trận chiến cổ điển trên độ cao 4.600m của thao trường Grik, bang Perak (Malaysia). “Mogwai” và “Smegs” (bí danh của phi công điều khiển vũ khí) lái chiếc máy bay tiêm kích đa năng tối tân nhất và hoàn thiện nhất của Không quân Malaysia – Sukhoi Su-30MKM “SuperFlanker”.
Lực đẩy sau của 2 động cơ AL-31FP nghiêng một góc không tưởng, và “Mogwai” bắt đầu đẩy mũi chiếc tiêm kích của mình nhằm hướng giữa thân máy bay “Raptor”.
- “Mogwai” nhìn thấy trước mắt mình chiếc “Raptor” cũng với hệ thống điều khiển lực đẩy véctơ, nhưng chỉ một hướng thẳng đứng. Trên màn hình kính chắn gió trước xuất hiện biểu tượng “khoá” chiếc máy bay khó phát hiện.
“Mogwai” chờ đợi khi nào trong tai nghe vang lên tín hiệu âm thanh cho phép sử dụng vũ khí, hoặc mục tiêu sẽ bị “đóng khung” vào khung hình ngắm bắn bằng pháo.
- Trong trận chiến 1 chọi 1 chỉ được phép sử dụng tên lửa điều khiển tầm ngắn và pháo. “Raptor” được trang bị tên lửa điều khiển AIM-9M “Sidewinder” và pháo 6 nòng M-61A “Volcano” 20mm. “SuperFlanker” được trang bị tên lửa điều khiển siêu linh hoạt R-73, ngoài ra, trên Su-30MKM còn có pháo 1 nòng 30mm GSh-301.
- Đây là trận chiến thứ hai sau khi cất cánh từ căn cứ không quân Butterworth của Không quân Malaysia… Trong trận đầu, may mắn đã thuộc về những chàng trai lái máy bay Su.
Vì trong bình nhiên liệu của cả hai chiếc tiêm kích sau trận đầu vẫn còn đủ, nên lãnh đạo cuộc tập trận đã cho phép họ triển khai thêm một trận đấu giả định nữa…
- Vào thời điểm khi “Mogwai” đã chuẩn bị triển khai pháo, phi công của “Raptor” bất ngờ chổng mũi và hất đuôi để thực hiện cú vút lên phức tạp.
Từ hai cánh của “Raptor” có thể thấy rõ luồng khí mạnh. Phi công Mỹ bật buồng đốt sau, từ đuôi 2 động cơ F-119 của “Raptor” xuất hiện luồng lửa xanh. Nó lao lên trên gần như theo phương thẳng đứng giống một thiên thần.
- Pacak! Pacak! Diapacak, bai! – “Smegs” kêu lên. “Pacak” theo tiếng lóng của các phi công Không quân Malaysia có nghĩa là “lao thẳng lên”. “Mogwai” kéo cần lái về vị trí “Zone 5, bật buồng đốt sau. Đã không thể đuổi kịp “Raptor”.
- Sau cuộc tập trận này, các phi công của Không quân Malaysia đã chia sẻ với Life&Time những ấn tượng của mình về “CopeTaufan” kéo dài 2 tuần. “Nói một cách khách quan, trong những cuộc tập trận kiểu này không có kẻ thắng người thua.
Đối với chúng tôi điều quan trọng là tích luỹ thêm kinh nghiệm mới… Cuộc tập trận giúp chúng tôi kiểm tra được chất lượng công tác chuẩn bị và tổ chức bay”, phi công của “SuperFlanker” nói.
Các phi công lái máy bay tiêm kích khi lên kế hoạch cho các cuộc không chiến thường sử dụng những biểu đồ năng lượng/tính linh hoạt (energymanoeuvringcharts, Emcharts).
“Chúng tôi có Emcharts đối với F-15, nhưng chúng tôi không hề biết gì về “Raptor”, bởi vì đây là những thông tin vô cùng bí mật. Từ giờ chúng tôi đã biết được chút ít và có thể tổ chức các trận đánh căn cứ vào những khiếm khuyết của chiếc tiêm kích này”, viên phi công lái “Su” bổ sung.
- Khả năng mặt đối mặt với chiếc máy bay tiêm kích thế hệ thứ 5 duy nhất trên thế giới hiện nay đã làm cho các phi công của Không quân Malaysia phấn chấn. Nhiều người muốn thử tài chiếc tiêm kích này.
Mặc dù các kết quả của cuộc tập trận được giữ bí mật, nhưng một số phi công Malaysia đã thể hiện được khả năng của mình trong các trận đấu giả định với “Raptor”…
Nếu như các phi công của Không quân Malaysia đã từng đối mặt với F-15 trong những cuộc tập trận trước, thì “CopeTaufan 2014 là lần xuất hiện đầu tiên của “Raptor” tại Đông Nam Á.
Su-30MKM của Không quân Malaysia đối mặt với F-22 (dưới).
Kết luận
Căn cứ vào sự tham gia của các máy bay tiêm kích Su-30 tại những cuộc tập trận quốc tế, có thể đưa ra một loạt những kết luận quan trọng.
Trong những trận đấu vượt quá tầm nhìn bằng mắt thường, Su-30SM (phiên bản hoàn thiện hơn Su-30MKI) không hề thua kém so với các máy bay tiêm kích thế hệ thứ 4 của phương Tây, thậm chí cả trong điều kiện khi đối phương sử dụng các máy bay AWACS.
Ở các trận đấu giả định trong tầm nhìn bằng mắt thường, Su-30SM giành chiến thắng nhờ tỷ lệ lực đẩy trọng lượng cao và tính năng siêu linh hoạt (nhờ hệ thống điều khiển véctơ lực đẩy).
Chiếc tiêm kích duy nhất có thể đấu lại Su-30MKI trong những trận cận chiến giả định là tiêm kích thế hệ thứ 5 F-22A “Raptor”.
Bên cạnh đó, vai trò cận chiến trên không hiện nay không được đánh giá đúng mức. Có nhiều tình huống được đề cập tới khi các máy bay MiG-21 phiên bản nâng cấp của Ấn Độ đã “xử đẹp” những máy bay F-15 của Mỹ bằng hệ thống tác chiến điện tử và “giáp lá cà” với chúng.
Ngoài hệ thống định vị sóng mạnh và hệ thống trao đổi thông tin cho phép tấn công đối phương theo chỉ dẫn của Su-30SM thứ hai, chiếc tiêm kích này có ưu thế trước đối phương dưới dạng trạm định vị quang học mà giúp Su-30SM phát hiện và độc lập tấn công đối phương trong chế độ điện đàm tắt.
Đồng thời, danh sách vũ khí gồm các tên lửa “không đối không” và “không đối đất” là hết sức phong phú và đa dạng, còn thiết kế mở của hệ thống điện tử Su-30SM cho phép nó bổ sung những loại thiết bị và vũ khí mới.
Tiêm kích Su-30M2
Về các phẩm chất chiến đấu của mình, Su-30SM gần như là một chiếc Su-35 2 chỗ ngồi, chỉ với những tính năng kỹ thuật-bay và hệ thống radar kém hơn một chút.
Thêm một ưu điểm của Su-30SM – đó là nó có thể thực hiện vai trò chỉ huy huấn luyện-chiến đấu đối với chính các máy bay Su-35.
Các máy bay Su-30, về tiêu chí “hiệu quả-giá thành” vượt trội hơn tất cả “những bạn đồng niên” của mình và là một trong những cỗ máy hấp dẫn nhất. Điều này được chứng minh bằng các hợp đồng đặt mua chúng.
Hiện nay, Không quân Nga đã nhận bàn giao 20 chiếc Su-30M2 và 56 chiếc (trong tổng số 72 chiếc) Su-30SM và dường như Bộ Quốc phòng Nga chưa có ý định dừng lại…
Như vậy có thể thấy rằng còn lâu những chiếc máy bay tuyệt vời này mới hết thời.
Theo Soha News
Mỹ: 4 máy bay chiến đấu rơi liên tiếp, F/A-18, F-16 đều góp mặt Nguyên nhân do đâu?
Yếu tố con người chứ không phải là nguyên nhân kỹ thuật đã khiến chiếc chiến đấu cơ F/A-18 của lực lượng không quân hải quân Mỹ bị rơi.
2 chiếc F/A-18E của phi đội bay VFA-14 của không quân hải quân Mỹ
Không quân hải quân Mỹ đã tìm ra nguyên nhân khiến chiếc chiến đấu cơ F/A-18 thuộc thuộc nhóm bay biểu diễn "Blue Angels" của Hải quân Mỹ bị rơi hôm 2 tháng 6 ở khu vực thành phố Smyrna, bang Tennessee, khiến cho viên phi công thiệt mạng.
Theo tin từ Ban chỉ huy Hải quân Hoa Kỳ, sự cố với chiếc F/A-18 một chỗ ngồi xảy ra khi nhóm bay nhào lộn gồm 6 chiếc chiến đấu cơ luyện tập chuẩn bị cho chương trình biểu diễn trên không dự kiến vào dịp cuối tuần sau đó.
Năm chiếc F/A-18 còn lại tham gia chuyến bay đã hạ cánh an toàn vài phút sau tai nạn của đồng đội.
Hãng AP dẫn dữ liệu điều tra thông báo cho biết, lỗi sai của phi công là nguyên nhân cơ bản gây ra sự cố với chiếc máy bay chiến đấu F/A-18. Thêm một yếu tố khác góp phần vào vụ tai nạn là ngày hôm đó trời rất nhiều mây, dẫn đến hạn chế khả năng quan sát.
Dữ liệu điều tra thông báo rằng, phi công lái chiến đấu cơ - Đại úy Jeff Kass, người gia nhập nhóm bay biểu diễn "Blue Angels" hồi năm 2014 - khi thực hiện kịch bản biểu diễn đã cho chiếc chiến đấu cơ bay với vận tốc quá lớn, trong khi đang ở tầm cao không phù hợp.
Trong bản báo cáo của quân đội Hoa Kỳ cho biết rằng, chiếc F/A-18 bị rơi hôm 2/6 mới được trải qua đợt sửa chữa kỹ thuật. Do đó, vào thời điểm máy bay rơi, một trong số những nguyên nhân được tính đến là do máy bay bị trục trặc kỹ thuật khiến viên phi công không kịp phản ứng.
Hôm 2/6 được gọi là "Ngày ảm đạm" của Mỹ, bởi liên tiếp 2 chiến đấu cơ của quân đội nước này đã bị rơi. Trước vụ chiếc F/A-18 gặp nạn chỉ vài giờ, không quân Mỹ đã mất một máy bay của phi đội nhào lộn ưu tú Thunderbirds tại bang Colorado, phi công lái chiếc F-16 này đã kịp nhảy dù thoát chết.
Được biết, sự cố rơi máy bay chiến đấu thuộc đội nhào lộn Thunderbirds đã xảy ra ngay trong lễ tốt nghiệp khoá sĩ quan không quân tại căn cứ Không quân ở phía nam Colorado. Đáng chú ý là trong buổi lễ có sự hiện diện của Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama.
Tại căn cứ không quân đã cử hành nghi lễ kéo dài chừng 30 phút nhằm vinh danh các sĩ quan vừa tốt nghiệp Học viện Không quân Hoa Kỳ. Trong chương trình có mục Tổng thống Obama phát biểu, ký tặng thủ bút và chụp ảnh với các học viên này.
Trước thời điểm xảy ra sự cố, đoàn chuyên xa vừa đưa nguyên thủ quốc gia Mỹ rời buổi lễ. Ông Barak Obama nhận tin về vụ tai nạn với chiếc chiến đấu cơ khi trên đường đến sân bay để quay trở lại Washington, cách địa điểm máy bay rơi khoảng 24 km.
Cổng thông tin The Gazette cho biết rằng sự việc xảy ra lúc khoảng 13h00 theo giờ địa phương (khoảng 16h00 giờ Hà Nội). Vụ tai nạn đã làm thay đổi kế hoạch của Tổng thống Mỹ, ông Obama đã nán lại Colorado để gặp riêng viên phi công Alex Turner của chiếc F-16 bị rơi.
Cách 2 vụ rơi máy bay liên tiếp này khoảng 1 tuần, trên bầu trời miền Đông nước Mỹ cũng đã xảy ra vụ va chạm của hai chiếc F/A-18 thuộc Không lực Hoa Kỳ ở vùng bờ biển Bắc Carolina. Cả 4 phi công đều nhảy dù, một người bị thương nhẹ được đưa tới bệnh viện ở Norfolk.
Theo Đất Việt
Hệ thống Redut trong lưới lửa phòng thủ bờ Việt Nam Theo nhận định của phương Tây, cùng với 4K51 Rubezh, K-300P Bastion-P và hệ thống 4K44B Redut-M, Hải quân Việt Nam đã tạo nên lá chắn thép phòng thủ biển. Nhược điểm Với đầu đạn nặng khoảng 1 tấn, đạn tên lửa P-35B của hệ thống 4K44B Redut-M trong Hải quân Việt Nam được đánh giá là sát thủ với tàu sân bay,...