Bí mật quân sự: Mỹ đang âm thầm phát triển vũ khí thần chết
Việc tạo ra các loại tên lửa mới, sử dụng vũ khí hủy diệt hàng loạt, quân sự hóa không gian và mong muốn tiếp tục các vụ thử hạt nhân.
Trong những năm gần đây, Mỹ đã cố gắng bằng mọi cách đẩy thế giới vào cuộc Chiến tranh Lạnh mới, Sputnik bình luận.
Washington công khai chấm dứt việc thực hiện các điều ước quốc tế trong lĩnh vực không phổ biến vũ khí. Hơn nữa, nếu nhìn vào lịch sử, Nhà Trắng thường là người vi phạm chính các thỏa thuận như vậy. Về cách người Mỹ không thực hiện các nghĩa vụ của mình – theo tài liệu của Sputnik.
Tìm thấy lý do Mỹ gần đây đã thử nghiệm cấu hình mới của tên lửa hành trình mặt đất phi hạt nhân. Đầu đạn bắn trúng mục tiêu giả định ở khoảng cách hơn 500 km. Việc này xảy ra chỉ hai tuần sau khi chấm dứt Hiệp ước loại bỏ tên lửa tầm trung và tầm ngắn, cấm phát triển, sản xuất tên lửa có tầm bắn từ 500 đến 5500 km. Khoảng thời gian ngắn như vậy giữa việc Mỹ rút khỏi Hiệp ước và bắt đầu thử nghiệm vũ khí mới, xác nhận Washington đã có chuẩn bị từ trước để rút khỏi Hiệp ước INF, và phát triển vũ khí bất hợp pháp bỏ qua các thỏa thuận. Đồng thời Washington đã cáo buộc Moscow vi phạm hiệp ước, mà không đưa ra bất kỳ bằng chứng nào.
“Tôi có thể nói rằng chúng tôi thất vọng với những gì nhìn thấy, Tổng thống Nga Vladimir Putin nhận xét về tình hình hiện tại. Tất nhiên, các thử nghiệm về tên lửa tầm trung đặt trên mặt đất, mâu thuẫn với Hiệp ước tên lửa tầm trung và tầm ngắn, làm trầm trọng thêm tình hình trong lĩnh vực an ninh trên thế giới nói chung và châu Âu nói riêng. Thứ nhất, người Mỹ đã thử tên lửa này quá nhanh, quá sớm, ngay sau khi tuyên bố rút khỏi hiệp ước. Do đó chúng tôi có mọi lý do để tin rằng công việc phát triển loại tên lửa này, bố trí trên mặt đất- đây là tên lửa hải quân – đã bắt đầu từ lâu trước khi Mỹ tìm kiếm lý do rút khỏi hiệp ước”.
Ngược lại, Bộ Ngoại giao Nga cũng tuyên bố việc chuẩn bị phá vỡ hiệp ước đã diễn ra trong một thời gian dài. “Trong một thời gian ngắn như vậy, thực tế là không thể thực hiện được việc này, trừ khi chúng được chuẩn bị từ trước,Thứ trưởng Ngoại giao Nga Serge Sergei Ryabkov nói với Sputnik. – Việc Mỹ rút khỏi Hiệp ước INF đã được Washington chuẩn bị trong một thời gian dài”. Lầu Năm Góc nói rõ tên lửa mới thử nghiệm đã được chế tạo dựa trên cơ sở tên lửa hành trình Tomahawk nổi tiếng, được bố trí trên tàu chiến, tàu ngầm và máy bay. Tên lửa được phóng đi từ bệ phóng MK-41, mà trước đây Nga đã tuyên bố nghi ngờ nó không chỉ dùng trongmục đích phòng thủ tên lửa. Chưa có địa điểm triển khai tên lửa mới nào được lựa chọn, nhưng MK-41 hiện được bố trítại Romania, cách không xa biên giới nước Nga. Chúng bắt đầu được triển khai ở châu Âu từ năm 2014. Ngay cả khi đó, Moskva đãtuyên bố Mk-41 hoàn toàn thíchhợp, không cầnbất kỳ thay đổi nào, đểphóng tên lửa tấn công tầm trung Tomahawk. Vũ khí hủy diệt hàng loạt Lưu ý đây không phải lần đầu tiên Hoa Kỳ sở hữu, thử nghiệm và thậm chí sử dụng vũ khí bị cấm bởi tất cả các loại công ước, và đã dùng nhiều thủ đoạn khác nhau để phá vỡ các điều ước quốc tế.
Mỹ đứng đầu về bán vũ khí.
Video đang HOT
Khu trục hạm Mỹ mang tên lửa hành trình “Tomahawk” tiến vào biển Baltic Hiện trong các kho lưu trữ của Mỹ vẫn còn một lượng vũ khí hóa học khổng lồ, mặc dù thực tế người Mỹ đã cam kết phá hủy trước năm 2012. Đó là hàng chục ngàn tấn tác nhân chiến tranh hóa học khác nhau, như VX, BZ, khí mù tạt, sarin, các thành phần khác nhau của vũ khí nhị phân và tiền chất. Washington giải thích sự chậm trễ trong việc xử lý vũ khí hóa học là do lo ngại các hậu quả môi trường có thể xảy ra, cũng như chi phí cao của quá trình.
Ngoài ra, Mỹ và các đồng minh chống lại đề xuất của Nga về việc mở rộng danh sách các chất cấm, bởi vì họ đang tiến hành nhiều thí nghiệm khác nhau với những chất này. Theo ông Alexander Shulgin, Đại diện thường trực của Nga tại OPCW, công việc tại các trung tâm chuyên ngành NATO liên quan đến nghiên cứu các hóa chất bị cấm, đang được thực hiện tích cực. Mỹ đã sử dụng vũ khí hóa học trong các hoạt động quân sự, kể cả sau khi tham gia Công ước về lệnh cấm. Ví dụ vào tháng 11/2004, trong chiến dịch ở thành phố Fallujah (Iraq), Mỹ và Anh đã ném bom các khu dân cư bằng bom đạn với một chất gây cháy. Lúc đầu Lầu năm góc phủ nhận, nhưng sau khi công bố những bức ảnh các nạn nhân bị bỏng nặng, trong đó có trẻ em, người Mỹ đã phải thừa nhận việc sử dụng vũ khí hóa học.
Ngoài ra, các chuyên gia quân sự Mỹ tiếp tục công việc với các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt khác – sinh học, mặc dù Mỹ cũng tham gia vào một công ước cấm việc này. Hơn nữa các nghiên cứu và thí nghiệm cũng được thực hiện ở vùng lân cận biên giới Nga. Đặc biệt tại “Trung tâm nghiên cứu y tế công cộng Lugar ở vùng ngoại ô thành phố Tbilisi, đã được nhiều người biết đến rộng rãi, theo Bộ Ngoại giao Nga, có một đơn vị nghiên cứu y tế của Quân đội Mỹ được đăng ký ở đó. Không ai biết chính xác những gì đang được thực hiện trong phòng thí nghiệm ở Gruzia, nhưng Moskvatin chắc chính quyền Mỹ và Gruzia đang cố gắng che giấu nội dung thực sự và trọng tâm các hoạt động của quân đội Mỹ, nghiên cứu các bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm. Đến lượt mình, Hội đồng an ninh Nga tin rằng Mỹ đã lập ra hơn hai trăm phòng thí nghiệm quân sự sinh học trên khắp thế giới, bao gồm cả ở Ukraina, các nước SNG và Afghanistan, phát triển một thế hệ vũ khí sinh học mới. Đáng báo động nhất là thông tin việc tiến hành các thử nghiệm trên người sống tại đó. Không gian nguy hiểm Năm 1967, Hiệp ước không gian vũ trụ giữa Liên Xô, Mỹ và Vương quốc Anh có hiệu lực, buộc các nước tham gia không được triển khai hạt nhân và các vũ khí hủy diệt hàng loạt khác ngoài vũ trụ.
Nhưng Mỹ trong những năm gần đây đã chuẩn bị một số dự án quy mô lớn để tạo ra các tổ hợp tấn công từ quỹ đạo. Ví dụ như “ Cây gậy của Chúa”. Ý tưởng thế này: tàu vũ trụ được đưa lên quỹ đạo mang theo các thanh vonfram dài từ 5 đến 10 mét. Và khi bay qua một vật thể hoặc thành phố, họ thả chúng xuống Trái đất. Không thể tránh được những “đạn pháo” như vậy, không một hệ thống phòng thủ tên lửa nào có thể bắn hạ những thanh que – “đũa thần” bay với tốc độ khủng khiếp, lên tới 10 km mỗi giây. Sự hủy diệt trên Trái đất do những vũ khí như vậy sẽ rất thảm khốc và có thể so sánh về quy mô với các vụ nổ hạt nhân. Người Mỹ tích cực thực hiện việc quân sự hóa không gian vũ trụ. Vào tháng 8, Lầu Năm Góc ra mắt Bộ chỉ huy Không gian, hoạt động nhằm đẩy lùi sự xâm lược và bảo vệ lợi ích quốc gia của Mỹ trong vũ trụ. Nga ngay lập tức phản ứng, tuyên bố Washington đang tạo ra các điều kiện tiên quyết cho việc quân sự hóa không gian vũ trụ. Bộ Quốc phòng Nga trước đây cho biết Lầu năm góc đang coi không gian là chiến trường tiềm năng và từ chối các cuộc đàm phán ngăn chặn đặt vũ khí trong vũ trụ. Một hiệp ước quốc tế khác mà Hoa Kỳ có thể rút khỏi là Hiệp ước cấm thử nghiệm toàn diện (CTBT).
Người Mỹ ở đây theo cùng một kịch bản như với Hiệp ước tên lửa tầm trung và tầm ngắn. Giới lãnh đạo chính trị của Nga không loại trừ khả năng Mỹ sẽ sớm tuyên bố ý định rút khỏi thỏa thuận. Mối lo ngại này nảy sinh liên quan đến tuyên bố của tình báo Bộ Quốc phòng Mỹ, cáo buộc Nga đã tiến hành các vụ thử vũ khí hạt nhân. Và trong trường hợp này, các chi tiết và bằng chứng cũng không được cung cấp. Nga bị cáo buộc đã không tuân thủ lệnh cấm thử nghiệm hạt nhân theo nguyên tắc “công suất bằng không”. Rõ ràng Mỹ một lần nữa tạo ra một cái cớ để rút khỏi hiệp ước tiếp theo, ảnh hưởng đến an ninh toàn thế giới và hệ thống kiềm chế đã được thiết lập từ trước.
Theo Danviet
Bí mật quân sự: Nữ hoàng bộ binh BMP-3 bất khả đánh bại
Hủy diệt kẻ địch bằng đạn pháo dẫn đường hoặc không điều khiển, khả năng cơ động linh hoạt và hỏa lực mạnh - phương tiện chiến đấu bộ binh hiện đại của Nga BMP-3 được trang bị hệ thống phòng thủ tích cực, hiện mới được sử dụng trên xe tăng.
BMP-3 được mệnh danh là "Nữ hoàng bộ binh".
Hiệu quả và khả năng sống còn của những cỗ máy BMP-3 trên chiến trường sẽ tăng lên đáng kể, theo tài liệu Sputnik.
"Xe tăng" vỏ nhôm BMP-3, phục vụ trong quân đội Liên Xô từ năm 1987, được công nhận là một trong những phương tiện tốt nhất trên thế giới trong cùng loại. Các nhà thiết kế đã kết hợp thành công trong một cỗ xe hỏa lực mạnh, tính di động và khả năng tự bảo vệ. BMP-3 phù hợp cho các quân binh chủng với những nhiệm vụ chiến đấu khác nhau. Quân đội Nga ngày nay có khoảng 500 xe trong trang bị.
Các quốc gia khác, bao gồm Iraq, Venezuela, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất, cũng tích cực sử dụng phương tiện này trong quân sự. Xe bọc thép BMP-3 được trang bị pháo 100 mm - sử dụng đạn dẫn đường và không điều khiển, pháo tự động 30 mm. Ba súng máy 7.62 mm được đặt trong thân theo hai hướng, một khẩu khác là đồng trục với pháo tháp.
Nhờ sự ổn định khi bắn, hỏa lực hiệu quả có thể đạt được ngay cả khi tác xạ trên mặt nước. Đội xe gồm ba thành viên điều khiển, khoang đổ bộ chứa bảy quân nhân. Khi phát triển BMP-3, các nhà thiết kế đã tính đến trải nghiệm sử dụng BMP-1 và BMP-2 trong cuộc chiến Afghanistan. Những xe này cực kỳ thiếu an toàn - rất dễ bị tổn thương không chỉ trước súng chống tăng, mà còn ngay cả trước súng máy hạng nặng của du kích mujahideen. Sau nhiều tổn thất về xe bọc thép hạng nhẹ, hầu hết các phương tiện chiến đấu bộ binh ở Afghanistan đã được tăng cường thêm lớp bảo vệ - tấm giáp chắn che phủ khung gầm xe, đã cứu sống nhiều binh sĩ Liên Xô.
Xe chiến đấu bộ binh thế hệ thứ ba có những yêu cầu khắt khe hơn, có lớp bảo vệ vòng tròn trước đạn súng máy hạng nặng và giáp che phía trước, có khả năng chịu được đạn pháo 30 mm từ khoảng cách vài trăm mét. Nhà thiết kế đã giải quyết thành công những vấn đề này. BMP trở nên to và nặng hơn, có lớp giáp mạnh mẽ hơn. Đồng thời, nhôm được sử dụng thay thép để giảm trọng lượng xe. Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn đang làm việc để tăng cường khả năng phòng vệ. Theo thông tin của tập đoàn nhà nước Rostec, một hệ thống đang được phát triển để bảo vệ chống lại vũ khí đạn đạo, súng chống tăng cầm tay RPG-7, súng phóng lựu SPG-9, và đang nghiên cứu để tăng cường khả năng bảo vệ thụ động.
Ngoài ra, trong tương lai gần, xe bọc thép sẽ nhận được hệ thống phòng vệ tích cực mới. Khi đó đạn pháo đối phương có thể thậm chí không chạm tới BMP, mà sẽ bị phá hủy từ xa. Theo các nhà phát triển, công cụ như vậy sẽ tăng khả năng sống sót của xe bọc thép lên hơn ba lần. Chiến thuật mới Đáng chú ý là cho đến gần đây, chỉ có xe tăng mới được trang bị hệ thống bảo vệ tích cực. Điều này, theo các chuyên gia, có liên quan đến chiến thuật trong chiến tranh.
Quân đội Nga trang bị pháo mới cho xe bọc thép "Xe tăng xung trận đầu tiên, ông Viktor Murakhovsky - tổng biên tập tạp chí "Kho vũ khí của Tổ quốc" , giải thích với Sputnik, Theo điều lệ chiến đấu, xe tăng đi trước, sau đó bốn trăm mét là xe chiến đấu bộ binh. Trang bị hệ thống phòng thủ tích cực trên xe BMP rõ ràng là do trong thực tế, các cuộc xung đột cục bộ hiện đại hiếm khi tuân theo trật tự hành tiến như vậy. Các trận chiến diễn ra trên địa hình dày đặc, trên đường phố, nơi các phương tiện chiến đấu bộ binh thường nằm trước hỏa lực chống tăng của địch". Cần nhắc lại, biến thể của tổ hợp phòng thủ tích cực "Arena" nổi tiếng nhất của Nga đã được phát triển dành cho BMP-3.
Nguyên lý hoạt động - một trạm radar đa chức năng gắn trên thân xe bọc thép quét không gian trong một khu vực nhất định. Khi phát hiện ra đầu đạn hay tên lửa đang tiếp cận, hệ thống sẽ nhắm bắn bằng đạn bảo vệ đặc biệt, trong một chế độ hoàn toàn tự động, trong bất kỳ điều kiện thời tiết nào - đội xe chỉ cần kịp thời kích hoạt hệ thống. Nhưng cũng có những hạn chế. Những mảnh đạn pháo bảo vệ có thể làm bị thương bộ binh nếu họ ở gần xe bọc thép.
Các nhà phát triển "Arena" cho rằng vùng nguy hiểm là 20-30 mét, trong khi bản thân BMP không bị mối đe dọa nào. "Arena" có thể đóng một vai trò tiêu cực, Viktor Murakhovsky nhận xét, Do vậy, các phương tiện được trang bị tổ hợp như vậy cần hoạt động cách xa lính bộ binh tùng thiết ở một khoảng cách nhất định". Lá chắn vô hình Tập đoàn nhà nước Rostec đã không nói rõ loại hệ thống phòng thủ tích cực mới nào được trang bị trên BMP-3, với lý do bí mật. Vẫn chưa được biết đó sẽ là phiên bản "Arena" sửa đổi hay một sản phẩm hoàn toàn mới. Lưu ý các nhà thiết kế Nga đã chế tạo hệ thống phòng thủ chủ động thế hệ mới "Afganit", được sử dụng cho các xe tăng "Armata" mới nhất. "Afganit" là một tổ hợp phòng thủ vạn năng, ông Murakhovsky nói.
Tại các cuộc duyệt binh, chúng ta đã thấy trên xe "Armata", "Kurgansh", và "Bumerang". Không có gì ngăn cản việc thiết trí trên các phương tiện chiến đấu thế hệ trước".
Tổ hợp "Afganit" phá hủy mục tiêu hoặc đơn giản là vô hiệu hóa chúng. Radar quang - vô tuyến của hệ thống bao gồm bốn ăng ten mảng pha hoạt động cảnh báo đạn pháo đang đến gần. Radar có thể phát hiện đạn pháo, tên lửa từ trên không hoặc mặt đất. Hệ thống tác chiến điện tử làm rối loạn quỹ đạo tên lửa bằng cách chặn các tia laser dẫn đường hay sử dụng màn khói. "Afganit" có thể sử dụng súng máy robot để tiêu diệt mục tiêu. Rất có thể BMP-3 sẽ được trang bị chỉ với "Afganit". Một trở ngại có thể là giá thành - một hệ thống phức tạp và công nghệ cao khá đắt đỏ.
Không giống như các đồng nghiệp nước ngoài, các nhà thiết kế trong nước đã nghiên cứu các tổ hợp phòng thủ tích cực từ những năm 70 của thế kỷ trước và tiến khá xa. Phương Tây bắt đầu phát triển sản phẩm tương tự chỉ từ đầu những năm 2000. Đặc biệt thành công là các kỹ sư Israel, đã tạo ra hệ thống bảo vệ xe tăng "Trophy".
Phiên bản sửa đổi "Dragon" BMP-3M.
Hệ thống này hoạt động theo nguyên tắc tương tự như KAZ của Nga. Mặt mạnh - an toàn hơn cho bộ binh. "Tác động của đạn phân mảnh ở đây giảm, Murakhovsky cho biết, vì Trophy không sử dụng đạn phân mảnh để tiêu diệt đầu đạn chống tăng, mà dùng cái gọi là ma trận hạt nhân xung kích. Nhưng một hệ thống phòng thủ tích cực như Trophy không tác dụng với các loại đạn xuyên giáp - chỉ tiêu diệt được các loại đạn tốc độ thấp, như ATGM, hay đạn chống tăng phản lực. "Afganit", không giống như sản phẩm của Israel, tiêu diệt tất cả các loại đạn hay tên lửa chống tăng". Nền tảng thuận tiện BMP-3 được yêu mến trong quân đội và thậm chí còn nhận được biệt danh "Nữ hoàng bộ binh". Tiềm năng hiện đại hóa vẫn chưa tới giới hạn, và mặc dù sau ba mươi năm, chiếc xe rõ ràng vẫn có một tương lai tuyệt vời trong quân đội Nga. Điều này được chứng minh bằng thực tế các nhà phát triển cung cấp cho quân đội một số tùy chọn để hiện đại hóa.
Một trong số đó - các nhà chế tạo đã thay đổi thiết kế đáng kể. Vài năm trước, phiên bản sửa đổi "Dragon" BMP-3M đã được giới thiệu, khác với bản cơ sở ở cách bố trí bên trong - động cơ được di chuyển ra phía trước, và khoang đổ bộ được trang bị một đường dốc. Tháp pháo không có người, tất cả các thiết bị điều khiển được giấu bên trong thân xe. Trong xe "Dragon", đội xe và binh lính ngồi phía sau động cơ, tỷ lệ sống sót của họ sau một cú bắn trực diện bằng đạn chống tăng cao hơn nhiều. Đường dốc cho phép ra vào và tải hàng khỏi xe nhanh chóng hơn.
Thêm một phiên bản khác liên quan đến việc tăng cường hỏa lực. Dành cho lục quân, đã phát triển hệ thống phòng không dựa trên BMP-3, được gọi là "Derivatsiya-SV". Các thử nghiệm sẽ kết thúc vào năm 2020. Tổ hợp này là một mô-đun chiến đấu không người lái với một khẩu pháo tự động cỡ nòng 57 mm. Vũ khí mạnh mẽ này có thể tiêu diệt các mục tiêu trên không và mặt đất, được sử dụng như một phương tiện để yểm hộ và hỗ trợ lính bộ binh.
Theo Danviet
Bí mật quân sự: Súng chống tăng B-41 của Việt Nam có sức mạnh khó lường Súng chống tăng B-41 thực sự trở thành thứ vũ khí mang sức mạnh khó lường của Quân đội nhân dân Việt Nam khi ngành công nghiệp Quốc phòng nước này vừa tự chủ kỹ thuật và chế tạo thành công thuốc nổ nhiệt áp TNNA-7V, bài viết của Sputnik cho biết. Trong phóng sự "Sản xuất thành công thuốc nổ nhiệt áp"...