Bí mật của trường đại học số 1 thế giới
Theo bảng xếp hạng trường đại học hàng đầu thế giới 2016 do tạp chí uy tín Times Higher Education bình chọn, Viện Công nghệ California ( Caltech) là cơ sở nghiên cứu số 1 thế giới.
Nếu có ai đó muốn kể ngắn gọn câu chuyện về Viện Công nghệ California (Caltech) bằng những con số thì rất khó để biết phải bắt đầu từ đâu.
Tuổi thọ của Caltech là 124 tuổi, tự hào với 57 người từng nhận Huân chương Khoa học quốc gia Hoa Kỳ, 32 giảng viên và cựu sinh viên đoạt giải Nobel (5 người vẫn đang làm việc tại trường).
Năm nay là năm thứ 5 liên tiếp Caltech đứng đầu bảng xếp hạng các trường đại học hàng đầu thế giới do tạp chí uy tín Times Higher Education bình chọn. Và ngôi trường này chỉ có 300 cán bộ công nhân viên.
Nói tóm lại, với quy mô nhỏ bé như vậy, những thành tựu mà Caltech đạt được là phi thường.
Ông Ares Rosakis – Giám đốc bộ phận Kỹ thuật và Khoa học ứng dụng của Caltech – miêu tả ngôi trường như “một trường hợp đặc biệt trong số các trường đại học… một hiện tượng rất thú vị”. “Rất thú vị” có thể chỉ là một cách nói.
Khuôn viên khiêm tốn của Caltech nằm gọn gàng ở một khu dân cư yên tĩnh thuộc Pasadena, được phủ bóng mát mẻ bởi dãy núi San Gabriel.
Mặc dù chỉ cách Hollywood khoảng 15 dặm, nhưng nơi đây dường như là một thế giới khác hẳn.
Caltech có thể được coi là một thiên hà với những ngôi sao của riêng mình. Trong một danh sách dài những cựu giảng viên tiếng tăm lừng lẫy có Charles Richer – người phát minh ra đơn vị định lượng độ lớn của động đất, Theodore von Kármán – giám đốc đầu tiên của Phòng Thí nghiệm Sức đẩy phản lực nổi tiếng của Nasa.
Ông là người đào tạo ra thế hệ những “chàng trai tên lửa” tiên phong từng bị nhạo báng vào những năm 1930 khi mang tên lửa không gian vốn chỉ xuất hiện trong tiểu thuyết khoa học viễn tưởng vào thế giới thực.
Những tên tuổi lớn trong danh sách dài dằng dặc này còn có Mike Brown – người đàn ông đã “giết chết sao Diêm Vương” (khi công trình nghiên cứu của ông khiến ngôi sao này bị hạ bệ xuống thành một hành tinh lùn). Có cả những John Schwarz – người đồng chiến thắng giải thưởng Breakthrough Prize trị giá 3 triệu USD trong lĩnh vực Vật lý cơ bản vào tháng 12/2013.
Rõ ràng Caltech là một nơi đặc biệt, nhưng làm thế nào để ngôi trường này đạt được những thành tựu vĩ đại đó? Câu trả lời đầu tiên của ông Rosakis nhấn mạnh vào quy mô của Caltech.
Quy mô tinh gọn
“Tôi luôn đề cập đến quy mô nhỏ bé của ngôi trường này giống như hiệu ứng kích cỡ tồn tại trong vật liệu – có những tính chất đặc biệt tồn tại khi bạn cực kỳ nhỏ bé” – ông giải thích khi đang ngồi trong văn phòng làm việc thoáng mát, ánh Mặt trời soi qua khe cửa sổ rọi vào chiếc bảng đen đầy công thức toán học.
Phòng nghiên cứu của trường.
Sinh viên Việt xuất bản tạp chí tại trường hàng đầu thế giới Nguyễn Hữu Cát Thư đã liên kết những cựu học sinh của United World Colleges với ý tưởng xây dựng một trang tạp chí điện tử cho học sinh VN học tại hệ thống trường danh tiếng này.
Trong khi quy mô nhỏ là một điểm bất lợi với một số cơ sở giáo dục thì với Caltech, đó lại chính là mấu chốt của sự tồn tại, và có lẽ là yếu tố quan trọng nhất làm nên thành công rực rỡ của trường.Cùng với 300 giảng viên của trường là khoảng 600 học giả nghiên cứu, 1.204 sinh viên cao học và 977 sinh viên đại học. Khóa học năm 2017 của trường đại học tư nhân “không-vì-lợi-nhuận” này chỉ có khoảng 249 sinh viên.
Điều đó có nghĩa là Caltech phải giỏi trong việc phối kết hợp các chuyên ngành với nhau – bất kể chúng tôi có thích hay không – ông Rosakis nhận định.
“Tôi có 77 giảng viên trong lĩnh vực kỹ thuật và khoa học ứng dụng. MIT (Viện Công nghệ Massachusetts) có tới 490 giảng viên. Làm thế nào để tôi có thể cạnh tranh với một nơi xuất sắc như MIT? Chúng tôi buộc phải yêu cầu các kỹ sư tương tác với tất cả các ngành khoa học… – đó là vấn đề sống còn. Chúng tôi không đủ quy mô để làm lớn mọi thứ trừ khi các kỹ sư phối kết hợp với nhau”.
Ưu tiên hàng đầu cho tuyển dụng
Một yếu tố quan trọng khác góp phần không nhỏ tạo nên sự thành công của Caltech – cũng liên quan tới quy mô khiêm tốn của trường – là chiến lược tuyển dụng cực kỳ chọn lọc, giám đốc bộ phận Sinh học và Kỹ thuật sinh học Steve Mayo cho hay.
Video đang HOT
“Chúng tôi không tuyển dụng nhiều giảng viên mỗi năm. Trong nhiều trường hợp, việc tìm kiếm giảng viên ở một lĩnh vực nào đó có thể mất của chúng tôi tới vài năm để tìm ra người phù hợp”.
“Chúng tôi rất thận trọng trong việc thuê giảng viên, và chúng tôi hoàn toàn cam kết cho sự thành công của những giảng viên đó khi họ làm việc ở đây”.
Ông Rosakis thậm chí còn thẳng thắn hơn trong vấn đề này: “Tôi không thể mắc sai lầm khi tuyển dụng, thực sự không thể. Chúng tôi có 16 giảng viên ngành Khoa học thông tin và Công nghệ, trong khi Carnegie Mellon (ĐH Pittsburgh – tổ chức nghiên cứu được xếp thứ hạng cao) có tới 200. Nếu tôi chọn một hoặc hai người sai, tôi sẽ thất bại lớn”.
“Nếu bạn hỏi tôi điều gì quan trọng hơn: nhận 100 triệu USD ngân sách hay là thuê 10 giảng viên giỏi nhất, tôi sẽ trả lời luôn là nhận 10 giảng viên”.
“Mục đích chính của chúng tôi để đạt được thành tựu xuất sắc là thu hút những con người tài năng nhất về đây. Nếu chúng tôi có những người giỏi nhất, 100 triệu USD sẽ tới, bởi vì họ sẽ là những người chiến thắng khi xin tài trợ, họ sẽ khiến các nhà tài trợ cấp ngân sách cho Caltech và họ sẽ mang lại danh tiếng cho cả ngôi trường”.
Điều đó cũng có nghĩa là những người đưa ra quyết định ở Caltech dành rất nhiều thời gian cho việc tìm đúng người cũng như đưa ra các đãi ngộ để thu hút được họ – ông Rosakis chia sẻ.
“Chúng tôi xem công tác tuyển dụng là ưu tiên hàng đầu. Chúng tôi thuê họ và đưa cho họ mọi thứ họ cần để thành công. Những nơi khác có thể thuê 3-4 người cho cùng một vị trí và để họ cạnh tranh nhau. Chúng tôi tin rằng mình đã đưa ra sự lựa chọn tốt, và cũng đưa cho họ đủ “vàng” để họ không thể nói là họ thất bại là do thiếu kinh phí”.
Văn hóa khác biệt
Những yếu tố làm nên thành công rực rỡ của Caltech có vẻ khá đơn giản: quy mô nhỏ, phối hợp liên ngành, chọn lọc khi tuyển dụng và duy trì hệ thống quản lý linh hoạt.
Tuy nhiên, liệu các cơ sở giáo dục khác trên thế giới có thể bắt chước và nhân rộng mô hình này được không?
Sinh viên Caltech trong lễ tốt nghiệp.
Chuyện học hành của con nguyên thủ quốc gia Con gái tổng thống Mỹ theo học trường tư thục danh tiếng, thủ tướng Anh cho con học trường công lập trong khi ái nữ nhà Putin hoàn thành chương trình đại học tại trường cũ của bố.
“Tôi nghĩ rằng chúng tôi chẳng có bí mật nào cả” – ông Mayonois – “Văn hóa của Caltech đã phát triển trong nhiều thập kỷ qua. Nếu bạn muốn thiết lập một cái gì đó mới mẻ và thuê vài trăm giảng viên để đặt họ vào cùng một ngôi trường, sẽ rất khó để tìm được 300 giảng viên xuất sắc để làm việc trong môi trường mới đó”.
Bà Fiona Harrison – Chủ tịch hội đồng tìm kiếm giảng viên của Caltech cũng đồng tình với ý kiến này. “Tôi có cảm giác, văn hóa của Caltech là cái gì đó mà bạn chỉ nhận ra sau khi bạn đã ở đây một thời gian. Tôi biết nhiều người đã bỏ Caltech để tới Harvard hay MIT nhưng cuối cùng họ lại quay về, bởi vì có những khác biệt về văn hóa”- bà nói.
“Bạn có thể đi thẳng vào phòng giám đốc bộ phận và nói &’Tôi có ý tưởng tuyệt vời này’ hay &’Tôi muốn chuyển sang lĩnh vực này và đây là những lý do’, và thường thì quan điểm của bạn được ủng hộ”.
Tại sao Caltech chọn sinh viên dựa trên niềm tin?
Thực tế là những bài kiểm tra của sinh viên ở Caltech thường được thực hiện tại nhà, không bao giờ bị giám sát – một biểu tượng của môi trường giảng dạy dựa hoàn toàn vào niềm tin.
Điều lệ Danh dự của Caltech rất ngắn gọn và đơn giản: “Sẽ không có thành viên nào trong cộng đồng Caltech tận dụng những lợi thế không công bằng so với những thành viên khác của cộng đồng”
Markus Meister – giáo sư sinh học tại Caltech cũng là cựu sinh viên của trường cách đây 30 năm. Ông nhớ rằng mình và các bạn đã được tin tưởng nhiều đến mức nào.
“Tôi đã làm rất nhiều bài thi theo dạng mang về nhà – rất thách thức khi phải hoàn thành trong 3 tiếng và thường thì bạn không thể hoàn thành, và bạn sẽ gạch một đường thẳng vào giấy và viết &’đây là đoạn mà tôi đã làm được trong 3 tiếng’, rồi sau đó bạn làm tiếp. Các giảng viên có thể chỉ cho điểm những đoạn mà bạn đã làm trong 3 tiếng” – ông kể.
Caltech cũng tự hào khi có một môi trường giảng dạy thân thiện – tỷ lệ sinh viên – giảng viên là 3-1. Sinh viên đại học (tính cả tân sinh viên) thường làm việc trong phòng thí nghiệm của trường vào mùa hè theo chương trình học bổng.
Giáo sư Meister tin rằng gian lận không thể tồn tại được ở một môi trường giảng dạy theo dạng nhóm nhỏ và có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cộng sự, bởi vì họ sẽ nhanh chóng phát hiện ra.
Như ngôi trường này quan niệm: “Điều lệ Danh dự trao quyền tự do chọn lựa những hành động có trách nhiệm. Sinh viên Caltech đánh giá cao sự tự do này và bảo vệ nó một cách quyết liệt – đó cũng là lý do tại sao hệ thống này thực sự hoạt động tốt”.
Theo Nguyễn Thảo/Vietnamnet
Trường đại học không thể từ chối xếp hạng
Chính phủ vừa ban hành Nghị định quy định Tiêu chuẩn phân tầng, khung xếp hạng và tiêu chuẩn xếp hạng cơ sở giáo dục đại học.
PV đã có cuộc trao đổi với bà Nguyễn Thị Kim Phụng, quyền Vụ trưởng Giáo dục Đại học (Bộ GD&ĐT) về vấn đề còn mới mẻ và khá nhạy cảm đối với giáo dục đại học Việt Nam.
Bà Nguyễn Thị Kim Phụng. Ảnh: Văn Chung.
4 thay đổi so với ban đầu
Phân tầng cơ sở giáo dục đại học để các trường định hướng rõ ràng mục tiêu đào tạo. Xếp hạng để công khai chất lượng và uy tín của các trường để người học và xã hội biết và lựa chọn.
Mục tiêu đào tạo của các trường (thể hiện qua phân tầng) và đẳng cấp của trường (thể hiện qua xếp hạng) sẽ là hành trang quan trọng của sinh viên tốt nghiệp khi tìm kiếm việc làm. Nói cách khác, bằng tốt nghiệp đại học không chỉ ghi nhận trình độ đào tạo mà giá trị của nó còn phụ thuộc vào trường cấp bằng.
- So với dự thảo lần đầu được đưa ra lấy ý kiến vào tháng 10/2014, bản Nghị định lần này đã có những thay đổi gì, thưa bà?
- So với Dự thảo tháng 10/2014 có một số thay đổi.
Thứ nhất, số tiêu chí phân tầng và xếp hạng và các chỉ số, chỉ báo trong mỗi tiêu chí phân tầng và xếp hạng được điều chỉnh phù hợp hơn.
Thứ hai, dự kiến khi triển khai, điểm xếp hạng sẽ chấm theo điều kiện, năng lực của từng trường nhưng khung xếp hạng được điều chỉnh từ 5 hạng xuống còn 3 hạng để đơn giản trong phân hạng
Thứ ba, tổ chức thực hiện phân tầng, xếp hạng được quy định rõ hơn: Chính phủ giao cho Bộ GD&ĐT lựa chọn các tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục có năng lực, kinh nghiệm và uy tín để giao nhiệm vụ thực hiện phân tầng và xếp hạng cơ sở GDĐH.
Và điểm khác biệt thứ tư là các điều kiện phân tầng, đặc biệt là các điều kiện về hoạt động khoa học và công nghệ được quy định khái quát hơn, phù hợp với tất cả các nhóm ngành...
- Bà có thể giải thích tại sao dự kiến ban đầu đưa ra sẽ xếp các trường đại học thành 5 hạng, nay rút lại chỉ còn 3 hạng?
- Nếu khung nhiều hạng và khoảng cách giữa các hạng nhỏ sẽ làm cho khung xếp hạng ít có ý nghĩa. Mặt khác, việc xây dựng chính sách đối với khung 5 hạng sẽ phức tạp hơn, khó đảm bảo sự phân biệt rõ giữa các hạng, không tạo điều kiện và động lực cho các cơ sở GDĐH phấn đấu. Vì vậy, BST đã chuyển từ 5 thành 3 hạng.
- Tại sao lại giao cho các tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục thực hiện việc phân tầng, xếp hạng? Điều gì sẽ đảm bảo đơn vị này thực hiện khách quan công việc được giao?
- Lý do giao cho các tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục thực hiện phân tầng, xếp hạng đó là các tổ chức độc lập, chuyên về đánh giá, kiểm định có kinh nghiệm đánh giá theo tiêu chuẩn, tiêu chí, chỉ số, chỉ báo trong GDĐH.
Tất nhiên không phải tổ chức kiểm định chất lượng nào cũng được giao nhiệm vụ này. Bộ sẽ lựa chọn tổ chức có uy tín, làm việc công tâm, được các trường đại học tín nhiệm để giao nhiệm vụ.
Sẽ không có trường "đứng ngoài"
- Xin bà so sánh các tiêu chí để xếp hạng đại học Việt Nam với tiêu chí của một số bảng xếp hạng uy tín trên thế giới?
- Thế giới có nhiều bảng xếp hạng các trường đại học.
Ví dụ, Tạp chí US. News and World Report (USNWR) xếp hạng các trường theo vùng lãnh thổ và nhóm trường, dữ liệu được thu thập đánh giá theo 7 tiêu chí. ĐH Giao thông vận tải Thượng Hải (Trung Quốc) xếp hạng các trường đại học thế giới theo 4 tiêu chí và 6 chỉ số nhấn mạnh vào chất lượng giáo dục, chất lượng giảng viên, kết quả nghiên cứu và quy mô của trường.
Ở Châu Á, tạp chí ASIAWEEK xếp hạng các trường đại học theo 5 tiêu chí như: Danh tiếng hàn lâm của trường, tuyển chọn sinh viên, đội ngũ giảng viên, kết quả nghiên cứu khoa học và nguồn tài chính.
Ngoài ra còn có nhiều tổ chức xếp hạng khác, ví dụ như Webometric xếp hạng dựa và thông tin và lượng truy cập vào trang thông tin điện tử của các trường.
Tiêu chí của các bảng xếp hạng có khác nhau. Những bảng xếp hạng có uy tín được sử dụng rộng rãi thường đặt trọng số rất cao vào kết quả nghiên cứu khoa học của nhà trường, thành tích nghiên cứu khoa học của giảng viên và sinh viên, kể cả cựu sinh viên.
Ban soạn thảo Nghị định đã tham khảo tiêu chí của các bảng xếp hạng khác nhau, cân nhắc, lựa chọn những tiêu chí phù hợp với điều kiện cụ thể của nước ta và các qui định của Luật Giáo dục Đại học.
Hầu hết những tiêu chí chính của các bảng xếp hạng đại học thế giới đều thể hiện trong qui định tiêu chí xếp hạng của nước ta như chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học, tỷ lệ sinh viên tìm được việc làm, kiểm định chất lượng, đánh giá của người sử dụng lao động...
Bộ GD&ĐT sẽ quy định cụ thể cách thức đánh giá và trọng số của từng tiêu chí khi tiến hành xếp hạng. Trọng số đối với các tiêu chí xếp hạng của nước ta sẽ khác với các bảng xếp hạng hiện nay ví dụ như trong số về nghiên cứu khoa học nếu đặt quá cao sẽ không hợp lý vì công tác nghiên cứu khoa học ở các trường đại học nước ta còn hạn chế.
- Khi dự thảo mới công bố, đã có ý kiến đóng góp cho rằng việc "Các hạng được tính theo phần trăm (%) số các trường trong từng tầng, được chia theo nhóm từ cao xuống thấp, được làm tròn số" là một quan điểm duy ý chí, giống như trước đây cứ cho rằng mỗi lớp học phải có bao nhiêu học sinh giỏi, bao nhiêu học sinh trung bình".
Bà có thể lý giải tại sao vẫn duy trì quy định "Khung xếp hạng được xác định theo điểm với cơ cấu như sau: Hạng 1 bao gồm 30% các cơ sở GDĐH có điểm cao nhất; Hạng 3 bao gồm 30% các cơ sở GDĐH có điểm thấp nhất; và Hạng 2 bao gồm 40% các cơ sở GDĐH không thuộc Hạng 1 và Hạng 3"?
- Việc sử dụng Khung 3 hạng ở Việt Nam đi đôi với chính sách của Nhà nước đối với cơ sở GDĐH. Về bản chất, xếp hạng theo Khung 3 hạng (xếp hạng tương đối) vẫn dựa trên xếp hạng tuyệt đối, từ kết quả điểm xếp hạng riêng biệt của tất cả các cơ sở trong tầng để chia thành 3 hạng, để khả thi trong việc xây dựng chính sách đối với từng hạng.
- Có chế tài nào quy định các trường phải tham gia phân tầng, xếp hạng không, thưa bà? Nếu có trường muốn đứng ngoài thì sao?
- Nghị định là văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước, theo đó, tất cả các tổ chức, các nhân trong phạm vi áp dụng phải thực hiện. Thông tư Hướng dẫn chi tiết phân tầng và xếp hạng mà Chính phủ giao cho Bộ GD-ĐT xây dựng sẽ tiếp tục quy định cụ thể, để tất cả các trường thực hiện.
Sau này, dự kiến một số chính sách đối với các trường sẽ trên cơ sở phân tầng xếp hạng. Vì vậy, các trường vừa có nghĩa vụ thực hiện các quy định của văn bản pháp luật, vừa có nhu cầu thực hiện để được tham gia các chính sách của Nhà nước.
Ngoài ra, ở phương diện xã hội, khi đã thực hiện phân tầng, xếp hạng mà có một số trường chưa thực hiện ngay thì có thể ảnh hưởng đến uy tín của chính các trường. Bởi vì, chắc chắn các thí sinh, phụ huynh sẽ không đánh giá cao những cơ sở đào tạo không có thông tin về phân tầng xếp hạng hoặc không thực hiện đầy đủ các quy định của Nhà nước...
Vì vậy, tôi cho rằng khi đã triển khai thực hiện chính sách sẽ không có trường "muốn đứng ngoài", hoặc việc "muốn đứng ngoài" có thể sẽ bị đánh giá không bằng trường thứ hạng kém vì không minh bạch...
- Khi nào Bộ GD&ĐT sẽ có hướng dẫn cách tính điểm cho mỗi chỉ số của các tiêu chí theo tiêu chuẩn xếp hạng cơ sở GDĐH? Và tới khi nào sẽ có một "bảng tổng sắp" chính thức đầu tiên về phân tầng, xếp hạng đại học Việt Nam, thưa bà?
- Đây là vấn đề mới, lần đầu tiên được quy định tại Việt Nam nên chưa thể có thông tư hướng dẫn ngay khi Nghị định mới được ban hành, vì các chủ trương mới đưa vào Nghị định phải được xã hội đồng tình và được Chính phủ chính thức ban hành mới trở thành cơ sở để xây dựng thông tư hướng dẫn.
Chúng tôi sẽ cố gắng để có thể có thông tư hướng dẫn sớm nhất trong điều kiện của mình để tổ chức triển khai thực hiện.
Theo Ngân Anh/VietNamNet
GS. Mai Trọng Nhuận: Tự chủ giả hiệu sẽ không có Đại học đích thực Không có một trường đại học nào có thể hoàn thành sứ mệnh của mình mà không có quyền tự chủ cần thiết. LTS: Quan điểm của GS. Mai Trọng Nhuận, nguyên Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội khi bàn về tự chủ đại học. Trong chủ đề này ông bày tỏ, vấn đề tự chủ đại học nói riêng và...