Bí mật của những người sống thọ tới 100 tuổi
Về mặt sinh học, những người thọ đến 100 tuổi có gì khác với đa số không vượt qua được cái ngưỡng “xưa nay hiếm”?
Ảnh minh họa
Phải chăng vì họ được thừa hưởng gene di truyền hay vì đã có lối sống khoa học, hợp lý nên phòng tránh được bệnh tật.
Để xác định điều này, các nhà khoa học đã khảo sát, phỏng vấn 424 người từ 100 tuổi trở lên:
Có hay không hoặc ở tuổi nào họ bị mắc 10 bệnh sau đây: tăng huyết áp, đái tháo đường, đột quỵ, ung thư (kể cả ung thư da), loãng xương, bệnh tuyến giáp, bệnh Parkinson, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính…
Lối sống: Chế độ dinh dưỡng, vận động, thói quen hút thuốc lá…
Video đang HOT
Mối liên hệ giữa tuổi mắc bệnh với tuổi thọ được quan tâm nhưng kết quả thu được lại làm cho chúng ta khá ngạc nhiên. Số người sống từ 100 trở lên đã được phân thành 3 nhóm:
Nhóm sống sót là những người đã từng mắc ít nhất 1 bệnh (trong số các bệnh kể trên) trước tuổi 80, gồm 24% số cụ ông và 43% số cụ bà.
Nhóm thoát hiểm tức đã đạt đến tuổi 100 mà không hề bị mắc một bệnh nào kể trên, gồm 32% số cụ ông và 15% số cụ bà.
Nhóm chậm, tức đã mắc một trong số các bệnh kể trên sau tuổi 80, gồm 44% số cụ ông và 42% số cụ bà.
Khi xem xét 3 bệnh gây tử vong nhiều nhất là bệnh tim, ung thư (không kể ung thư da) và đột quỵ, các nhà nghiên cứu nhận thấy hầu hết những cụ đã thọ 100 tuổi đều thuộc nhóm thoát hiểm, 87% số cụ ông và 83% số cụ bà 100 tuổi trở lên đều không bị một bệnh nào trong số 3 bệnh kể trên.
Như vậy, những người sống đến 100 tuổi hay cao hơn nữa không nhất thiết chỉ cần có “bộ gene di truyền tốt” để giúp họ có miễn dịch với những bệnh thường gặp khi có tuổi. Điều này chắc chắn đúng với một số người nhưng nhiều người khác vẫn có thể vượt qua được bệnh tật và sống khỏe mạnh qua tuổi 100 nhờ lối sống tích cực.
Tuổi thọ giảm và xu hướng xấu của giới trẻ hiện đại
Trong nhiều thập kỷ, tuổi thọ của người dân Hoa Kỳ tăng liên tiếp. Nhiều bác sĩ lâm sàng và nhà nhân khẩu học cho rằng đó là một xu hướng hiển nhiên của quốc gia này.
Tuy nhiên, một phân tích dài hạn, đầy đủ chi tiết của TS. Steven H. Woolf và nhà nghiên cứu Heidi Schoomaker mới đây, khiến nhiều người bất ngờ về tuổi thọ ở Hoa Kỳ và nguyên nhân đến từ những thói quen xấu trong lối sống của giới trẻ hiện đại và người trưởng thành.
Tuổi thọ giảm do tỷ lệ tử vong ở tuổi trung niên
Trong một báo cáo đăng trên Tạp chí của Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ (JAMA), tuổi thọ của Hoa Kỳ đã giảm kể từ năm 2014 đến nay, sau khi tăng trong hầu hết 60 năm qua.
Nguyên nhân của sự giảm tuổi thọ này được đề cập là do các yếu tố bao gồm sự gia tăng tử vong do quá liều thuốc, tự tử và các bệnh về hệ thống ở thanh niên và người trung niên thuộc tất cả các nhóm chủng tộc.
TS.Steven H. Woolf và nhà nghiên cứu Heidi Schoomaker, thuộc Trường Đại học Y khoa Khối thịnh vượng Virginia ở Richmond, Hoa Kỳ lưu ý rằng tỷ lệ tử vong ngày càng tăng ở tuổi trung niên ảnh hưởng đến dân số trong độ tuổi lao động, do đó, ảnh hưởng đến nguồn lực, nền kinh tế và an ninh quốc gia. Các xu hướng này cũng ảnh hưởng đến các trẻ em có cha mẹ tử vong ở tuổi trung niên và sức khỏe của chúng có thể gặp nguy hiểm khi chúng đến tuổi đó, hoặc thậm chí sớm hơn.
Tuổi thọ trung bình của người Mỹ đang giảm.
Ước tính khoảng 33.307 cái chết tuổi trung niên từ năm 2010 đến 2017 ở Hoa Kỳ, tập trung chính ở một số bang: New England, và thung lũng Ohio.
Từ năm 1999 đến 2017, tử vong độ tuổi trung niên vì quá liều thuốc đã tăng thêm 386,5% tức tăng gần 4 lần. Đặc biệt, khi phân tích theo nhóm tuổi, tỷ lệ này tăng 531,4% ở những người từ 25-34 tuổi, tăng 267,9% ở những người từ 35-44 tuổi và 350,9% ở những người từ 45 đến 54 tuổi. Sự gia tăng lớn nhất trong các trường hợp tử vong do quá liều thuốc (909,2%, tức hơn 9 lần) xảy ra ở những người từ 55-64 tuổi.
Tuổi thọ trung bình giảm do tác dụng tiêu cực của lối sống
Tuổi thọ ở Hoa Kỳ đã tăng từ 69,9 năm 1959 lên 78,9 năm 2016, nhưng tốc độ chậm lại và tuổi thọ giảm trong 3 năm liên tiếp sau, xuống còn 78,6. Các nhà nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu từ năm 1959 đến 2017 của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) và Cơ sở dữ liệu về tử vong của Hoa Kỳ để phân tích các thay đổi. Họ cũng nghiên cứu các tài liệu khoa học được công bố từ tháng 1/1990 đến tháng 8/2019 về xu hướng tử vong và những nguyên nhân tiềm năng. Nghiên cứu được tài trợ một phần bởi Viện Lão hóa Quốc gia.
TS.Howard K. Koh, thuộc Trường Y tế Công cộng Harvard T.H. Chan và Trường Harvard Kennedy, Boston, Massachusetts, Hoa Kỳ cùng các đồng nghiệp đã bày tỏ những ý kiến của mình trong một báo cáo đi kèm nghiên cứu này: Những con số này thể hiện một sự bất lợi lớn về sức khỏe của Hoa Kỳ so với các quốc gia có thu nhập cao ngang hàng, mặc dù Hoa Kỳ có chi tiêu chăm sóc sức khỏe bình quân đầu người cao nhất thế giới.
Nhóm tác giả cho biết: Các nỗ lực tập trung vào việc chống béo phì, chống tăng huyết áp và giảm sử dụng thuốc lá sẽ là chìa khóa trong việc giảm thiểu thiệt hại, mặc dù việc sử dụng thuốc lá ở Hoa Kỳ đã giảm, nhưng tỷ lệ hút thuốc cao hơn trong những thập kỷ trước có thể gây ra tác dụng trễ đối với tỷ lệ tử vong, đặc biệt là ở người lớn tuổi.
TS. Howard K. Koh cho rằng: Những tác động tiêu cực của béo phì đến tuổi thọ bắt đầu được dự đoán cách đây 15 năm và có liên quan đến bệnh đái tháo đường và tiền đái tháo đường, cũng như bệnh tim thiếu máu cục bộ, ung thư, đột quỵ và bệnh thận. Hơn nữa, khoảng 80% người trưởng thành Hoa Kỳ không đáp ứng các hướng dẫn hoạt động thể chất cơ bản (bao gồm cả hoạt động thể chất nhẹ nhàng như aerobic hay hoạt động nặng, tăng cường cơ bắp).
Các nhà khoa học cũng cho rằng: Tỷ lệ tự tử gia tăng và các thách thức về sức khỏe tâm thần, như trầm cảm và lo lắng cho thanh thiếu niên trong thời đại truyền thông xã hội (social media), báo hiệu sự cấp bách trong công cuộc tìm kiếm giải pháp tốt hơn để tăng khả năng đảo ngược xu hướng, bao gồm nhận dạng và hỗ trợ rủi ro sớm hơn ở trường học và nơi làm việc... Việc mở rộng hệ thống hỗ trợ lâm sàng và các chiến lược để giảm thiểu xu hướng tự hại (self-harm) liên quan đến việc tiếp cận súng đạn vào thời điểm khủng hoảng cảm xúc".
TS. Howard K. Koh nhấn mạnh rằng: Mở rộng quyền truy cập vào các chương trình điều trị và hạn chế tác hại của thuốc và cải thiện việc tiếp cận naloxone (naloxone là một loại thuốc được sử dụng để ngăn chặn những ảnh hưởng bất lợi của opioid, đặc biệt là nếu dùng thuốc giảm đau quá liều. Naloxone có thể được kết hợp với một opioid để giảm nguy cơ lạm dụng) sẽ rất quan trọng trong việc hạn chế tử vong do quá liều opioid.
"Uống nước lạnh sau ăn gây hại tim": Chuyên gia tim mạch Bệnh viện E nói gì? Trên một số diễn đàn và mạng xã hội hiện đang chia sẻ thông tin "uống nước lạnh sau ăn gây hại tim, thậm chí gây bệnh ung thư". Thực hư thông tin này cụ thể ra sao theo quan điểm của chuyên gia ThS.BS. Lý Đức Ngọc - Trung tâm Tim mạch Bệnh viện E. Hiện nay trên một số diễn đàn...