Bí mật của giấc ngủ sâu
Nhóm các nhà khoa học Mỹ do nhiều nhà thần kinh học từ Đại học California tại Los Angeles dẫn đầu vừa xây dựng mô hình toán học về sự tiến hóa các chức năng của não bộ ở trẻ em từ sơ sinh đến 15 tuổi.
Mô hình này có cân nhắc đến các thông số như tỷ lệ trao đổi chất của não, khối lượng não và thời gian dành cho giấc ngủ REM.
REM là viết tắt của cụm từ: Rapid Eye Movement. Nó có nghĩa là mắt người di chuyển rất nhanh. Từ đó, có thể hiểu REM chính là giai đoạn ta ngủ nhưng mắt vẫn chuyển động nhanh. Đây cũng chính là thời điểm não hoạt động mạnh, tạo ra các hình ảnh kì lạ. Việc chúng ta mơ cũng nằm trong giai đoạn này.
Cơ thể khi ở trạng thái ngủ REM có hơi thở nhẹ nhàng nhưng tim đập nhanh hơn nhiều so với thông thường. Những nghiên cứu bài bản cũng cho thấy huyết áp của con người khi ngủ REM ở mức cao.
Giới nghiên cứu phát hiện ra rằng khoảng 2 tuổi rưỡi, chức năng cơ bản của giấc ngủ thay đổi từ việc xây dựng cấu trúc hạ tầng của não sang sửa chữa và làm lành – tránh bị hư hại hay ảnh hưởng xấu bởi tác nhân bên ngoài mỗi ngày. Trong thời gian này, giai đoạn giấc ngủ REM ở trẻ em trở nên ngắn hơn và thời lượng tổng thể cũng giảm đi.
Các nhà khoa học lưu ý rằng chính trong giai đoạn REM, hoặc ngủ sâu, các xynap (cấu trúc liên hợp kết nối các tế bào thần kinh với nhau) được xây dựng và củng cố. Đây cũng là lúc có những giấc mơ sống động nhất – bằng chứng cho thấy não không hề ngủ, và các tế bào thần kinh “giao tiếp” hoạt động liên tục với nhau.
Nhóm tác giả nghiên cứu phát hiện ra rằng giấc ngủ REM, chịu trách nhiệm tổ chức lại não bộ và quá trình học tập, chi phối giai đoạn phát triển ban đầu của trẻ, trong khi đó, giấc ngủ chậm đảm trách nhiệm vụ phục hồi hàng ngày, sẽ theo chúng ta trong suốt phần còn lại của cuộc đời.
Tác giả, chuyên gia nghiên cứu cao cấp Gina Poe, giáo sư sinh học và sinh lý học tích hợp tại Đại học California, Los Angeles, người đã nghiên cứu giấc ngủ trong hơn ba mươi năm cho biết: “Đừng đánh thức trẻ trong giấc ngủ REM, trong khi não của chúng đang làm công việc quan trọng”.
Nhóm các nhà khoa học cũng phát hiện ra rằng giấc ngủ REM giảm dần khi não phát triển về kích thước. Nếu ở trẻ sơ sinh, tỷ lệ này chiếm khoảng 50%, thì sau mười năm, con số này giảm xuống còn khoảng 25% và tiếp tục giảm theo độ tuổi. Ở người lớn, giấc ngủ sâu chỉ chiếm khoảng 15% thời gian dành cho giấc ngủ.
“Giấc ngủ cũng quan trọng như thức ăn. Và thật kỳ diệu khi giấc ngủ phù hợp với nhu cầu của hệ thần kinh của chúng ta. Từ sứa, chim đến cá voi, tất cả đều ngủ. Giấc ngủ là liều thuốc thần dược và hoàn toàn miễn phí”, GS. Poe lưu ý.
Ngoài các nhà khoa học về thần kinh, nhóm nghiên cứu còn bao gồm nhiều nhà sinh học, toán học và chuyên viên thống kê, đồng thời xử lý kỹ thuật số loạt kết quả thu được của hơn 60 nghiên cứu liên quan đến con người và động vật.
Hồ nước cạn khô lộ dấu chân của người 120.000 năm tuổi
Liệu những gì được nhìn thấy có phải là dấu chân của người thượng cổ 120.000 tuổi hay không?
Phát hiện bất ngờ này được đăng trên tạp chí Live Science và tạo chấn động lớn.
Một nhóm các nhà khoa học đã tìm thấy dấu chân người và động vật có niên đại 120.000 năm ở tỉnh Tabuk, Tây Bắc Ả Rập Xê Út. Các dấu chân này được phát hiện trong một hồ nước cổ Alathar cạn khô.
Khoảng 120.000 năm về trước ở vùng ngày nay là phía bắc Ả Rập Xê Út, một nhóm người dừng chân tại một hồ nước cổ Alathar trên sa mạc Nefud để uống nước và tìm kiếm thức ăn.
Dấu chân người 120.000 năm được tìm thấy ở hồ nước cổ Alathar
Hồ này cũng là nơi lui tới thường xuyên của lạc đà, trâu và voi được cho là to lớn hơn các con vật cùng loài được nhìn thấy ngày nay.
Các dấu chân được tìm thấy bao gồm: Dấu chân của con người, lạc đà, voi, động vật hoang dã và động vật ăn thịt.
Cụ thể, Tiến sĩ Jasser Al Herbish, lãnh đạo Ủy ban Di sản Ả Rập Xê Út, cho hay nhóm nghiên cứu tìm thấy dấu vết của 7 dấu chân người, 107 dấu chân lạc đà, 43 dấu chân voi cùng nhiều dấu vết khác của các loài động vật khác nhau.
Không chỉ vậy, các chuyên gia còn phát hiện 233 hóa thạch xương voi và linh dương cũng như bằng chứng về sự tồn tại của động vật ăn thịt tại khu vực này.
Những thông tin này phần nào giúp làm sáng tỏ những con đường mà người cổ đại đã đi khi rời châu Phi.
Vào hồi tháng 6 vừa qua, một phát hiện khác cũng khiến làng khảo cổ sôi sục.
Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy một tác phẩm điêu khắc chim được làm từ xương cháy có niên đại 13.500 năm, được cho là tượng chim cổ xưa nhất tại Đông Á.
Bức tượng chim cổ nhất được tìm thấy ở khu vực Đông Á.
Bức tượng nhỏ được tìm thấy trong tình trạng hầu như nguyên vẹn tại một địa điểm khảo cổ thuộc tỉnh Hà Nam (Trung Quốc), được làm từ xương thú và dùng đá điêu khắc.
Theo chuyên gia Francesco D'Errico tại Đại học Bordeaux (Pháp), thành viên nhóm nghiên cứu, tác phẩm điêu khắc nhỏ này có thể là bằng chứng cho một "mắt xích bị thiếu" trong kiến thức trước nay của giới khoa học về nghệ thuật thời tiền sử.
Ô nhiễm tiếng ồn tác động tiêu cực tới khả năng sinh tồn của cá Theo một nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Royal Society Open Science ngày 15/9/2020, cá chịu sức ép do tiếng ồn ít có khả năng chống chọi với dịch bệnh và việc phơi nhiễm tiếng ồn kéo dài có thể khiến chúng chết sớm. Đây là phát hiện mới nhất chỉ ra những hậu quả từ tiếng ồn do con người gây...