Giải mã bí ẩn “rừng đá” Thạch Lâm ở Trung Quốc
Theo một nghiên cứu mới, các nhà khoa học đã giải thích cách khu rừng đá hình dạng siêu thực Thạch Lâm hình thành.
Rừng đá Thạch Lâm nổi tiếng ở Trung Quốc.
Nhà vật lý thực nghiệm Leif Ristroph từ Đại học New York cho biết: “Thông qua một loạt các mô phỏng và thí nghiệm, chúng tôi đã khám phá ra cách nước chảy tạo ra các gai cực kỳ sắc nét trong các địa hình”.
Mặc dù có thể mất nhiều thập kỷ hoặc thế kỷ để một khu rừng đá thực sự hình thành, nhưng nhờ các thí nghiệm có thể được quan sát chỉ trong vài giờ với một chất tương tự phù hợp. Trong trường hợp này, các nhà nghiên cứu đã sử dụng… kẹo.
Video đang HOT
Rừng đá là một ví dụ điển hình về địa hình Karst, nhưng các điều kiện thủy văn làm sắc nhọn các ngọn của rừng đá của chúng có thể được mô phỏng trong phòng thí nghiệm bằng cách sử dụng công thức thực hiện trong… nhà bếp gồm đường ăn, xi-rô ngô, và nước.
Nếu làm theo đúng tỷ lệ sẽ tạo nên một thứ được gọi là kẹo cứng, bao gồm khoảng 99% hàm lượng đường. Khi một khối kẹo có bề mặt nhẵn này được ngâm trong nước rồi lấy ra, các nhà nghiên cứu quan sát thấy nó dần dần tan thành một mảng gai nhọn trong khoảng thời gian khoảng 2 giờ.
“Các hình chóp nhọn như kim, cũng như các mảng hình chóp giống như móng tay, nổi lên mạnh mẽ từ sự hòa tan của các chất rắn với hình dạng ban đầu mịn. Mặc dù ban đầu chất lỏng tĩnh lặng và không có dòng chảy bên ngoài nào ảnh hưởng, nhưng các dòng chảy dai dẳng được tạo ra dọc theo ranh giới rắn khi chất lỏng đậm đặc, chứa nhiều chất tan giảm xuống dưới tác động của trọng lực”, các nhà khoa học giải thích.
Trong một thí nghiệm riêng biệt, các nhà nghiên cứu đã mô phỏng quá trình này trong một mô hình toán học cho thấy rằng các hình tháp tự điêu khắc dẫn đến quá trình hòa tan, do các dòng đối lưu tự nhiên cuối cùng tăng cường tốc độ hòa tan trong một vòng phản hồi làm cho các mảnh vỡ sắc nét hơn thay vì mờ đi.
Về cách thức mà quá trình tương tự tạo ra các khu rừng đá trong thế giới thực, nhóm nghiên cứu cho rằng các lỗ hoặc khe nứt chứa đầy chất lỏng trong đá xốp có thể hoạt động như các đường dẫn cho cùng một loại dòng chảy, với các lỗ nhỏ mở rộng khi bề mặt của chúng tan ra và cuối cùng là sinh ra các cột đá nhọn như ở rừng đá Thạch Lâm.
“Các mảng hình thành thông qua sự mở rộng không đáng kể của các lỗ rỗng. Sự sắp xếp ban đầu của chúng tạo ra mô hình của các đỉnh và một quá trình tương tự đối với các khu rừng đá được cho là bắt đầu bởi các cột thẳng đứng giữa các khe nứt giao nhau”, các nhà nghiên cứu thông tin.
Trong bối cảnh phòng thí nghiệm, với một khối kẹo được tạo hình sẵn, kết quả tạo ra một mảng gai gọn gàng và đối xứng, nhưng như các khu rừng đá thực tế cho thấy thứ tự tương tự lại không rõ ràng khi quá trình này diễn ra trong thế giới thực tạo ra vô số hình dạng nổi bật và bất ngờ.
Nhóm nghiên cứu giải thích: “Các vị trí lỗ rỗng dự kiến sẽ tạo ra các mảng hình chóp lộn xộn có chu vi và chiều cao khác nhau, chúng có thể gần giống với hình chóp tự nhiên của rừng đá”.
Lá nhân tạo biến ánh sáng mặt trời thành... thuố.c
Các nhà khoa học tại Đại học Công nghệ Eindhoven (Hà Lan) đã nghiên cứu ra một loại lá nhân tạo, mở ra một tương lai đầy hứa hẹn cho ngành dược.
Với hình dạng giống lá cây bình thường, loại lá nhân tạo hấp thụ ánh sáng mặt trời, rồi chuyển đổi năng lượng này thành một thứ hoàn toàn mới - có công dụng như thuố.c dành cho con người.
Nhóm nghiên cứu đã tiến hành dự án này được một thời gian và giới thiệu mẫu vật đầu tiên vào năm 2016. Đến nay, công nghệ đã tiến bộ hơn nhiều và các nhà nghiên cứu cho biết chiếc lá nhân tạo có màu sắc đẹp mắt này có thể sử dụng để tạo ra gần như bất kì loại thuố.c nào.
Chiếc lá nhân tạo biến ánh sáng mặt trời thành năng lượng để sản xuất thuố.c
Về cấu tạo, bên trong những chiếc lá này sẽ có hệ thống đường dẫn tương tự như gân lá tự nhiên. Khi ánh sáng mặt trời chiếu vào chất lỏng chảy trong lá, phản ứng hóa học sẽ xảy ra. Thông thường, quá trình này đòi hỏi có năng lượng điện, hóa chất hoặc đồng thời có cả hai. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã chứng minh được, năng lượng từ ánh sáng mặt trời thực sự hiệu quả trong việc tạo ra năng lượng để sản xuất thuố.c.
Trưởng nhóm nghiên cứu Timothy Noel cho biết, ông và các đồng nghiệp không gặp bất kỳ trở ngại nào để quan sát hoạt động của công nghệ mới này, ngoại trừ việc giới hạn thời gian làm việc vào ban ngày.
Những chiếc lá nhân tạo hoàn toàn có thể nhân rộng, bất cứ nơi nào có mặt trời là chúng hoạt động được. Việc nhân rộng rất dễ dàng và do tính chất tự cung cấp năng lượng và giá thành không hề đắt, chúng rất phù hợp để dùng trong quá trình sản xuất hóa chất cần tiết kiệm chi phí.
Phương pháp này sẽ được sử dụng ở những nơi khan hiếm thuố.c và không có đủ điều kiện sản xuất thuố.c.
Cỗ máy cho thấy hàm răng khủng long mạnh như thế nào Kênh YouTube Smithsonian Channel đã đăng tải video mô phỏng về hàm răng sắc nhọn của khủng long.