“Bí kíp” mua sắm đồ dùng học tập tiết kiệm nhất!
Chọn đồ cho năm học mới lúc nào cũng vô cùng tốn kém các bạn ạ.
Năm học mới sắp tới gần. Đây cũng là thời điểm thị trường đồ dùng học tập “hot” nhất. Tuy nhiên, giá cả thị trường ngày một biến đổi. Trong thời buổi bão giá như hiện nay, việc mua sắm sao cho tiết kiệm là một vấn đề quan trọng. Dưới đây là một vài gợi ý để các bạn có thể mua sắm một cách tiết kiệm nhất!
Tận dụng khuyến mại
Nếu bạn để ý sẽ thấy thời điểm này rất nhiều siêu thị, hệ thống các nhà sách giảm giá các mặt hàng dụng cụ học tập như balo, vở, đồng phục, bút thước… ngoài ra còn có thêm các chương trình tặng quà. Như siêu thị BigC, từ 20/7 – 2/8/2011 siêu thị đón mùa tựu trường 2011 bằng chương trình khuyến mại “Chào mừng năm học mới”, có nhiều ưu đãi với hơn 560 mặt hàng đồ dùng học tập, đồng phục, cặp, balô, sách vở, xe đạp, máy tính,… giảm giá 10 – 40%, kèm nhiều quà tặng thiết thực. Hay hệ thống nhà sách Hồng Hà cũng có rất nhiều ưu đãi khi mua đồ dùng học tập ở đây: “Mua 10 sản phẩm tặng 1 sản phẩm cùng loại” vào các ngày trong tuần từ 1 – 31/8, bốc thăm 100% trúng thưởng ngay cho khách hàng mua từ 300.000đ trở lên…
Bên cạnh đó, còn rất nhiều các nhà sách, siêu thị khác. Teen mình chịu khó để ý những địa điểm đang khuyến mại, giảm giá là có thể mua đồ dùng học tập rẻ hơn rồi. Tiết kiệm được một khoản nhỏ nhưng tích góp nhiều thì lại là một khoản lớn đấy.
Video đang HOT
Bí quyết mua sắm nằm ở đây
Sách giáo khoa các bạn nên mua theo trọn bộ, mua ở các nhà sách, cửa hàng sách có uy tín. Đặc biệt, trước khi thanh toán tiền bạn nên xem qua danh mục sách có cuốn nào bị thừa hay không. Nhiều bạn mua ở những cửa hàng nhỏ lẻ đã phản ánh bên cạnh những loại sách cần thiết, cửa hàng còn cho thêm những cuốn không dùng được vào đó.
Nếu teen mình dùng bút bi hoặc bút nước thì nên mua cả hộp để tiết kiệm. Cũng không nên mua cùng lúc quá nhiều đồ dùng học tập đề phòng có những thứ không cần thiết. Nên mua tập trung ở một nơi để được giảm giá. Tránh tình trạng mua vở một nơi, bút thước, cặp nơi khác. Vừa ít được giảm giá lại tốn thời gian và công sức đi lại.
Với những đồ dùng học tập trên thì teen Hà Nội có thể chọn mua ở phố Lương Văn Can, Hàng Chiếu, Chợ Đồng Xuân giá sẽ rẻ hơn các chỗ khác một chút. Các bạn ở thành phố Hồ Chí Minh cũng có thể mua tại các cửa hàng chuyên bán dụng cụ học tập, văn phòng ở đường Lê Lợi hoặc đường Hải Thượng Lãn Ông…
Tận dụng đồ dùng học tập cũ
Nếu nhà bạn có anh hoặc chị học trước đó rồi thì tại sao lại không tận dụng lại nhỉ. Một bộ sách giáo khoa cũ nhưng vẫn còn mới, balo hơi sờn nhưng nếu dùng tạm thì cũng không vấn đề gì. Bộ bút chì, compa, thước kẻ còn lại đầy đủ thì hãy sử dụng chúng, như thế bạn sẽ tiết kiệm được cho bố mẹ kha khá đấy. Hoặc thiếu đồ nào hãy mua chứ đừng cái gì cũng mua trong khi có thể sử dụng lại đồ của người học trước.
Với những gợi ý như trên, hi vọng các bạn sẽ có một năm học mới với những món đồ siêu ý nghĩa mà cũng tiết kiệm được thật nhiều chi phí nhé.
Theo K14
Tựu trường, 'săn' sách cũ cho con
Chỉ trong một buổi chiều chở con trai đi sắm đồ cho năm học mới, chị Nguyễn Thị Dung ( Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã cảm thấy "toát mồ hôi" với các loại hóa đơn thanh toán. Tính qua loa đã hết gần 5 triệu đồng tiền quần áo, sách vở, đồ dùng học tập cho con mà thấy vẫn thiếu.
Trước khi đi, hai mẹ con tôi đã thống nhất chỉ mua những thứ thật cần thiết mà đã tốn thế! Một bộ sách giáo khoa lớp 10 253.000 đồng, một quyển vở ghi loại dày cũng đã 20.000 đồng ( tương đương 400.000 đồng/ 20 vở), cặp sách loại vừa tiền là 350.000 đồn, rồi thì bút, thước, compa đủ loại... Đây là những thứ không thể thiếu trong quá trình học tập của cháu nên dù đắt mấy chị cũng phải cố gắng lo đầy đủ thôi." - Chị Dung chia sẻ.
Năm học mới bắt đầu cũng là lúc các bậc phụ huynh "gồng" mình lên để gánh những khoản chi lớn bé. Mặc dù giá cả các mặt hàng liên quan đến giáo dục (sách vở, đồ dùng học tập...) tăng tới mức chóng mặt nhưng họ vẫn phải "thắt lưng buộc bụng" để lo đầy đủ cho con.
Tìm mua sách ở nhà sách giáo dục
Mạnh tay chi sách tham khảo
Để thu hút khách hàng những ngày sắp sửa vào năm học mới, hầu hết các cửa hàng, đại lý cũng như siêu thị sách đều có chương trình tặng quà khuyến mãi, giảm giá một số mặt hàng hay rút thăm trúng thưởng. Tuy nhiên, đó chỉ là cách đánh vào tâm lý người mua hàng khi các loại sản phẩm giáo dục đang "đua nhau nhảy giá".
Năm nay, giá các loại sách giáo khoa (từ tiểu học đến trung học phổ thông) được cho phép tăng gần 17% so với năm học 2010 - 2011.
Một bộ sách giáo khoa lớp 1 (bộ 14 cuốn) có giá gần 80 nghìn đồng, tăng khoảng 20.000 đồng. Trong đó, cuốn Bài tập tiếng Việt năm ngoái có giá 10.700 đồng, năm nay đã tăng lên 12.500 đồng. Sách giáo khoa lớp 4 cũng tăng lên 140.300 đồng mỗi bộ và trung bình mỗi cuốn tăng từ 2.500 đồng trở lên.
Giá sách giáo khoa còn được Nhà nước khống chế, còn các loại sách bổ trợ kiến thức cho học sinh giá thì "đội" lên gấp đôi, gấp ba.
Những gia đình có điều kiện, ngoài việc trang bị các loại sách cơ bản cho con còn sắm thêm cả bộ sách theo chương trình nâng cao. Mặc dù các loại sách này luôn có mức giá "ngất ngưởng" nhưng nhiều phụ huynh vẫn quyết định "đầu tư".
Nếu như một quyển Vở bài tập Toán lớp 4 tập 1 có giá 5.900 đồng, tập 2 có giá 7.200 đồng thì giá của cuốn Bài tập Toán nâng cao có giá 23.500 đồng/ quyển.
Tương tự, các cuốn sách nâng cao theo chương trình từ lớp 1 đến lớp 12 đều có giá gấp hai, thậm chí gấp ba lần các cuốn sách cơ bản.
Chị Hoàng Phương Liên ( Đống Đa, Hà Nội ) có con lên lớp 4. "Vì các kiến thức nền tảng đều rơi vào chương trình học của lớp 4 nên tôi mua thêm cả sách nâng cao, sách tham khảo cho cháu học cho chắc kiến thức, chứ mất gốc từ bây giờ thì lên lớp trên không thể học nổi. Biết là giá cả năm nay mọi thứ đều đắt đỏ, nhưng để con mình học tốt thì gia đình tôi không tiếc gì cả" - chị giải thích.
Chia sẻ kinh nghiệm của mình, chị Lê Hoa ( Thanh Xuân, Hà Nội) cho rằng : "Nếu chỉ học trong sách giáo khoa với làm bài tập về nhà trong đó thì không thể nào giỏi được. Muốn có kiến thức rộng hơn thì phải luyện theo chương trình nâng cao. Vì vậy, năm nào tôi cũng mua thêm một bộ sách nâng cao các môn (nhất là ba môn văn, toán, ngoại ngữ) cho cháu".
Các loại sách tham khảo, sách nâng cao chương trình trung học phổ thông thường có giá cao hơn, trung bình từ 35.000 - 60.000 đồng mỗi quyển. Thậm chí, có những cuốn sách tham khảo có giá trên 100.000 đồng.
Đồ dùng cũng "leo thang"
Các loại mặt hàng đồ dùng học tập đa chủng loại, mẫu mã phong phú, đa dạng, đẹp mắt khiến người tiêu dùng có nhiều chọn lựa hơn nhưng cũng làm phụ huynh "hoa mắt" bởi giá quá cao.
Tại các điểm bán hàng bình ổn giá trên đường Giảng Võ, các loại đèn học có giá từ 150.000 đồng trở lên, cặp xách, ba lô mi- ni có giá từ 180 - 350.000 đồng, bộ bút, thước các loại cũng "nhảy múa" từ 30.000 đồng trở lên. Thậm chí có những ống cắm bút kiểu dáng thời trang, đi kèm một chiếc bút bi và một thước kẻ có giá hơn 100.000 đồng/ ống.
Sau một hồi đắn đo, cân nhắc trước quầy hàng đồ dùng học tập, bác Hoàng Xuân Nam (Kim Mã, Hà Nội ) đã quyết định mua cho cháu chiếc ba lô với giá 320.000 đồng và một hộp màu sáp nhỏ với giá 40.000 đồng.
Bác chia sẻ: "Tôi đi chọn đồ cho cháu, nhưng vì thời buổi khủng hoảng giá nên phải cân nhắc kỹ, cái gì thực sự cần mới dám sắm chứ cái gì cũng mua thì tiền lương hưu cả tháng cũng chẳng đủ!".
Nhà nghèo "săn" sách cũ
Trước cơn bão khủng hoảng giá, nhiều gia đình có điều kiện cũng phải "co kéo" để giảm tối đa các khoản chi cho năm học mới của con em mình.
Còn những người có thu nhập thấp phải lao đao tìm đường để "sống chung với lũ" bởi ngoài việc sắm sửa sách vở, đồ dùng học tập, họ còn chạy vạy lo tiền học phí cũng như các khoản đóng góp ở trường cho con.
Để tiết kiệm chi phí, nhiều người đổ xô đi "săn" sách cũ, mua đồ giảm giá, khuyến mại. Bởi vậy, các cửa hàng sách cũ trên phố Lý Thường Kiệt, khu tập thể Sư phạm (Cầu Giấy) luôn đông khách.
Hầu hết, những bộ sách cũ đã được chủ cửa hàng "tuyển chọn" kỹ lưỡng nên chất lượng sách vẫn tốt mà chỉ có giá bằng nửa giá của sách mới. Thêm vào đó, ở các của hàng sách cũ có khá nhiều sách tham khảo, sách nâng cao hay và giá cả lại "mềm".
Chị Phạm Thị Ngân ( Từ Liêm, Hà Nội) bán rau quả ở chợ Mỹ Đình, tiền bán hàng chỉ đủ chi phí sinh hoạt cho cả gia đình nên mỗi khi vào đầu năm học lại lo lắng.
Đóng tiền học cho con đã "mệt", lại thêm khoản chi sách vở, đồ dùng nên tiết kiệm được khoản nào hay khoản đó. Năm nào, chị cũng mua lại sách cũ cho con ở khu sách gần trường ĐH Sư phạm Hà Nội. "Sách ở đó rẻ mà dùng vẫn tốt" - chị cho hay.
Cũng như chị Ngân, gia đình anh Phan Văn Trung ( Mễ Trì, Hà Nội) lại liêu xiêu với chuyện lo cho hai đứa con ăn học.
Anh Trung bộc bạch: "Cháu lớn nhà tôi học lớp 6, còn cháu út năm nay vào lớp 1 trong khi tôi chỉ chạy xe ôm còn vợ tôi làm dịch vụ cho khu đô thị. Chi tiêu hàng ngày đã phải hết sức tằn tiện. Sách giáo khoa của các cháu tôi mua lại sách cũ cho rẻ, còn đồ dùng thì mua hàng khuyến mãi thôi, tiết kiệm được đồng nào hay đồng ấy".
Chị Nguyễn Thị Uyên (chủ một cửa hàng sách cũ, Lý Thường Kiệt, Hà Nội) cho biết:
"Sách cũ hay mới không quan trọng, quan trọng là học như thế nào. Năm nay, giá sách tăng cao nên nhiều người tìm mua sách cũ cho rẻ. Ở nhiều cửa hàng, giá sách chênh nhau tới vài chục nghìn, như một bộ sách mới lớp 4, nơi thì bán 145.000 đồng, nơi thì bán 170.000 đồng, có nơi chỉ thêm mỗi quyển Bài tập tiếng Anh vào rồi hét 197.000 đồng, trong khi sách cũ chỉ bằng nửa giá, có một số bộ mới hơn thì giá cũng chỉ 2/3. Vậy nên, nhiều gia đình chẳng ngại sách cũ, miễn con học tốt là được".
Thêm vào đó, tại các cửa hàng sách cũng có nhiều chương trình giảm giá sách giáo khoa đầu năm học nên ngoài việc chọn mua sách cũ, nhiều phụ huynh tranh thủ thời gian "chen chân" đi mua sách giảm giá để giảm bớt chi tiêu.
Theo VNN
Bí kíp cày top trong thời gian server mới mở cửa Một số lưu ý cho bạn nếu muốn trở thành số 1. Ngày nay, mỗi khi mở server mới các NPH thường đua nhau đưa ra các chương trình khuyến mãi, đua top khủng nhằm lôi kéo game thủ đến và gắn bó với game. Điều này cộng với ước mơ trở thành kẻ mạnh nhất trong game đã tạo ra một cuộc...