Bí kíp học thêm hiệu quả
Cùng với việc làm hồ sơ đăng kí thi vào các trường đại học cao đẳng, các teen 12 cũng bước vào giai đoạn ôn luyện khá căng thẳng để chuẩn bị cho những kì thi sắp đến…
Trước mắt các teen 12 là những kì thi hết sức quan trọng, để có được những bước ngoặt mới trong cuộc đời.
Cùng với việc làm hồ sơ đăng kí thi vào các trường đại học cao đẳng, các bạn cũng bước vào giai đoạn ôn luyện khá căng thẳng. Việc học thêm trở nên quan trọng hơn lúc nào hết bởi nó sẽ bổ trợ thêm nhiều kiến thức mà các thầy cô không có thời gian để truyền đạt trên lớp. Tuy nhiên, hiện nay vì nhu cầu, vì bị cha mẹ sắp xếp mà một số bạn đang rơi vào tình trạng “quá tải” dẫn đến việc học thêm không đem lại tác dụng như ý muốn.
Chúng ta hãy cũng xem lại “lịch trình” của một bạn học sinh lớp 12. Buổi sáng, học chính khóa trên lớp, buổi chiều học tăng tiết ở trường, tối lại đến trung tâm ôn luyện, thuê gia sư ở nhà…một ” show”, hai “show”….và cứ như thế các bạn lấp đầy thời khóa biểu của mình bằng sách vở, phòng học, thầy cô…. Một ngày trôi qua với bao mệt mỏi, bơ phờ….sáng mai lại lên lớp với bài mới….Học như thế liệu rằng đã hiệu quả hay chưa?
Video đang HOT
Thiết nghĩ, học thêm sẽ không đem lại ý nghĩa tác dụng như ý muốn nếu các bạn không có biết cách phân bổ thời gian và lựa chọn cho mình một phương pháp hợp lí. Thay vì toàn bộ thời gian các bạn đi học thêm thì nên “trích” cho mình một quỹ thời gian nhất định nào đó trong ngày để tự giác học bài, biến kiến thức đã lĩnh hội được từ thầycô thành kiến thức của mình. Đơn giản vì chúng ta chỉ nghe giảng, chỉ lĩnh hội mà không chủ động nhà nặn tìm tòi, suy nghĩ, sáng tạo… thì kiến thức đó vẫn là của thầy cô mặc dù nó đã được “chuyển giao”.
Mặt khác, chăm chỉ, cần cù học bài là điều hết sức cần thiết vì “Thiên tài chỉ có 1% là thông minh còn 99% là sự cần cù chăm chỉ” (Thomas Edison). Tuy nhiên “cần cù, chăm chỉ” không có nghĩa là lúc nào chúng ta cũng vùi đầu vào sách vở, không cần biết bản thân có hiểu bài hay không mà điều cốt yếu ở đây là chúng ta phải lựa chọn phương pháp học hợp lí với từng bộ môn, tiêu chuẩn để đánh giá kết quả không phải là ngồi học bao nhiêu lâu mà phải xem mình nắm được bao nhiêu kiến thức, kỹ năng, vận dụng vào làm bài tập như thế nào? Nói cách khác không nên quan tâm đến số lượng mà phải chú trọng chất lượng học bài của mình. Muốn đạt được điều đó, khi đã ngồi vào học thì bạn nên tạm gác lại mọi chuyện, tập trung cao độ cho mục tiêu, bài học của mình.
Ngoài ra bạn cần phải có một thời gian nhỏ dành cho vui chơi giải trí sau nhưng giờ học căng thẳng. Có thế đọc một câu chuyện vui, xem một bài báo, chơi một môn thể thao mình yêu thích…..Để giảm bớt streess, tạo ra tâm lí thoải mải, tinh thần sảng khoải giúp bạn dễ dàng tiếp thu kiến thức, rèn luyện trí thông minh, tinh thần lạc quan…. Cần cố gắng nhưng không nên quá lo lắng, căng thẳng, sẽ dễ tạo áp lực khiến bạn trở nên rối rắm hơn.
Chúc các bạn thành công!
Theo mực tím
Những ngày ôn thi vui vẻ
Tớ cảm thấy mình có thật nhiều cái... đầu tiên!
"Tớ không rõ mọi người thấy thế nào nhưng với tớ, những ngày ôn thi thế này rất là vui vẻ và đầy ý nghĩa. Lần đầu tiên tớ thấy mình tự giác trong học tập, lần đầu tiên tớ biết sắp xếp thời gian một cách hợp lý và cũng là lần đầu tiên tớ tạm gác chuyện tình cảm sang một bên để đặt việc học lên hàng đầu" - T.Phương (THPT Lương Thế Vinh, Hà Nội) nói.
Thời gian từ nay cho tới lúc thi đại học không còn bao xa nữa. Vượt qua những cảm giác mệt mỏi, uể oải vì lượng kiến thức quá nhiều cần phải học và những đêm dài thức trắng, nhiều teen 12 vẫn rất vui vẻ và hào hứng với những ngày ôn luyện này, như cô bạn T.Phương chia sẻ.
M.Tuấn (Chuyên đại học Khoa học Tự nhiên, Hà Nội) nói : "Mình học tương đối khá nên những ngày ôn luyện này với mình không quá mệt mỏi, thậm chí còn rất vui vẻ. Mọi người biết không, chưa bao giờ mình thấy được yêu thương như lúc này. Ba mẹ, ông bà, anh chị rồi cô, dì, chú, bác ai ai cũng hỏi thăm và động viên mình ôn thi tốt. Những lúc ấy cứ như mình là trung tâm vũ trụ đấy".
Trong một "note" trên facebook của mình, M.Hằng (Phan Đình Phùng, Hà Nội) chia sẻ: "Mình và bạn trai mới chia tay cách đây không lâu. Có lẽ do là năm cuối cộng thêm áp lực thi cử khiến cả hai đều rất mệt mỏi. Không có nhiều thời gian dành cho nhau nên mọi thứ dần nhạt nhòa. Ban đầu mình rất buồn nhưng nhờ có những ngày ôn thi bận bịu thế này mà nỗi buồn đó dần vơi đi. Mình nhận ra có nhiều thứ quan trọng với mình hơn như phải đỗ đại học, không được làm uổng công chăm sóc, nuôi nấng và tình cảm bố mẹ dành cho mình. Và hơn thế, đây chính là cơ hội để mình thể hiện sự tự lập, tính tự giác của mình hơn bao giờ".
Trái ngược với những bạn trên thì T.Nhung, cách đây một tháng, lúc nào cũng trong tình trạng "vật vã" với việc ôn luyện. Stress, áp lực, đau đầu, mệt mỏi luôn tìm đến Nhung khi bạn không thể sắp xếp thời gian học và thời gian nghỉ ngơi sao cho hợp lý. Có vẻ như với Nhung, mọi thứ thật tồi tệ và đã có lúc Nhung chỉ muốn bỏ cuộc cho xong. Thế nhưng, sau khi thi tốt nghiệp xong, được sự quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ của cha mẹ và bạn bè Nhung đã tìm được sự cân bằng trong mình. Tự cô bạn đã lập ra cho mình một thời khóa biểu ôn luyện và nghỉ ngơi khá hợp lý. "Mình cảm thấy như có một thứ động lực vô hình đang thúc đẩy nên tiến lên, không cho phép mình được dừng lại vì dừng lại đồng nghĩa với thất bại".
Vượt qua những áp lực thi cử, những giờ phút căng thẳng với việc ôn luyện. Teen 12 hãy tự tạo động lực và niềm vui cho mình để những ngày hè oi bức này bớt đi sự nhàm chán. Vui vẻ, thoải mái, việc tiếp thu bài học của các bạn sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều là cau có, gượng ép nhồi nhét kiến thức vào đầu đó.
Theo PLXH
Khi phụ huynh "tiếp tay" cho dạy thêm, học thêm Ngoài giờ học ở trường, không ít học sinh "chạy sô" học thêm bên ngoài, về nhà tiếp tục học với gia sư bố mẹ thuê về. Việc tràn lan trong dạy thêm và học thêm hiện nay còn có cả sự "tiếp tay" của chính phụ huynh. Học trò "chạy sô" học thêm Ngày nào cũng vậy, sau giờ học, em T.T.,...