Bi kịch của những người cấy mắt nhân tạo  

Theo dõi VGT trên

Sau khi thị giác trở lại không lâu, 350 bệnh nhân sử dụng mắt giả của hãng Second Sight sẽ lại mất đi khả năng nhìn.

Những hệ thống can thiệp vào não để chữa bệnh đang trở nên phổ biến trong những năm gần đây. Tuy nhiên, đây không phải là cây đũa thần để chữa lành cho bệnh nhân.

Sản phẩm hỗ trợ thị giác của hãng Second Sight, có trụ sở ở Los Angeles, chính là lời cảnh báo dành cho những bệnh nhân muốn tìm lời giải ở công nghệ cấy chip não.

“Đem con bỏ chợ”

Barbara Campell từng bị cướp đi một nửa thị lực vào năm 30 tuổ.i do căn bệnh di truyền. Bà đã sử dụng võng mạc nhân tạo cho mắt trái suốt 4 năm qua, giúp bà nhìn được khá tốt. Thế nhưng, giờ đây chính đôi mắt giả ấy đã đưa bà về với bóng tối một lần nữa.

“Tôi còn nhớ như in khoảnh khắc ấy. Đang bước xuống bậc thang để chuyển tàu, tôi đột nhiên nghe thấy tiếng ‘bíp, bíp, bíp’ vọng từ đâu đó”, Campbell kể.

Âm thanh ấy đến từ chiếc mắt giả sinh học Argus II vừa dừng hoạt động của bà. Những vùng sáng – tối vốn rõ mồn một trước mắt bà giờ đây đột nhiên biến mất.

Terry Byland, trường hợp duy nhất cấy võng mạc nhân tạo cho cả 2 mắt, sử dụng hệ thống Argus I đời đầu của công ty Second Sight Medical Products cho mắt phải vào năm 2004. 11 năm sau, người đàn ông tiếp tục cấy mắt giả Argus II vào mắt trái. Byland là người hỗ trợ hãng thiết bị y học này phát triển công nghệ mắt giả.

“Từ một người bình thường, tôi bỗng trở thành người phát ngôn cho cuộc thử nghiệm công nghệ lúc bấy giờ”, ông nhớ lại.

Vào năm 2020, Byland nhận được tin hãng công nghệ y học đã “mang đến ánh sáng” cho mình sắp sửa phá sản. Lúc đó, đôi mắt sinh học của ông vẫn còn sử dụng được, nhưng Byland không rõ khi nào chúng sẽ tắt ngấm.

“Tôi ổn nếu chúng vẫn sử dụng bình thường như bao lâu nay. Nhưng nếu có chuyện gì xảy ra, đó thực sự sẽ là ác mộng với tôi, vì tôi không cách nào sửa được chúng”, người đàn ông tâm sự với với tạp chí IEEE Spectrum.

Bi kịch của những người cấy mắt nhân tạo - Hình 1

Video đang HOT

Võng mạc nhân tạo của Barbara Campell đột ngột tắt khi bà đang trên đường đến tàu điện ở Manhattan. Sau đó, nó không bao giờ hoạt động lại.

“Công nghệ tuyệt vời thật đấy, nhưng công ty tạo ra nó thì quá tệ hại”, Ross Doerr, một bệnh nhân khác của Second Sight, thẳng thắn chia sẻ. Sau khi cấy một bên mắt vào năm 2019, ông vẫn nhớ như in khoảnh khắc chứng kiến ánh đèn Giáng sinh lấp lánh trước mắt mình ngày ấy. Ông còn vui sướng hơn khi nghe tin hãng sẽ cập nhật phần mềm để nâng cao thị lực của ông.

Thế nhưng, thời điểm đầu dịch Covid-19, Doerr nghe được một vài tin đồn không hay về công ty Second Sight. “Ông gọi lên công ty thử xem chứ chúng tôi bị đuổi việc rồi, À, còn vụ cập nhật thì chắc cũng không thực hiện nổi đâu”, một nhân viên chăm sóc khách hàng nói với ông.

Họ chỉ là 3 trong hơn 350 bệnh nhân khiếm thị khác bị hãng công nghệ y học Second Sight Medical Products “đem con bỏ chợ”, không được tiếp tục hỗ trợ công nghệ võng mạc do hãng phát triển. Chỉ cần thiết bị có lỗi nhỏ, và những bệnh nhân này sẽ phải quay lại với bóng tối.

Nghiêm trọng hơn, hệ thống mắt giả Argus có thể để lại biến chứng hoặc xung đột với các kỹ thuật y học khác như chụp cộng hưởng MRI. Người bệnh muốn gỡ mắt giả cũng phải tiêu tốn nhiều chi phí và đối diện với nỗi đau khủng khiếp.

Công nghệ mang lại hi vọng cho người mù

Ýtưởng cấy mắt giả sinh học được tiến sĩ Robert Greenberg, Chủ tịch của Second Sight, nảy ra vào lúc đang xem video thử nghiệm cho dây điện tiếp xúc với mắt một bệnh nhân khiếm thị năm 1991.

Người bệnh đột nhiên nhìn thấy một vệt sáng khi sợi dây chạm vào võng mạc, tạo ra dòng điện. Sau đó, bệnh nhân xác nhận mình nhìn thấy 2 điểm sáng khi bác sĩ gắn thêm dây điện thứ 2. “Nếu có thể tạo ra 2 điểm sáng, chúng ta hoàn toàn có thể tạo ra nhiều điểm hơn và tái tạo hình ảnh thành công”, Greenberg trả lời phỏng vấn của Spectrum vào năm 2011.

Bi kịch của những người cấy mắt nhân tạo - Hình 2

Robert Greenberg là nhà đồng sáng lập Second Sight và mất hàng năm trời để đưa võng mạc giả ra thị trường.

Ông dành hàng năm trời để thực hiện hóa ý tưởng này. Cuối cùng, Argus I và Argus II đã được châu Âu và Mỹ chính thức phê chuẩn lần lượt vào năm 2011 và 2013.

Theo IEEE Spectrum, ngoài việc trải qua cuộc phẫu thuật cấy chip vào não suốt 4 giờ đồng hồ, bệnh nhân phải còn đeo một cặp kính gắn chiếc camera siêu nhỏ giúp thu nhận thông tin hình ảnh.

Sau đó, camera sẽ chuyển đổi hình ảnh thành 60 điểm ảnh trắng đen và thành xung điện truyền không dây đến dãy 60 điện cực chứa trên con chip cấy trong võng mạc. Dãy điện cực này sẽ tạo ra tín hiệu trong võng mạc và truyền qua các dây thần kinh để gửi dữ liệu đến não bộ phân tích, mang lại thị lực cho bệnh nhân.

Nhưng đó không phải thị lực thật sự. Argus II chỉ đem lại thị lực giả. Một khi người dùng di chuyển phần đầu, hình ảnh trước mắt sẽ chuyển thành các sắc xám và ẩn hiện liên tục. “Đây mới chỉ là những bước đầu sơ khai của công nghệ này”, theo Greenberg. Hãng cũng cho biết các bệnh nhân hài lòng và dần thích nghi với những chuyển cảnh đơn giản này.

Nhiều người bệnh sau đó đã nhận ra vạch kẻ đường khi đi qua một con đường tối hay thấy ánh sáng của khuôn mặt ngay trước họ. “Dù không phải là thị lực bình thường, nhưng điều đôi mắt này quá tốt so với những gì chúng tôi từng có được”, Ross Doerr nhớ lại cảm nhận của mình sau cuộc phẫu thuật.

Jeroen Perk, bị mù hoàn toàn lúc 19 tuổ.i, đã trở thành bệnh nhân trẻ nhất cấy mắt giả Argus II vào năm anh 36 tuổ.i. Chỉ vài năm sau, Perk xuất hiện trong một video trượt tuyết và bắ.n cung do Second Sight đăng tải.

“Họ đã phải đối diện với bóng tối trong một thời gian dài. Họ thậm chí còn không phân biệt được đâu là biển xanh, cát vàng, đâu là hầm mỏ tối hù. Việc nhìn thấy một phần thôi cũng đủ làm cả bệnh nhân và bác sĩ chúng tôi vui sướng”, Lucian Del Priore, một trong những nhà vật lý tham gia vào công nghệ cấy ghép chia sẻ.

Sự lụi tàn của phát minh không tưởng

Dù vượt trội về mặt công nghệ, Second Sight vẫn đối mặt với một số vấn đề tài chính. Với giá bán 150.000 USD, võng mạc nhân tạo này đắt gấp 5 lần so với các thiết bị kích thích dẫn truyền thần kinh thông thường. Bệnh nhân khi cấy Argus II mất 497.000 USD để chi trả toàn bộ từ chi phí cho thiết bị, phẫu thuật cho đến hồi phục hậu phẫu.

Bi kịch của những người cấy mắt nhân tạo - Hình 3

Ross Doerr không thể chụp cộng hưởng từ MRI cho khối u não của mình vì bác sĩ không nhận diện được võng mạc giả Second Sight cấy trong mắt ông.

“Càng dùng tôi càng thấy nó có ích. Não tôi như được huấn luyện sau mỗi lần nhìn thấy đồ vật”, Barbara Campbell, người được cấy mắt trong cuộc thử nghiệm lâm sàng của Argus II, từng thừa nhận võng mạc giả này rất hữu dụng.

Nhưng sau 4 năm sử dụng, thiết bị đột ngột tắt ngấm khi bà đang trên đường đến ga tàu điện. Dù đã đưa đến Second Sight để sửa vài lần nhưng thiết bị vẫn không hoạt động lại. Sau khi tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc gỡ thiết bị, bà nhận ra việc trải qua một cuộc phẫu thuật khác là quá mạo hiểm và vẫn giữ nguyên chiếc võng mạc nhân tạo bị hư ở bên mắt trái.

Mặt khác, theo IEEE Spectrum, mối quan hệ giữa Greenberg và các nhà đầu tư của Second Sight tệ dần qua từng năm. Năm 2015, ông từ chức CEO, sau đó rời khỏi ban quản trị vào năm 2018 do khác biệt trong định hướng tương lai.

Tháng 7/2019, Second Sight thông báo ngừng dự án mắt giả sinh học để tập trung phát triển công nghệ cấy não mới, Orion, giúp khôi phục thị lực cho người mù. Công ty sau đó đã đối diện với bờ vực phá sản vào năm 2020 và phát hành 57,5 triệu USD trái phiếu với 5 USD/trái phiếu. Tuy nhiên, sau đó mệnh giá trái phiếu giảm mạnh còn 1,5 USD.

Tháng 3/2020, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, công ty thông báo ngừng hoạt động và bán đấu giá toàn bộ thiết bị y học.

Hãng không có bất kỳ thông báo nào về việc đóng cửa đến các bệnh nhân của mình. “Không email, không thư từ hay bất cứ cuộc gọi nào”, Ross Doerr chia sẻ trên Facebook sau những nỗ lực vô vọng để liên hệ với hãng. “Bệnh nhân cấy mắt chúng tôi giờ đây như đang sống trong bóng tối”, ông bộc bạch.

Đến tháng 2/2022, Second Sight thông báo sáp nhập với công ty sinh dược học bào chế Nano Precision Medical (NPM) mới được thành lập không lâu. Điều đáng nói là hãng sẽ chuyển hướng sang vận chuyển dược phẩm, đồng thời toàn bộ thành viên ban quản trị của Second Sight đều rời khỏi vị trí ở công ty mới.

Với sự sáp nhập này, tương lai của công nghệ cấy ghép thị lực đang trở nên mù mịt hơn bao giờ hết.

Thất bại là một phần không thể tránh khỏi với những đổi mới sáng tạo. Không thể không thừa nhận Argus II là một công nghệ tân tiến, đồng thời mở đường cho nhiều hãng phát triển hệ thống võng mạc giả khác.

Nhưng với những người sắp sửa cấy mắt, câu chuyện của bệnh nhân tại Second Sight sẽ càng làm họ chùn bước. Liệu con người có nên đán.h cược vào công nghệ không tưởng này? Và liệu khi đán.h cược vào nó, mở ra một thế giới trước mắt thì con người có nên phụ thuộc cả đời vào một thiết bị như thế không?

Thị giác sinh học giúp người mù nhìn được

Đại học Sydney, Australia, đang thực hiện dự án có tên Phoenix99 Bionic Eye (PBE) cho ra đời hệ thống thị giác sinh học có cùng tên gọi, nhằm mang lại ánh sáng cho người mù.

Thị giác sinh học giúp người mù nhìn được - Hình 1

Màng bảo quản thực phẩm phâ.n hủ.y sinh học làm từ ngô

PBE đã sẵn sàng để thử nghiệm trên người. Nó là hệ thống cấy ghép, được thiết kế để phục hồi thị lực cho những người bị suy giảm thị lực nghiêm trọng, mù do các bệnh thoái hóa, nhất là viêm võng mạc sắc tố.

PBR có hai chi tiết chính là bộ kích thích gắn vào mắt và một chi tiết kia, gọi là mô-đun giao tiếp đặt dưới da sau tai. Nó hoạt động bằng cách kích thích lớp tế bào thần kinh mỏng lót phía sau mắt, lớp này chịu trách nhiệm cho sự chuyển đổi ánh sáng nhưng khi bị thoái hóa làm giảm thị lực. PBR khắc phục trục trặc của tế bào bằng cách kích thích trực tiếp các tế bào còn lại, đán.h lừa não tin rằng ánh sáng đã được cảm nhận một cách hiệu quả.

Một máy ảnh nhỏ xíu nhúng trong kính ghi lại cảnh trực quan. Hình ảnh được xử lý thành một tập hợp các hướng dẫn và được gửi không dây qua da đến mô-đun giao tiếp của thiết bị. Tiếp theo, nó đi qua bộ giải mã và chuyển các hướng dẫn đến mô-đun kích thích, sau đó các xung điện đến các tế bào thần kinh của võng mạc, chuyển tiếp thông điệp đến não để tiếp nhận hình ảnh. "PBR là kết quả của nghiên cứu trong nhiều thập kỷ trong lĩnh vực nhãn khoa được hỗ trợ bởi lĩnh vực điện tử cấy ghép," Giáo sư Gregg Sutering, trưởng nhóm nghiên cứu, cho hay.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Đưa bạn trai về nhà ra mắt vừa nhìn qua đã bị mẹ bắt bỏ ngay, sau 1 tháng tôi vừa khóc vừa cảm ơn bà rối rít vì điều này
05:22:28 26/09/2024
Sinh nhật 30 tuổ.i, nhận món quà không có tên người gửi mà tôi run rẩy, quyết bắt xe đi 300km ngay trong đêm
05:46:30 26/09/2024
Cặp đôi sao hạng A Vbiz chính thức công khai dung mạo con gái 5 tuổ.i
06:24:56 26/09/2024
5 phim Hoa ngữ đẹp đến từng khung hình: Siêu phẩm của Lưu Diệc Phi giúp lượng khách du lịch tăng 130%
07:55:48 26/09/2024
Mượn tôi 4 lượng vàng để xây nhà, giờ em chồng đem trả 200 triệu với lý do "nhân nghĩa" làm tôi nghẹn họng
05:50:12 26/09/2024
Nữ diễn viên Việt thẳng thừng từ chối chơi pickleball vì lý do khó ngờ
06:29:59 26/09/2024
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden
07:05:13 26/09/2024
Người lao công U.60 giành chiến thắng 'America's Got Talent'
05:56:29 26/09/2024

Tin mới nhất

Nâng cao và biến đổi hình ảnh của bạn bằng trình chỉnh sửa video trực tuyến CapCut

15:45:56 16/01/2024
Đã đến lúc bỏ lại các công cụ chỉnh sửa cũ và chấp nhận giải pháp thay đổi cuộc chơi. Gặp gỡ Trình chỉnh sửa video trực tuyến CapCut - giải pháp sẽ nâng cao, nâng cao và cách mạng hóa thế giới sáng tạo nội dung trực quan của bạn

Cách đăng Facebook để có nhiều lượt thích và chia sẻ

22:01:27 21/12/2022
Chắc hẳn là ai trong chúng ta cũng luôn muốn các bài đăng trên Facebook có được nhiều lượt thích và chia sẻ. Tuy nhiên, làm thế nào để tối ưu bài đăng thì không phải ai cũng biết

Thêm nhiều bang của Mỹ cấm TikTok

21:03:46 21/12/2022
Louisiana và Tây Virginia là hai bang mới nhất cấm công chức sử dụng TikTok trên thiết bị công do lo ngại Trung Quốc có thể theo dõi người Mỹ và kiểm duyệt nội dung

Microsoft cấm khai thác tiề.n điện tử trên các dịch vụ đám mây để bảo vệ khách hàng

20:03:41 21/12/2022
Microsoft đã cập nhật thỏa thuận cấm khai thác tiề.n điện tử trên các dịch vụ trực tuyến của mình. Việc khai thác tiề.n điện tử trên dịch vụ của Microsoft cần có sự cho phép bằng văn bản của công ty, nhưng cũng chỉ nhằm mục đích thử nghiệ...

Facebook trấn áp hàng loạt công ty phần mềm gián điệp

20:01:24 21/12/2022
Meta (công ty mẹ của Facebook) cho biết họ đã ngăn chặn không dưới 200 hoạt động bí mật, trấn áp hàng loạt công ty phần mềm gián điệp kể từ năm 2017 tại khoảng 70 quốc gia

Meta đối mặt cáo buộc vi phạm các quy tắc chống độc quyền với mức phạt 11,8 tỷ đô

19:01:39 21/12/2022
Ủy ban Châu Âu - cơ quan điều hành của EU cho biết, đã phát hiện Meta vi phạm các quy tắc chống độc quyền của EU bằng cách bóp méo sự cạnh tranh trên thị trường quảng cáo trực tuyến. Meta có thể phải đối mặt với khoản tiề.n phạt lên tới ...

Không cần thăm dò, Musk nên sớm từ chức CEO Twitter

15:01:33 21/12/2022
Người dùng Twitter, các nhà đầu tư Tesla và chuyên gia phân tích trong ngành đều cho rằng Elon Musk nên sớm từ chức CEO Twitter

Đại lý Việt nhập iPhone 14 kiểu 'bia kèm lạc'

14:01:42 21/12/2022
Muốn nhập được các mẫu bán chạy như iPhone 14 Pro/Pro Max, các chuỗi đại lý bán lẻ ủy quyền của Apple bắt buộc phải nhập thêm hàng loạt phụ kiện đi kèm

Khai trương hệ thống vé điện tử và dịch vụ trải nghiệm thực tế ảo XR tại Quần thể Di tích Cố đô Huế

09:38:18 21/12/2022
Sáng 20/12, tại Ngọ Môn, Đại Nội Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã tổ chức Lễ Khai trương Hệ thống vé điện tử và dịch vụ trải nghiệm thực tế ảo XR

Xiaomi sa thải hàng nghìn nhân sự

09:35:12 21/12/2022
Gã khổng lồ smartphone Trung Quốc Xiaomi đang lên kế hoạch sa thải 15% trong số hơn 30.000 nhân sự trong bối cảnh công ty gặp khó khăn

Apple sẽ bắt đầu sản xuất MacBook tại Việt Nam vào giữa năm 2023

09:34:00 21/12/2022
Đối với Trung Quốc, việc mất vị trí độc quyền sản xuất MacBook tượng trưng cho vị thế công xưởng thế giới của Trung Quốc đang bị suy yếu

Nếu đã từ bỏ Twitter, đây là những nền tảng mới thay thế

09:33:06 21/12/2022
Nếu đã từ bỏ Twtter để đọc tin tức, hãy tìm đến những nền tảng mới dưới đây. Twitter luôn được biết đến là nền tảng cung cấp tin tức tuyệt vời cho người dùng. Nhưng với các xáo trộn gần đây, mạng xã hội này đang khiến nhiều người nghĩ đ...

Có thể bạn quan tâm

Huyền thoại MU yêu cầu HLV Arteta uống thuốc đi

Sao thể thao

11:19:56 26/09/2024
Arsenal đán.h mất chiến thắng trước Man City ở vòng 5 Premier League trên sân Etihad vào đúng phút bù giờ cuối cùng trong trận hòa 2-2 gây nhiều tranh cãi.

Vươn lên đạt doanh thu cao nhất, đây là tựa game hiếm hoi có nhiều cảnh "tình cảm"

Mọt game

11:16:34 26/09/2024
Đó chính là câu chuyện của Love and Deepspace - một tựa game RPG Otome với phong cách và lối chơi rất khác biệt. Với những ai chưa biết thì Otome là một thể loại video game dựa theo cốt truyện với mục tiêu hướng tới

Rosé, Cha Eun Woo xuất hiện chấn động khi lăng xê vest đen và áo lông dày

Phong cách sao

11:14:41 26/09/2024
Trong khi đó, Cha Eun Woo toát lên phong thái lịch lãm qua set vest đen đơn giản. Mỹ nam diện từ nhà mốt đình đám với điểm nhấn là kiểu vest hiện đại có phom áo rộng giúp nam diễn viên trẻ trung hơn.

Zoom cận cảnh 1 chi tiết, nữ coser này khiến fan Zenless Zone Zero không ngừng "đỏ mũi"

Cosplay

11:13:33 26/09/2024
Chắc hẳn, ở thời điểm hiện tại thì Jane Doe đã không còn là cái tên quá xa lạ đối với cộng đồng game thủ Zenless Zone Zero. Bởi lẽ, cô nàng này đích thực là một cú nổ đỉnh cao mà trò chơi này sở hữu.

Cùng áo khoác bomber chinh phục mọi phong cách trong tiết trời thu se lạnh

Thời trang

11:11:55 26/09/2024
Thương hiệu này tiếp tục tạo ấn tượng mạnh với chiếc áo bomber màu đen chủ đạo, không chỉ mang lại cảm giác trang nhã mà còn dễ dàng phối hợp với các gam màu khác.

Cách chăm sóc da trong mùa thu

Làm đẹp

11:08:27 26/09/2024
Những sản phẩm chứa các thành phần quá mạnh có thể loại bỏ lớp dầu tự nhiên trên hàng rào bảo vệ da. Điều này gây ra nhiều vấn đề về da hơn trong thời tiết khô.

Loại cây cực ngọt nhưng lại là 'thần dược' với người mắc tiểu đường

Sức khỏe

10:51:48 26/09/2024
Bên cạnh đó, một số glycoside khác trong cỏ đường còn có lợi ích làm giãn mạch, tăng chức năng tiểu tiện. Đồng thời tạo điều kiện thải natri ra bên ngoài cơ thể, giảm huyết áp và bảo vệ tim mạch.

Thần số học thứ 5 ngày 26/9/2024: Số 2 bớt gia trưởng, số 8 nhạy cảm

Trắc nghiệm

10:33:44 26/09/2024
Tra cứu thần số học, thần số học ngày 26/9/2024 cho thấy ngày hôm nay Thấn số học số 2 để mọi thứ diễn ra tự nhiên và không cố gắng kiểm soát quá nhiều.

Đăng ảnh vui lên mạng xã hội, người đàn ông bất ngờ tìm được gia đình thất lạc

Netizen

10:25:49 26/09/2024
Người đàn ông hiện 60 tuổ.i xúc động khi tìm được gia đình bên nội. Ông ước gì bố mình còn sống để được chứng kiến khoảnh khắc đoàn tụ với người thân.

Hoa sữa về trong gió - Tập 21: Lý do ông Hiếu luôn kiểm soát Trang

Phim việt

10:04:56 26/09/2024
Linh khuyên nhủ ông Hiếu nên để con được tự lập sống cuộc đời mình mong muốn, trong khi đó ông Hiếu vẫn ám ảnh chuyện cũ.

Phương Nhi lộ diện sau thời gian ở ẩn?

Sao việt

10:02:09 26/09/2024
Vào chiều 25/9, cư dân mạng xôn xao trước hình ảnh được cho là Á hậu Phương Nhi xuất hiện ở trường Đại học Luật Hà Nội.