Bi kịch của cô giúp việc Phillipines lĩnh án tử ở Indonesia vì ma túy
Veloso đã được Indonesia hoãn thi hành án tử nhưng số phận cô có thể gặp ngã rẽ mới khi tân Tổng thống Philippines quyết liệt chống ma túy.
Mary Jane Veloso là tử tù người Philippines tại Indonesia. Ảnh: Reuters
Vụ bắt giữ Mary Jane Veloso làm dấy lên một loạt tranh cãi ở cả quê nhà Philippines lẫn Indonesia, nơi cô bị bắt. Bị kết án tử hình vì vận chuyển ma túy, Veloso được tạm hoãn thi hành án chỉ vài giờ trước khi bị hành quyết. Nhưng cô vẫn là tử tù tại một nhà giam Indonesia, theo Guardian.
Hai tuần trước, bầu trời đã lại tối sầm trên đầu người phụ nữ Philippines làm nghề giúp việc này. Sau chuyến thăm Jakarta của Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte, có tin cho rằng ông Duterte đã “bật đèn xanh” cho người đồng cấp Indonesia Joko Widodo xử tử Veloso.
Trước sự giận dữ của dư luận Philippines, ông Widodo sau đó lên tiếng làm rõ rằng ông Duterte đã nói: “Xin hãy cứ tiếp tục tiến trình theo luật pháp Indonesia”, mà không đề cập tới Veloso.
Bi kịch
Sinh ra trong một gia đình nghèo tại thành phố Cabanatuan ở miền bắc Phillipines, Veloso kết hôn ở tuổi 17 nhưng sau đó ly thân với chồng. Cô đến Các Tiểu Vương quốc Arab Thống nhất (UAE) năm 2009 để kiếm tiền gửi về Philippines nuôi hai cậu con trai nhỏ.
Veloso cho biết cô phải rời khỏi Dubai sau khi suýt bị hãm hiếp, và rồi bị lừa vận chuyển ma túy vào Indonesia. Vụ việc đã trở thành tâm điểm chú ý ở cả Philippines và Indonesia. Trước ngày thi hành án ban đầu của Veloso hồi tháng 4 năm ngoái, hơn 200.000 chữ ký từ 127 quốc gia đã được thu thập thông qua một đơn kiến nghị.
Veloso cho biết người phụ nữ có tên Maria Kristina Sergio, con gái của một trong những cha mẹ đỡ đầu của Veloso, đã bảo cô tới Indonesia làm giúp việc năm 2010. Trong lời khai bị Sergio phản bác, Veloso khẳng định người phụ nữ này đã đưa cho mình quần áo mới và một chiếc túi mà theo Veloso, cô không hề biết có 2,6 kg heroin được may vào bên trong đó.
Video đang HOT
“Chúng tôi nghèo và tôi chỉ muốn đổi đời. Nhưng tôi không bao giờ phạm tội danh mà họ cáo buộc”, Veloso viết trong bức thư gửi tới tổng thống Philippines hồi năm ngoái, ông Benigno Aquino.
Nhóm luật sư bào chữa cho Veloso đã hai lần kháng cáo tại Indonesia, khẳng định thân chủ của mình không có người phiên dịch đủ năng lực và bị gài bẫy. Dù vậy, cả hai lần đều bị bác bỏ.
Khi thời điểm thi hành án tháng 4/2015 đến gần, những người biểu tình tại Philippines và Indonesia cùng tuần hành nhằm cứu Veloso. Hàng trăm người đã cầu nguyện cho Veloso bên ngoài đại sứ quán Indonesia tại Manila. Ngay cả ngôi sao quyền anh Manny Pacquiao của Philippines cũng công khai vận động cho Veloso.
Hai ngày trước thời điểm thi hành án, Veloso được gặp gia đình. Cô giải thích với các con rằng cô sẽ không được về nhà. Con trai nhỏ nhất của cô là Mark Darren, 6 tuổi, nói rằng sẽ cố gắng nghĩ “mẹ đã lên thiên đường”.
Nỗ lực giải cứu
Indonesia sau đó xử tử 8 người, trong đó có hai người Australia thuộc một băng nhóm buôn heroin đến từ Bali. Veloso chưa bị xử tử. Diễn biến bất ngờ này xuất phát từ việc nghi phạm trong vụ án, Sergio, đã tới tự thú trước cơ quan chức năng Philippines, chỉ vài giờ trước khi Veloso bị xử bắn.
Tổng thống Philippines khi đó, ông Aquino, đã viện dẫn một hiệp ước khu vực yêu cầu các quốc gia phải hợp tác trong các vụ án xuyên quốc gia, để yêu cầu Indonesia hoãn xử tử Veloso. Ông Aquino khẳng định Veloso cần được điều trần trong vụ án chống lại Sergio và một người đàn ông khác bị cáo buộc buôn lậu, tuyển dụng lao động trái phép và lừa đảo.
Tổng thống Indonesia thì nói rằng việc thi hành án đơn giản chỉ bị hoãn lại, nhưng như vậy là đủ cho những người ủng hộ Veloso nuôi hy vọng.
Bố mẹ Veloso cầm giấy có chữ “Tổng thống Duterte, hãy cứu Mary Jane!”. Ảnh:Reuters
Và giờ, sau một năm, khi ông Duterte kế nhiệm ông Aquino, vụ việc của Veloso lại rẽ sang hướng khác. Ông Duterte đang phát động một cuộc chiến đẫm máu và quyết liệt chống lại tội phạm ma túy tại Philippines.
Thượng nghị sĩ Leila de Lima, người chủ trì một phiên điều trần sau các vụ nổ súng giết hại nghi phạm buôn ma túy, cho biết bà “buồn và đau lòng khi tổng thống vứt đi mọi nỗ lực của chúng ta để cứu lấy một sinh mạng vẫn nằm trong thẩm quyền của mình”.
Ông Duterte thì cho rằng việc đấu tranh cho sinh mạng của Veloso sẽ không phù hợp với cuộc trấn áp tội phạm ma túy ông đang phát động. “Việc đó sẽ để lại dư vị xấu. Chúng ta khẳng định lập trường mạnh mẽ chống lại tội phạm ma túy, rồi lại đi cầu xin người ta”, ông Duterte phát biểu. Ông cho biết ông đã nói với người đồng cấp phía Indonesia rằng ông ủng hộ án tử hình tại Indonesia. (Philippines đã xóa bỏ án tử hình vào năm 2006.)
Cuộc đối thoại của ông Widodo với ông Duterte đã khiến dư luận lại thêm quan tâm tới vụ án của Veloso. Văn phòng Tổng chưởng lý Indonesia hai tuần trước cho biết nữ phạm nhân này sẽ không bị hành hình trong đợt thi hành án tiếp theo. Thẩm phán của vụ án có liên quan đến Sergio cho biết bà sẽ bay tới Indonesia trong tháng này để lấy lời khai từ Veloso tại nơi giam giữ.
Những người ủng hộ Veloso tin rằng một vụ xét xử có thể minh oan cho cô, nếu nó có thể chứng minh Veloso bị sử dụng như một quân cờ.
“Mary Jane là một nạn nhân của sự đói nghèo cùng cực và thiếu cơ hội việc làm tử tế. Cô ấy là nạn nhân của nạn buôn ma túy và buôn người hiểm độc”, Edre Olalia, luật sư biện hộ cho Veloso viết. “Luật pháp là luật pháp, nhưng cũng không thể thờ ơ trước thực tế”.
Hoàng Nguyên
Theo VNE
Tổng thống Obama đưa vấn đề Biển Đông đến Liên Hợp Quốc
Ngày 20.9, phát biểu khai mạc phiên họp cấp cao của Đại hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ) khóa 71, Tổng thống Mỹ Barack Obama nhấn mạnh, các bên cần phải tôn trọng luật pháp quốc tế khi giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông.
Trước các nhà lãnh đạo thế giới, Tổng thống Obama bày tỏ quan ngại rằng viễn cảnh về một giải pháp hòa bình cho tranh chấp tại Biển Đông đang ngày càng xa vời do những tranh cãi xung quanh các bãi đá và rạn san hô ở khu vực này. Trung Quốc tuyên bố gần như toàn bộ Biển Đông mà các bên khác như Brunei, Malaysia, Philippines, Đài Loan và Việt Nam cũng tuyên bố chủ quyền.
Hồi tháng 7 vừa qua, Toà Trọng tài LHQ đã ra phán quyết bác bỏ &'đường lưỡi bò' của Trung Quốc trong vụ kiện Biển Đông do phía Philippines khởi kiện. Bắc Kinh đã từ chối công nhận phán quyết.
Sau phán quyết, cộng đồng quốc tế, đặc biệt là Mỹ đã kêu gọi Bắc Kinh tôn trọng luật pháp quốc tế và giải quyết các vấn đề tranh chấp bằng biện pháp hoà bình.
Trước ĐHĐ LHQ, ông Obama cũng chỉ trích việc Nga đang tiếp tục can thiệp vào công việc của những quốc gia láng giềng (đề cập đến, điều này sẽ khiến cho các đường biên giới của nước Nga trở nên kém an toàn hơn. Tổng thống Mỹ cho rằng nước Nga đang mưu toan dùng sức mạnh quân sự để khôi phục lại ánh hào quang đã mất.
Tổng thống Mỹ Obama phát biểu tại LHQ ngày 20.9.
Trước đó, phiên thảo luận Cấp cao Khóa họp 71 ĐHĐ LHQ đã khai mạc trọng thể sáng 20.9.2016 tại Trụ sở Liên hợp quốc tại New York (Mỹ) và dự kiến sẽ kéo dài đến ngày 29.9.2016, với chủ đề "Các Mục tiêu Phát triển bền vững: Thúc đẩy toàn cầu để chuyển đổi thế giới của chúng ta". Theo chương trình, có 145 Người đứng đầu Nhà nước, Chính phủ và hơn 50 Lãnh đạo cao cấp của các nước thành viên và quan sát viên của Liên hợp quốc sẽ đến dự và phát biểu. Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh sẽ tham dự và có bài phát biểu tham luận tại Phiên thảo luận Cấp cao ĐHĐ LHQ.
Trong ngày họp đầu tiên đã có các phát biểu của Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon, Chủ tịch Đại hội đồng Khoá 71 Peter Thomson, 29 Nguyên thủ quốc gia và 05 Thủ tướng.
Trong phát biểu khai mạc, Tổng thư ký LHQ nhấn mạnh thế giới ngày nay hoàn toàn có khả năng ngăn chặn chiến tranh, xung đột, nghèo đói, biến đổi khí hậu...; khẳng định Chương trình nghị sự 2030 về Phát triển bền vững sẽ giúp tạo dựng một tương lai tốt đẹp hơn cho mọi quốc gia và mọi người dân; kêu gọi các quốc gia cần sớm phê chuẩn Thoả thuận Paris về Biến đổi khí hậu để Thoả thuận này có hiệu lực vào cuối năm nay.
Tổng thư ký LHQ bày tỏ lo ngại về sự gia tăng của chủ nghĩa cực đoan, các cuộc chiến tranh, xung đột kéo dài, nhất là ở Syria, Israel-Palestine Lybia, Iraq, Yemen, Ukraine, ... đã và đang gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với dân thường, đặc biệt đối với phụ nữ và trẻ em; đồng thời tỏ lạc quan trước việc Đại hội đồng Liên hợp quốc vừa thông qua Kế hoạch hành động về ngăn ngừa chủ nghĩa bạo lực cực đoan. Tổng thư ký ban Ki-moon cũng bày tỏ vui mừng trước các tiến triển tích cực ở Myamar, Sri Lan ka, Colombia, Cyprus.
Tổng thư ký cũng nêu bật các ưu tiên của LHQ trong thời gian tới, kêu gọi các nước cần quan tâm nhiều hơn tới vấn đề bình đẳng giới, trao quyền cho phụ nữ, bảo vệ quyền con người, phòng chống dịch bệnh, cải thiện các điều kiện y tế, giáo dục, vệ sinh cho những người dễ bị tổn thương... Để phát huy hơn nữa vai trò của LHQ trong việc ứng phó với các thách thức toàn cầu, Tổng thư ký LHQ kêu gọi các nước thành viên cần sớm nhất trí về công thức cải tổ Hội đồng Bảo an và xem xét khả năng cải tổ vấn đề thủ tục, nhằm hạn chế việc sử dụng danh nghĩa "đồng thuận" gây bế tắc hoặc cản trở việc thông qua các quyết định quan trọng tại một số cơ quan quan trọng của LHQ. Cuối cùng, Tổng thư ký LHQ kêu gọi sự đoàn kết và cùng phối hợp hành động giữa các nước thành viên nhằm ứng phó hiệu quả với các thách thức chung.
Theo Danviet
Tổng thống Philippines đề nghị Indonesia cho nổ tung cướp biển Ông Duterte hôm qua nói giới chức hàng hải Indonesia được quyền vào lãnh hải nước này để bắt cướp biển, thậm chí tiêu diệt chúng bằng cách cho nổ tung. Các nghi phạm cướp biển bị hải quân Indonesia bắt. Ảnh: Reuters "Chúng tôi có thể nói rõ rằng nếu cuộc rượt đuổi bắt đầu ở Indonesisa và tiếp diễn ở vùng...