Bi hài thi cuối kì
Với chúng mình có lẽ thời điểm căng thẳng nhất và không mong muốn nhất chính là mỗi kì thi.
Đây là giai đoạn đánh giá cả quá trình học tập của teen. Người làm được thì vẻ mặt hớn hở, tươi cười, kẻ không làm được thì ủ rũ, lo lắng. Cứ mỗi kì thi qua có không biết bao nhiêu chuyện cười ra nước mắt của teen. Tìm mọi cách để thi lại…
Khi mới bước vào năm đầu của đại học nhiều teen chưa có kinh nghiệm về thi cử. Thế nên dù làm được hay không cũng đều “ngậm ngùi” lên nộp bài. Những anh chị “ma cũ” đã có bề dày kinh nghiệm thì sẽ có cách xử lí khác “khôn ngoan” hơn. Đó là gạch bài đi để lãnh trọn con 0 hay “cây gậy” chỉ mong được thi lại lấy điểm cao hơn.
Còn với những môn mà teen thi thực hành ngay trên máy tính như Lập trình, Thiết kế Web hoặc Cơ sở dữ liệu…và sau khi thi xong sẽ có thầy cô vào chấm ngay, đồng nghĩa với việc teen biết điểm của mình. Điểm cao thì không sao. Còn điểm thấp thì teen sẽ tính toán thật kĩ lưỡng để được thi lại. Tùy theo cách tính điểm và hệ số phần trăm của từng đầu điểm mà teen sẽ “nịnh nọt” thầy cô cho điểm theo mong muốn và nguyện vọng của mình để xin được thi lại lần nữa. Bởi quan niệm phổ biến trong sinh viên là “sinh viên không thi lại không phải là sinh viên.”
Cho đến phúc khảo điểm thấp xuống
Video đang HOT
Chỉ mới nghe đến hai từ phúc khảo điểm thi thì chắc hẳn ai ai cũng nghĩ ngay đến việc mình thi được điểm cao nhưng tại sao bây giờ lại được điểm thấp như vậy. Và đương nhiên là sẽ có đơn phúc khảo để mong được điểm cao hơn. Nhưng vẫn có những chuyện thật như đùa xảy ra với teen. Đó là phúc khảo để điểm từ cao trở thành thấp.
“Mình đã xin thầy thi lại.Thế nên đành phải xin thầy con 1. Nhưng sau đó tổng kết điểm mới nhận ra là điểm của mình không thuộc diện thi lại như quy định của nhà trường. Và thế là mình đành phải làm đơn phúc khảo để thầy cho 0 điểm nếu muốn đạt được mục đích thi lại. Mình gửi đơn rồi. Không biết tình hình thế nào nữa?”- Lê (19t) nói.
Người tính cũng có lúc sai…
Nhiều teen đã dở khóc dở cười khi không làm được bài và điểm tổng kết có nguy cơ bị điểm D (một số trường quy định điểm D từ 4.0 đến 5.4 và sinh viên không thể thi lại. Nếu muốn điểm cao hơn bắt buộc sinh viên phải học lại). Thế nên sinh viên thường sẽ chấp nhận tổng kết dưới 4.0 để có quyền thi lại. Các quy định về thi lại và học lại ở mỗi trường là khác nhau.
Như Trâm (20t- Học viện ngân hàng) đã rơi vào hoàn cảnh tương tự. Bạn ấy kể “Bọn mình thi môn cơ sở lập trình và gần như nửa khoa phải thi lại. Hôm đó mình cũng không làm được bài. Bọn mình làm ngay trên máy, thầy chấm điểm luôn. Thầy bảo “điểm của em cao nhất là 3. Em có lấy không?” Mình liền nghĩ ngợi và bảo xin phép thầy cho ra ngoài suy nghĩ. Mấy đứa bạn bảo thôi vào xin thầy 1 điểm để mà thi lại. Thế là lon ton chạy vào xin thầy điểm 1. Nhưng hỡi ôi, sau đó tớ mới phát hiện ra dù thi “con gậy” vẫn không “được” thi lại. Đành ngậm ngùi điểm D.”
Tương tự như trường hợp của Trâm, nhiều teen được thầy cô “ưu ái” cho việc tự lựa chọn có lấy điểm mình đã thi được hay không? Hay chấp nhận 0 điểm để thi lại. Đúng là oái oăm.
Không giống Trâm, nhiều bạn trong lúc thi thấy mình làm không như ý muốn đã thẳng tay gạch bài không thương tiếc và hi vọng tràn trề vào một quả trứng tròn xoe. Thế nhưng hỡi ôi, khi xem điểm thì mình vẫn được 1 hay 2 điểm. Và hậu quả là không “đủ” điểm để thi lại. Đành ngậm ngùi chấp nhận số phận và thầm than trách giáo viên chấm bài “em đã gạch bài rồi sao cô còn nỡ cho em điểm?”
Có không ít teen ngủ quên không đi thi. Sinh viên ngày thường chơi nhiều, học ít. Đến lúc thi rồi mới lao vào ôn tập. Tình trạng ngày mai thi, hôm nay thức thâu đêm suốt sáng để học, mai thi là một hiện tượng rất phổ biến. Nhất là với những nam sinh viên.
Hoàng (20t) đã có lần là nạn nhân của việc này. Anh chàng đã thức đến tận 5 giờ sáng học bài. Có lẽ mệt quá nên đã đặt đồng hồ 6h. Nhưng ngủ quên và tắt điện thoại lúc nào không hay. Kết quả là 7h30 mới choàng tỉnh dậy. Vội vàng đến trường thì đã quá muộn và đành ngậm ngùi ra về.
Học tập là cả một quá trình lâu dài, không chỉ ngày một ngày hai mà có được. Sinh viên thường có ý nghĩ là khi nào thi mới học cho nhớ. Nhưng như vậy teen sẽ không hiểu được vấn đề, chỉ học theo kiểu thuộc lòng mà thôi. Và thi xong rồi chữ thầy lại trả cho cô. Chính vì vậy mà teen hãy bắt tay ngay vào học từ bây giờ đi nhé!
Theo Lê Bá Khánh
Mực tím
Nghi vấn lộ đề thi, hơn 1.000 học sinh trường Marie Curie phải thi lại
Hôm qua 3/1, học sinh thuộc 25 lớp 12 của trường THPT Marie Curie (TP.HCM) phải thi lại môn Vật lý kỳ thi học kỳ. Phía lãnh đạo trường cho biết vì có nghi vấn lộ đề nên tổ chức thi lại để đảm bảo công bằng với học sinh.
Được biết, ngày 26/12/2011, hơn 1.000 học sinh lớp 12 của trường THPT Marie Curie đã thi môn Vật lý kỳ thi học kỳ 1. Tuy nhiên theo thầy Trần Hữu Hòa, phó hiệu trưởng nhà trường, kết quả điểm thi của lần thi này có sự bất thường. Cụ thể, có khoảng 3-4 lớp không học chương trình nâng cao (chương trình chuẩn) nhưng điểm thi cao bất thường so với mặt bằng điểm chung của toàn khối.
Mặc dù cho biết trường đang rà soát lại các khâu ra đề, bảo mật đề, chấm thi... nhưng thầy Hòa cũng nhận định rằng có nhiều cơ sở nghi vấn đề thi bị lộ. Theo thầy Hòa nếu đợi kết quả xác minh nguyên nhân do đâu thì rất trễ, không kịp để giáo viên tổng kết điểm. Do đó, nhằm tránh thiệt thòi và đảm bảo công bằng cho các học sinh, trường tiến hành tổ chức thi lại môn này vào ngày hôm qua 3/1. Bên cạnh đó, nhà trường cũng tiếp tục kiểm tra làm rõ vấn đề bất thường của môn thi Vật lý lần 1 trước đó.
Theo Dân Trí
Teen và căn bệnh mãn tính "Nước tới chân mới nhảy" Mùa thi học kỳ ập tới, teen cuống cuồng ôn luyện để nhồi nhét kiến thức, mong trải qua kỳ thi một cách "xuôi chèo mát mái", thế nhưng cách học theo kiểu "nước tới chân mới nhảy" này nhiều khi khiến teen nhà ta... lao đao! Có lịch thi mới lao vào học Mỗi kỳ học thường kéo dài khoảng 4-5 tháng,...