Bi hài những kiểu làm bài nhóm của teen
Kiểu “trăm dâu đổ đầu tằm” và kiểu “cóc nhảy”
Bài tập nhóm, có nghĩa là cả nhóm cùng nhau làm, cùng phân công nhiệm vụ ra thành nhiều phần để làm. Thế nhưng có một thực tế quen thuộc trong cách làm bài tập nhóm của teen, đó là một người ôm đồm “tình nguyện” làm tất cả, hoặc bị các thành viên còn lại ỉ eo nhờ… gánh vác hộ tất. Cũng có trường hợp các thành viên thiếu trách nhiệm, rút cục chỉ một, hai người trong nhóm là phải “gánh” phần bài chung.
“Nhóm mình là hai bàn ngồi kế nhau. Chơi với nhau khá thân nên có bài tập gì cũng làm cùng nhau. Chỉ có điều, dường như lần nào mình cũng là người phải “lĩnh” nhiệm vụ cao cả là… “hoàn thiện” bài chung. Chữ “hoàn thiện” ở đây là một thân mình lo từ a đến z, các bạn ấy có động chân động tay cũng chỉ là đi in, hoặc… chiếu slide”- Thương, THPT Chu Văn An kể.
Sở dĩ Thương thường phải làm nhiều như vậy cũng vì cô bạn học giỏi trong lớp, lại năng nổ nhiệt tình. Nhưng dù nhiệt tình đến đâu, thì cái kiểu è lưng cõng trách nhiệm như vậy riết cũng làm Thương hoảng. Có ít nhiều cằn nhằn thì hội bạn- khá- thân lại phủ đầu: Mày học giỏi, mày làm nhóm trưởng quen rồi. Bọn tao động vào có khi điểm lại thấp, kết quả còn tệ hơn… blah, blah… Thế là cô bạn hiền lành, dù ấm ức, đành im lặng.
“Trăm dâu đổ đầu tằm”, không ít teen đã đang và vẫn tiếp tục è lưng cõng trách nhiệm cho người khác khi làm bài tập nhóm.
Một kiểu làm bài tập nhóm khác, cực phổ biến trong các teen lười là kiểu làm bài “cóc nhảy”. Có nghĩa là, khi thầy cô chia nhóm, cho bài thì họ cứ phởn phơ, nhởn nhơ không chịu làm. Nhưng khi hạn nộp bài, trình bày bài tới, những teen này mới bắt đầu lân la xin nhập nhóm với các bạn khác. Nhóm này đông người rồi thì vào nhóm kia, cả lớp chẳng lẽ không có ai đồng ý cho “nhờ”?? Nghiễm nhiên, teen kiểu này chẳng mất chút công sức nào mà vẫn được điểm, điểm có khi còn cao là đằng khác.
Video đang HOT
Bên cạnh hai kiểu làm bài nhóm “dị” nhưng khá phổ biến này còn những kiểu làm bài đối phó. Mượn người này một ít, người kia một tẹo để hoàn thiện bài của nhóm mình. Hoặc kiểu làm bài “nước đến chân mới nhảy”, cả nhóm cũng… thiếu trách nhiệm nên kết quả chẳng đâu vào đâu. Tệ nữa là những nhóm bất đồng quan điểm, mỗi người một phách, bài tập nhóm chưa hoàn thành mâu thuẫn đã nổ ra… Làm bài nhóm kiểu này đã tạo nên dấu trừ to tướng cho một hình thức học tập, theo lí thuyết là rất sinh động, dễ chịu trong trường.
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa
Và tai nạn
“Tai nạn” từ những kiểu làm bài tập nhóm trên xảy ra như cơm bữa.
Huy, một chuyên gia “cóc nhảy” khi phải làm bài tập nhóm đã có được bài học nhớ đời. Ấy là bài thực hành môn sinh của lớp. Như mọi lần, Huy cứ yên tâm chẳng lo nghĩ gì, sát ngày phải nộp mới đi năn nỉ xin vào đại một nhóm nào đó. Nhóm này không được thì nhóm kia. Nhóm kia không được thì nhóm nọ… Cũng có người tỏ thẳng thái độ không thích, có người ngài ngại, phân vân…. Nhưng rồi bạn bè thân tình, ok. Khổ nỗi, Huy không thể ngờ là đến phút cuối, có hơn hai người bạn “thân tình”, đều đồng ý cho cậu ta vào nhóm mình. Khỏi nói, bài thực hành nhóm lấy điểm một tiết ấy, Huy lĩnh con 0 to tướng vì bị “lộ”. Đã vậy, ba nhóm “bao che” cho Huy cũng bị phê bình, trừ điểm. Đến lúc này, lời xin lỗi cũng chẳng tích sự gì, và cả con không khó gỡ kia cũng đủ khiên Huy nhớ đời.
Còn nhóm của Thương, sau phần trình bày xuất sắc “được” cô giáo mang câu hỏi ra “ trắc nghiệm” độ hợp tác giữa các thành viên. Thì ôi thôi, câu nào cũng chỉ có Thương là giải đáp được, những thành viên còn lại, không làm thì lấy đâu ra đáp án? Cô nghiêm khắc xử lý, điểm được chia 8 cho mỗi người, riêng Thương còn được cô “thương tình” chỉ trừ đi một điểm. Các thành viên méo mặt nhìn nhau, chẳng hiểu sau vụ đó, họ có rút ra bài học gì hay không.
Còn không ít những tai nạn như bài tập nhóm lên trình bày bị trùng lặp, các thành viên mâu thuẫn, kết quả để thê thảm. Bên cạnh những teen làm việc nghiêm túc, thì sự phổ biến của những kiểu làm bài tập nhóm “ất ơ” trên đang là nguy cơ tiềm ẩn khiến kết quả học tập của teen đi xuống. Và hơn thế, nó tác động đến cả tác phong của mỗi người.
Dù là bài tập gì trên lớp thì cũng cần đến thái độ nghiêm túc, cẩn thận và nhiệt tinh của teen mình. Làm bài tập nhóm mang đến cho bạn nhiều hơn kiến thức sách vở bình thường. Đó là tinh thần đoàn kết, cơ hội hiểu về cá tính của nhau. Làm bài tập nhóm để gần nhau, thân nhau hơn, học hỏi nhau nhiều hơn. Hãy làm bài tập nhóm một cách thực sự, làm nhiệt tình, hết mình để khám phá những điều tuyệt vời đó, teen nhé!
Theo kênh 14
Teen lạm dụng máy tính cầm tay
Phép tính nào cũng dùng máy tính
H.Mai (lớp 10, THPT N.) sử dụng 1 máy tính bỏ túi Casio Fx500, chiếc máy tính thực sự giúp ích rất nhiều cho Mai trong việc tính toán, làm các bài tập. Nếu không có máy tính thì công nhận là teen mình sẽ rất khó khăn trong việc học bài, nhất là các môn tự nhiên cần dến tính toán. Thế nhưng Mai lại lúc nào cũng dùng đến máy tính, kể cả những phép tính đơn giản có trong bảng cửu chương cho đến những phép tính 0,4/2... Mai kể không có máy tính Mai không chắc kết quả, thế nên dù có biết trước kết quả thì cứ phải kiểm tra lại băng máy tính cho chắc ăn, cũng không tốn nhiều thời gian lắm mà.
T.Hưng (lớp 11, THPT C.) thì không giống Mai, sử dụng máy tính trong cả những phép toán quá đơn giản, nhưng khi tính góc lượng giác, giá trị góc lượng giác, rồi tính tổ hợp, chỉnh hợp...Hưng đều dùng đến máy tính, nhanh thì rất nhanh nhưng đến khi hỏi lại công thức thì Hưng quên sạch. Hưng bảo mấy công thức ấy chẳng quan trọng, cứ tính máy tính cho nhanh đã, kiểm tra trên lớp nếu có kiểm tra công thức thì đi hỏi bạn bè, hoặc cùng lắm là bỏ qua, có được bao nhiêu điểm đâu, còn thi đại học thì chẳng ai người ta hỏi đến mấy cái đấy, mất công sức đâu mà đi học những cái công thức dài lê thê, đã thế lại còn nhanh quên nữa, có máy hiện đại, lợi ích thế tội gì mà không dùng. Hưng còn bảo rằng nhiều bạn lớp Hưng cũng thế.
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa
Và hậu quả tất yếu
Cô bạn H.Mai vì quá quen với máy tính, đến khi làm bài kiểm tra, nhất là bài kiểm tra trắc nghiệm thời gian hạn hẹp, cứ mải miết bấm máy tính với những phép tính nhỏ nhặt mà không biết rằng một lần tính có thể không tốn thời gian lắm, nhưng nhiều lần làm những thao tác không cần thiết như thế thì sẽ rất tốn thời gian, mà có khi chỉ cần 1 vài phút là xong một câu trắc nghiệm rồi. Thế nên hậu quả tất yếu là thời gian làm bài sẽ không đủ. Có lúc vội quá Mai tính nhẩm luống cuống thế nào lại ghi "1 4= 6", đến khi phát hiện ra thì còn chỉ biết tiếc hùi hụi thôi. Nếu Mai hàng ngày vẫn tính bình thường những phép tính ấy, thì đến lúc kiểm tra chắc không luống cuống đến như vậy. Thậm chí nhân chia số thập phân, số mũ dù đơn giản, chỉ cần giản ước nhưng Mai cũng không biết làm, trong khi điều đó các em học tiểu học cũng có thể làm được, thế mà Mai học đến lớp 10 rồi vẫn còn lúng túng.
Còn T.Hưng vì hay làm ma trận trên máy tính nên máy gặp trục trặc, tính toán, giá trị lượng giác...sai hết mà chẳng biết gì cả. Hay hôm nào quên máy tính thì Hưng chẳng học hành gì được vì không tính toán được, giờ kiểm tra không mượn máy tính bạn nào được. Công nhận là nếu phải tính toán với những công thức dài sẽ rất lâu, dùng máy tính sẽ nhanh hơn, nhưng khi làm bài tập lượng giác, nếu nhớ giá trị mà không cần phải bấm máy tính thì chắc chắn là sẽ làm bài nhanh hơn, nhưng Hưng vẫn phải dùng đến máy tính. Hoặc cũng có những phép tính, bài tập không thế dùng máy tính được vì quá phức tạp, phải tự giải thì vì không có kỹ năng nên Hưng không biết làm.
Thầy giáo cũng đã cảnh báo Hưng rằng không có máy tính nào bằng được kỹ năng chủ động giải nhanh của chính bản thân mình, phụ thuộc vào máy móc mãi làm sao được, đâu phải lúc nào cũng mang máy tính đi theo để tính được, chẳng lẽ đi ra chợ cũng lôi máy tính ra để tính tiền thì mình đi học để làm gì?
Kết
Không thể phủ nhận lợi ích của máy tính với việc học của teen, nhưng cũng không nên lạm dụng máy móc quá nhiều vì teen mình cũng hoàn toàn có thể làm được những phép tính đơn giản và làm bài tập để nhớ công thức, mà nhiều khi tính nhẩm còn nhanh và dễ dàng hơn là bấm máy tính nữa, teen nhỉ?
Thói quen học tập của sinh viên đã thay đổi Đó là những phát hiện chính trong một nghiên cứu gần đây, được thực hiện bởi ĐH California (Mỹ). Trong đó, các nhà nghiên cứu nói rằng SV đại học hiện nay học khoảng 14 giờ/tuần. Tức là ít hơn 10 giờ/tuần so với năm 1961. Thực tế này là đúng với tất cả sinh viên, trong mọi chuyên ngành, ở mọi trường...