Bi hài chuyện sinh viên làm sếp
Thiếu kiến thức và kinh nghiệm nên các sếp sinh viên nhiều lúc muốn đầu hàng bởi nói chẳng ai nghe, thường xuyên vấp ngã. Rất nhiều chuyện mà một thủ lĩnh trẻ phải đối mặt.
Hiện nay, tại các trường đại học có rất nhiều câu lạc bộ (CLB) sinh viên được thành lập, không chỉ tạo cơ hội học tập, sân chơi bổ ích cho những người có cùng sở thích, đam mê, mà còn ghi nhận bước tiến mới trong tư duy giới trẻ hiện đại. Điều thú vị là thủ lĩnh các CLB là những bạn tuổi đôi mươi, non nớt cả kiến thức lẫn vốn sống.
Nỗi buồn thủ lĩnh “nhí”
Ở tuổi 21, Nguyễn Thị Thanh Hoa (sinh viên năm 3, ĐH Quốc gia Hà Nội) đã trở thành Tổng biên tập kênh truyền hình sinh viên ĐH Ngoại ngữ – ĐH Quốc gia Hà Nội.
Mặc dù được đánh giá là một người tài năng, có khả năng sắp xếp công việc một cách chi tiết và hợp lý cho tất cả mọi người nhưng khi ở vị trí lãnh đạo, nữ “thủ lĩnh” vẫn gặp không ít khó khăn.
Thanh Hoa chia sẻ: “Khi được đề cử vào vị trí lãnh đạo tôi rất quyết tâm. Nhưng sau thời gian đầu hoạt động, tôi lại cảm thấy tự ti và nghi ngờ vào khả năng bản thân bởi cái bóng của những người đi trước quá lớn. Hơn nữa, tôi gần như là thành viên trẻ tuổi nhất trong CLB nên khi lãnh đạo mất đi cái “uy”.
Suốt một thời gian dài, ý kiến chỉ đạo của tôi không được tôn trọng, luôn vấp phải sự phản đối của mọi người. Đã có lúc quá căng thẳng và mệt mỏi, tôi muốn xin từ chức”.
Lê Đình Vượng (sinh năm 1994, sinh viên ĐH Ngoại thương) – Chủ tịch CLB bất động sản gặp những khó khăn tương tự. Vượng được mọi người đánh giá là ngoài “cái đầu” khoa học và sự nhiệt huyết thì mọi thứ khác đều không đáp ứng được yêu cầu của một “thủ lĩnh”, đơn giản bởi dáng vẻ của cậu quá trẻ, quá “nhí”.
“Bản thân ngành bất động sản đã khô khan, nên khi đứng ở vị trí lãnh đạo, tôi muốn tạo ra một không khí thật sôi động cho CLB. Nhưng không ngờ mọi nỗ lực đều không đạt hiệu quả chỉ bởi thân hình tôi quá nhỏ bé, khuôn mặt non nớt không đủ tiêu chuẩn lãnh đạo các thành viên.
Video đang HOT
Mọi nỗ lực kết nối của tôi đều thất bại, kéo theo đó là sự trì trệ của CLB. Cho đến ngày tôi tìm được cách khắc phục thì mọi chuyện mới khác”, Vượng tâm sự.
Dù từng ở vị trí lãnh đạo cao nhất trong Tổ chức sinh viên quốc tế (AIESEC) tại Hà Nội, là sinh viên Việt Nam đầu tiên được lựa chọn vào ban điều hành của Tổ chức sinh viên toàn cầu, hoạt động tại Hà Lan, nhưng chị Nguyễn Thùy Dương (sinh năm 1990, cựu sinh viên ĐH Hà Nội) vẫn không tránh khỏi những vấp ngã trên con đường lãnh đạo của mình.
Theo Thùy Dương, dù là “thủ lĩnh” nhưng vì không dám đưa ra ý kiến cá nhân do sợ bị đánh giá nên vai trò người “thủ lĩnh” nhạt dần và trở thành “người ngoài” trong chính tổ chức mình đang lãnh đạo.
Ba bước đi trong đôi giày của người khác
Bởi thiếu kiến thức và kinh nghiệm nên trên con đường lãnh đạo, các thủ lĩnh trẻ gặp rất nhiều khó khăn từ khâu tổ chức nhân sự, kết nối các thành viên, đề xuất, tập hợp ý tưởng đến việc triển khai…
Tuy nhiên, rất nhiều chuyên gia cho rằng, chính các bạn trẻ mới là những người có tố chất và xứng đáng với vị trí lãnh đạo nhất bởi họ có một trái tim nóng và bầu nhiệt huyết căng tràn.
Chị Nguyễn Hoài Thương – trợ lý Tổng Giám đốc Tập đoàn Vingroup, người đã nhiều năm đóng vai trò thủ lĩnh trong các CLB sinh viên, chia sẻ: “Vốn liếng lớn nhất của các “thủ lĩnh” sinh viên chính là sự nhiệt tình, năng nổ và tư duy tốt.
Họ luôn giải quyết những khó khăn bằng cách tự hoàn thiện mình chứ không phải bằng cách tìm ra lỗi của người khác. Hơn nữa, với riêng các CLB sinh viên, nếu không phải là chính các bạn sinh viên lãnh đạo thì không ai làm được”.
Lý giải những khó khăn chung mà các “thủ lĩnh” trẻ gặp phải, chị Thương cho rằng, các bạn sinh viên đều là những người nhiệt huyết, tài giỏi và đặc biệt là có cái “tôi” rất lớn nên đôi khi họ bảo vệ ý kiến của mình đến mức bảo thủ. Hơn nữa, nhiều thành viên cho rằng, người “thủ lĩnh” cũng như mình, đôi khi ý kiến và sự chỉ đạo của họ chưa phải là đúng đắn nên luôn tìm cách phủ nhận và bác bỏ.
Theo chị Thương, để trở thành một “thủ lĩnh” tốt, ngoài những tố chất bẩm sinh như năng nổ, kiên định, các nhà lãnh đạo trẻ luôn phải trau dồi, tích lũy kiến thức chuyên môn cũng như khả năng “cầm đầu” của mình. Trong đó, 4 kĩ năng cần thiết là: kết nối con người, mở rộng quan hệ, giải quyết xung đột và xác định trọng tâm.
Trong suốt quá trình lãnh đạo của mình, chị Nguyễn Thùy Dương, Quản lý phát triển đối tác toàn cầu – AIESEC luôn tâm niệm: “Hãy đặt mình vào vị trí của người khác. Nó cũng giống như 3 bước đi một đôi giày của người khác.
Bước thứ nhất là phải cởi giày ra – nghĩa là từ bỏ tất cả những suy nghĩ chủ quan, bảo thủ của mình. Bước thứ hai là đi đôi giày kia vào – nghĩa là phải lắng nghe, tiếp thu ý kiến của người khác một cách thiện chí.
Và bước thứ ba là đi và cảm nhận – nghĩa là lúc này mới đánh giá xem ý kiến của người khác có đúng không rồi đưa ra ý kiến của riêng mình. Khi người “thủ lĩnh” có nhiều mối quan hệ mới thì tổ chức của họ sẽ hoạt động tốt”.
Theo Tường Vi/Báo Pháp Luật Việt Nam
Có người tình mới, tôi bị sếp cho "ra rìa"
Đối với chồng tôi dường như tôi chỉ là người vợ rất bình thường nhưng đối với sếp, tôi lại là một viên ngọc quý.
Người ta nói "gái một con trông mòn con mắt", chẳng sai chút nào, vì chính tôi là người như thế, tôi vốn là người phụ nữ đã có chồng và một con nhưng vẫn luôn được mọi người trầm trồ khen ngợi. Dù sinh con xong nhưng tôi vẫn giữ được vóc dáng nhỏ nhắn cùng với khuôn mặt trái xoan và nước da trắng nên trông tôi cũng không thua kém gì những cô gái trẻ chưa chồng. Cũng vì sự xinh đẹp mà tôi được nhiều đàn ông để ý, dù họ biết tôi đã lập gia đình nhưng vẫn muốn hẹn hò với tôi. Tôi từ chối tất cả những cuộc gạ gẫm, đưa tình của đàn ông nhưng riêng anh thì không. Vì anh là người có quyền, có tiền, có thể cho tôi những thứ tôi cần.
Anh cho tôi những thứ mà chồng tôi chẳng thể có, hàng hiệu rồi đồ ăn ngon, với đồng lương của chồng thì làm gì đủ để cho tôi cuộc sống như thế. Đã thế anh lại luôn ân cần, nhẹ nhàng, không bao giờ nóng nảy với tôi.
Chồng tôi lại là người khô cứng, không lãng mạn với vợ con, đến ngày lễ tình nhân hay các ngày kỉ niệm khác anh cũng chẳng tặng tôi một thứ gì. Đối với chồng tôi không cần gì nhiều, nhưng một chút quan tâm nho nhỏ ấy để thể hiện tình cảm chồng tôi cũng không làm được, chồng tôi cho rằng những ngày đó rất bình thường, và không quan trọng nó. Chính lối suy nghĩ của anh đã làm cho tôi càng quý mến sếp, người cho tôi sự ngọt ngào, lãng mạn và đủ đầy ấy. Đối với chồng tôi dường như tôi chỉ là người vợ rất bình thường nhưng đối với sếp, tôi lại là một viên ngọc quý.
Tôi cũng đã từng suy nghĩ về chuyện ngoại tình nhưng rồi tặc lưỡi nghĩ ngoại tình cũng chẳng sao cả, tôi vẫn chăm lo cho chồng, cho con, không bỏ mặc gia đình là được, chỉ là tôi tìm cách nào để giấu chồng cho kín thôi.
Nhưng rồi cái kim trong bọc lâu ngày cũng sẽ lòi ra. Chồng thấy tôi thay đổi phong cách, với đồng lương của tôi thì không thể xài nhưng đồ hàng hiệu đắt tiền như vậy được, thế nên nghi ngờ và theo dõi tôi. Anh phát hiện tôi vào nhà nghỉ cùng sếp trên cơ quan sau khi trò chuyện và uống cà phê. Vì anh đã từng tham gia nhiều cuộc hội họp ăn uống trên cơ quan cùng các đồng nghiệp của tôi nên cũng rõ đó là sếp của tôi. Tôi không còn cách nào chối cãi được và chịu nghe anh nhục mạ thậm tệ, sau đó anh đòi ly hôn. Tôi nghĩ đến sếp, tôi vẫn còn có người che chở tôi tốt hơn anh nên tôi chấp nhận kí ngay vào tờ giấy ly hôn khi anh vừa viết xong.
Tôi gọi điện cho sếp và nói chuyện tôi đã ly hôn với chồng. Biết chuyện anh đi thuê cho tôi một căn nhà khá rộng rãi và đẹp đẽ rồi thường xuyên đến với tôi hơn. Anh cũng là người đã có gia đình, dù có đi "mây mưa" bên ngoài thì anh cũng vẫn không bỏ vợ con, bởi anh ta đi lên được thành sếp chính là nhờ người vợ đầy quyền lực ấy. Còn tôi chỉ có nhan sắc để quyến rũ anh ấy.
Có người tình mới, anh ta không thèm quan tâm gì tới tôi nữa (Ảnh minh họa)
Cuộc sống của tôi rất sung túc khi được anh bao bọc, nhưng chỉ một thời gian không lâu sau đó, công ty tôi tuyển thêm nhân viên, trong đó có một cô khá xinh xắn, trẻ trung, chưa chồng và lại được làm ở vị trí hay được gặp sếp. Thế rồi bao ánh mắt lại đổ dồn về cô gái ấy. Tôi đã không còn được sếp chú ý tới từ khi có sự xuất hiện của cô ta.
Có người tình mới, anh ta không thèm quan tâm gì tới tôi nữa, thay vì săn đón tôi, anh ta dành hết sự quan tâm cho cô nhân tình đó. Rồi những món quà, những chiếc váy, túi xách hàng hiệu cũng không thuộc về tôi nữa. Tôi phải tự lo chi trả tiền thuê nhà mà trước đây anh vẫn từng cho tôi.
Bị "đá" một cách chóng vánh như vậy nên tôi vô cùng tức giận và cãi nhau với anh ta vì khi anh cần thì tôi đến nhưng khi tôi cần thì anh lại bỏ mặc tôi, anh "chơi" chán rồi lại "đá" văng tôi như một quả bóng không thương tiếc. Lúc này tôi phải tự lo cho bản thân và con bằng đồng lương ít ỏi của mình. Trước đây, còn có chồng chia sẻ gánh nặng đó, nhưng bây giờ chỉ có mình tôi xoay sở, tôi cảm thấy nặng nề hơn bao giờ hết.
Không muốn chứng kiến cảnh nhân viên mới và sếp cặp kè, tôi quyết định thôi việc. Tôi làm sao có thể tiếp tục công việc này khi ngày nào lên cơ quan cũng nhìn cảnh tượng hai người họ bám nhau như sam ấy, tôi còn ở đó có lẽ sẽ chỉ phát điên lên mà chẳng thể làm gì. Như vậy, tâm trạng tôi càng bị dày vò nhiều hơn.
Để tiết kiệm các khoản chi tiêu, tôi thuê một căn phòng chật hẹp, đủ để chứa đồ đạc và chỗ cho hai mẹ con ở. Nhiều thứ tiền khác tôi cũng phải cắt giảm để có tiền mua sữa và cho con đi học. Từ người phụ nữ xinh xắn, tôi trở nên tiều tụy và già đi trông thấy khi lao đầu vào kiếm tiền mưu sinh.
Lúc này tôi mới thấm được sự vất vả, nhọc nhằn khi không còn chồng bên cạnh. Tôi bỗng dưng nhớ chồng hơn bao giờ hết và giá như được ngả vào vai chồng những khi mệt nhoài như thế này để được chồng chia sẻ và giúp đỡ. Nhưng tôi còn mặt mũi nào để đi về gặp anh đây? Vì chính tôi là người đã dứt áo ra đi không nuối tiếc. Đó cũng là cái giá tôi phải trả cho cuộc tình vụng trộm của mình...
Theo VNE
Từ khi thăng chức, anh lại không tôn trọng tôi Anh thường xuyên hủy hẹn với tôi vào phút chót vì lý do 'công việc'. Tôi, một cô sinh viên 20 tuổi, trẻ trung, vui cười, thích trò chuyện nhưng lại đang sống trong gốc khuất của chính mình. Anh hơn tôi 7 tuổi, một khoảng cách không quá xa cũng chẳng quá gần. Người đã vực tôi dậy sau nỗi đau bị...