Bị gây áp lực vì không cho con học chữ trước khi vào lớp 1

Theo dõi VGT trên

Có nhiều phụ huynh kiên quyết không cho con học chữ trước khi vào lớp 1 bị kỳ thị và bị chính những người thân trong gia đình gây áp lực.

Khổ sở ngăn con học chữ trước

Thời điểm này, mùa nhập học đang đến gần, ở nhiều nơi, các lớp học chữ trước khi vào lớp 1 lại sôi động hơn bất cứ lúc nào. Như ở TPHCM, các điểm dạy chữ trước nhan nhản khắp mọi ngóc ngách thường ở quy mô nhỏ lớp từ vài trẻ đến vài chục trẻ được cô giáo uốn nắn từng nét chữ.

Trong “cơn bão” học chữ trước khi vào lớp 1 ngày càng lan rộng này, có những phụ huynh đi ngược để bảo vệ con trở thành những người chống đối và gặp không ít áp lực từ người xung quanh, người thân trong gia đình.

Bị gây áp lực vì không cho con học chữ trước khi vào lớp 1 - Hình 1

Một lớp học chữ trước khi vào lớp 1 ở TPHCM

Không dám nhận mình là người tân tiến hay không chạy theo phong trào nhưng chị Lê Ngọc Ánh, nhà ở quận 11 luôn cố gắng bình thường hóa chuyện học hành của con nhỏ. Chị xác định, vào lớp 1, trước sau gì rồi con cũng biết viết, biết đọc nên không có gì phải vội, phải học chữ trước làm gì. Trong khi nhiều cháu nhỏ 4 – 5 t.uổi đang “cày” miệt mài ở các lớp học chữ thì bé nhà chị vẫn còn tung tăng dù chỉ vài tuần nữa là vào lớp 1.

Con thoải mái bao nhiêu thì mẹ “đau đầu” bấy nhiêu. Suy nghĩ không cho con học trước của chị Ánh trái hẳn với bạn bè, đồng nghiệp. Nhiều người cảnh báo chị, bé không biết chữ trước thì vào lớp 1 sẽ bị cô giáo phân biệt, không quan tâm và rất khó theo kịp bạn bè. Chị Ánh bác bỏ điều này thì bị cho là “tinh vi”.

Nhưng áp lực lớn nhất là từ chính người thân trong gia đình. Nhiều năm nay, suy nghĩ của chị đã bị phản đối. Và càng căng thẳng từ đầu mùa hè này, khi con chuẩn bị vào lớp 1. Phải nói rằng, ngày nào ông bà nội cũng lôi ra nói, thậm chí là c.hửi bới “mẹ ngu dốt”. Chị đưa các bài báo, các thông tin khoa học về việc không nên học chữ trước đều bị gạt đi vì “mấy đứa bằng cu Tin giờ đọc viết lèo lèo”.

“Tôi đang làm điều bình thường cho con lại trở nên bất thường. Nhiều khi cũng tặc lưỡi, để con đi học cho xong nhưng nếu tôi đầu hàng thì chẳng khác nào biết hại con mà vẫn làm”, chị Ánh nói.

Trong tình cảnh tương tự, những tháng qua, gia đình chị Nguyễn Ngọc Chín, ở P.16, Gò Vấp căng thẳng vì quyết tâm không cho con học chữ trước của chị. Chồng chị, ông bà nội và cả anh em họ hàng lắc đầu, phản đối việc con chị giữa tháng 8 này nhập học nhưng chưa biết viết, biết đọc.

Chị nói rõ lập trường, con sẽ không học viết, học đọc trước mà chờ vào lớp 1, không cần phải vội. Điều chị buồn lòng nhất là mọi người, có thể nói chị không được liền quay sang “miệt thị” bé Nấm. Ông bà chê, sau này đi học dốt nhất lớp, bị cô giáo ghét nhất lớp. Đến chồng chị cũng nói vợ “dở người” nên muốn biến con thành “người dở”.

Người mẹ nghẹn ngào: “Con có thua kém thì cũng không do chưa biết đọc, biết chữ trước mà bởi thái độ, kỳ thị của mọi người”. Chính điều này làm chị lo ngại, khi vào lớp con bị giáo viên phân biệt.

Không áp lực việc học với con, không đặt mục tiêu con phải bằng bạn bằng bè nên chị Trần Ngọc Hiền, ở Thủ Đức, TPHCM cũng xác định, học đến đâu, biết đến đấy. Mọi người xung quanh nói ra nói vào, chị đều lờ đi, cố gắng trì hoãn cho đến khi con vào năm học mới.

Video đang HOT

Thế nhưng, mới đây chị điếng người khi cậu con trai khóc lóc khổ sở vì ghét phải đi học chữ. Hóa ra, lâu nay, cứ vào sáng thứ 7, khi chị đi làm là chồng chị “lén” gửi con đến lớp học chữ tổ chức ở trong chung cư. Giờ chị mới biết, gần 2 tháng nay, lịch vui chơi, đi bơi sau giờ học của con chị đã “lén” chuyển thành lịch học chữ.

“Tôi đi làm về trễ nên ông bà đón cháu. Hóa ra, chồng tôi đã gửi con cho cô giáo dạy chữ ngay sau giờ học. Cháu học trễ, đọc chậm, viết chậm nên thường bị cô phạt ngồi riêng một góc để học nên giờ sợ lắm”, chị Hiền nói như muốn khóc.

Giáo dục tạo ra, phụ huynh phải… đi dập lửa?

Nguyên trưởng phòng Giáo dục tiểu học, Sở GD-ĐT TPHCM chia sẻ, phong trào trẻ phải học chữ trước được “bình thường hóa” nhiều năm gần đây bắt nguồn từ chính ngành giáo dục. Trước đây, một số nơi tổ chức khảo sát đầu vào dựa trên cơ sở học chữ, toán đối với học sinh lớp 1 nên phụ huynh phải chạy theo, buộc phải cho con học chữ trước.

Bà cho hay, đến nay, việc học chữ trước được cảnh báo là nguy hại thế nhưng điều này đã ăn sâu trong tiềm thức của phụ huynh và cả giáo viên. Nhiều giáo viên cho rằng trẻ phải biết chữ trước khi vào lớp 1. Chính điều này, tạo áp lực lên con trẻ và phụ huynh. Chưa kể, phải nói đến nguyên nhân, chương trình học chưa thật sự phù hợp cũng tác động đến việc con trẻ phải biết đọc, biết viết trước, nếu không là “chạy” không kịp.

Bị gây áp lực vì không cho con học chữ trước khi vào lớp 1 - Hình 2

Trẻ bị áp lực phải biết đọc biết viết trước vì chương trình học và cả tư duy của giáo viên lẫn phụ huynh (Ảnh minh họa)

Không muốn con học chữ trước nhưng gánh đủ áp lực và cả nỗi sợ là tình cảnh của không ít phụ huynh. TS Nguyễn Khánh Trung (Giám đốc Trung tâm Emile Việt Education) chia sẻ, trong các buổi tọa đàm, tư vấn về giáo dục, ông gặp rất nhiều câu hỏi của phụ huynh liên quan đến việc học chữ trước khi vào lớp 1. Trong đó, nhiều phụ huynh biết là không nên học trước, họ thực hiện nhưng lại trở thành người đi ngược, lạc loài.

Theo TS Nguyễn Khánh Trung, trong điều kiện như hiện nay thì chính mỗi phụ huynh phải tạo ra sự thay đổi trước khi chờ hệ thống thay đổi. Họ phải tận dụng mọi cách để hành động, đấu tranh cho điều tốt đẹp của con và chắc chắn quá trình này sẽ gặp rất nhiều cản trở. Nhưng đó là điều mỗi phụ huynh cần phải làm vì biết sai mà im lặng thì chính con mình gánh hậu quả và không thể thay đổi việc sai đang được xem là bình thường.

Phụ huynh cần tìm cách đối thoại với người thân, đối thoại với cả giáo viên và quản lý nhà trường về quan điểm của mình để giảm tối đa các tác động lên con.

Hiện nay, rất nhiều phụ huynh đổ lỗi vì lý do này, lý do nọ nên buộc phải cho con học chữ trước. Như vậy, họ đã chấp nhận cái sai áp lên người con mình. Các chuyên gia giáo dục đều có chung khuyến cáo, việc học chữ trước là không cần thiết, gây nguy hại đến quá trình học tập lâu dài của con trẻ. Việc học là việc cả đời, cần tính bền vững, ai càng vội chạy sớm, đốt cháy giai đoạn thì càng dễ hụt hơi.

Hoài Nam

Theo Dân trí

Con vào lớp 1: Cứ để tập viết, tập đọc cho cô giáo lo, cha mẹ hãy dạy con những điều nhà trường không dạy

Nguy hiểm nhất khi con vào lớp 1 không phải là chưa biết viết, biết đọc, mà là không biết tự lập, không kết nối được với xung quanh, không biết tương tác và không biết cách sống cùng người khác...

"Không cho con học viết, học toán, học thêm trước khi con vào lớp 1 hả? Không cho con học thêm hả? Trời ơi, dại thế, bạn bè biết hết rồi, con mình sẽ tủi thân, sẽ tự ti, sẽ chán học. Rồi cô giáo sẽ kỳ thị, sẽ đì chết!...".

Nhiều mẹ nhắn tin hỏi mình.

Mình chỉ hỏi lại, Vậy có nghĩa là, muốn con học giỏi, có thái độ học tập tốt, say mê học hỏi, thì chỉ cần cho con đi học chữ, học toán trước khi con vào lớp 1 là xong hả?

Mình là 1 giáo viên tiểu học chính hiệu, và Xu Sim cũng từng học lớp 1 công lập, mình có đủ kinh nghiệm để nói rằng dạy chữ là rẻ nhất trong các loại dạy! Nên nếu chỉ chăm chăm cho con luyện chữ đẹp, là những ông bố bà mẹ, những giáo viên lười! Thật!

Thừa nhận rằng con bắt đầu vào lớp 1 là bước ngoặt lớn, cần một sự chuẩn bị kỹ lưỡng và toàn diện. Nhưng toàn diện chứ không phải chỉ là đi học trước ạ! Mình đã thấy rất nhiều bé viết đẹp, đọc tốt, nhưng đi học toàn khóc vì "Đi học con toàn bị ăn hiếp", "Đi học không có vui gì hết"!

Con vào lớp 1: Cứ để tập viết, tập đọc cho cô giáo lo, cha mẹ hãy dạy con những điều nhà trường không dạy - Hình 1

Rất nhiều cha mẹ lo lắng nên đã dạy con học chữ, học viết trước khi vào lớp 1 (Ảnh minh họa).

Nguy hiểm nhất ở lớp 1, không phải là chưa biết viết, biết đọc, mà là không biết tự lập, không kết nối được với xung quanh, không biết cách bộc lộ cảm xúc, không biết tương tác, không biết cách sống cùng người khác. Mà tất cả những điều này đều cần dày công!

Nước mình giáo viên không được tự ý điều chỉnh lịch giảng dạy, tức là tuần đầu tiên vào lớp 1, mặc kệ những bạn đã đọc thông viết thạo, thì lớp 1 của cả nước đều bắt đầu học một bài giống nhau, với thời lượng tương đương nhau. Tuần đầu tiên là cứ học nét cong, nét thẳng, nét hất chán chê, rồi sau đó thì ê a vài chữ cái.

Nên rất khổ thân cho các cô cậu 6 t.uổi, quá trình hưng phấn mạnh gấp nhiều lần quá trình ức chế, ở nhà đã đọc ro ro, tính nhoay nhoáy, giờ cứ ngồi đợi cô dạy nét cong nét hất, ngồi vẽ chữ to đùng 4 ly... Thế là rảnh nên lại ngồi nghịch phá, rồi bị cô giáo la mắng phạt.

Mình đã thử và đã thấy. Cả Xu và Sim hoàn toàn không học trước chữ nào, không học trước ngày nào, mà vẫn sống sót nè!

Nói thế không có nghĩa là mình bỏ mặc con chơi với ti vi suốt 6 năm. Mình dạy con những thứ cần thiết để giúp cho việc dạy của cô. Mình dạy con cầm bút bằng cách tập vẽ, tập tô màu. Mình tập cho con tập trung bằng cách xếp hình, ghép hình, bằng các trò chơi kéo dài 40 phút, 1 tiếng ở nhà. Mình tập cho con tự chăm sóc bản thân, tự chải đầu, cột tóc, tự rửa mặt, biết đi vệ sinh. Mình tập cho con cách thưa gửi, trình bày với cô giáo sao cho hiệu quả.

Con vào lớp 1: Cứ để tập viết, tập đọc cho cô giáo lo, cha mẹ hãy dạy con những điều nhà trường không dạy - Hình 2

Rất nhiều bé viết đẹp, đọc tốt, nhưng đi học toàn khóc vì "Đi học con toàn bị ăn hiếp", "Đi học không có vui gì hết"! (Ảnh minh họa).

Mình nói trước với con, rằng mới vào lớp 1 con sẽ viết và đọc chậm hơn các bạn đấy. Nhưng con có nhiều kỹ năng khác có thể các bạn không có, như nấu ăn, đi xe đạp, trượt patin, bơi...

Và cũng đừng để cô giáo thất vọng rồi đi tìm mình mắng vốn. Mình tìm gặp cô giáo, nói trước với cô rằng Xu Sim chưa biết viết, biết đọc, mình biết cô sẽ vất vả hơn, kiên nhẫn hơn học sinh khác. Mình chân thành chia sẻ khó khăn cùng cô, hợp tác với cô. Cô mà cằn nhằn, giục bé đi học thêm, thì mình cũng chỉ nhã nhặn cảm ơn thôi!

Nhưng vẫn nhiều bạn bảo là họ cũng muốn làm như mình, nhưng mà cô giáo cứ bắt học, nhưng mà bé hàng xóm cứ học...

Ủa! Tại sao khi được yêu cầu làm một việc hại cho con mình mà lại vẫn làm? "Quyền lực chỉ có sức mạnh nếu chúng ta đồng ý với nó", ông Gandhi, cựu thủ tướng Ấn Độ đã nói vậy đó.

Rồi chỉ vì con viết chậm hơn bạn, đọc kém hơn bạn, mà đã tự ti, mặc cảm,... thì ngày sau ra đời xe thằng bạn xịn hơn xe mình, vợ hàng xóm nó đẹp hơn vợ mình, chồng hàng xóm nó giàu hơn chồng mình, nhà hàng xóm nó to hơn nhà mình... sống làm sao?

Mục đích học tập UNESCO gồm nhiều thứ lắm: "Học để biết, học để làm, học để chung sống, học tập để làm người".

Vậy nên, ngoại trừ vài bé tự nguyện ham đọc và viết, ngoại trừ việc mẫu giáo chính khóa học làm quen với chữ, còn thì ba mẹ đừng chất thêm lên lưng con! Cứ để tập viết, tập đọc cho cô giáo lo.

Con vào lớp 1: Cứ để tập viết, tập đọc cho cô giáo lo, cha mẹ hãy dạy con những điều nhà trường không dạy - Hình 3

Cứ để tập viết, tập đọc cho cô giáo lo (Ảnh minh họa).

Hãy dạy những kỹ năng rất quan trọng khác đang bị nhà trường bỏ trống, như thể thao, nghệ thuật, giao tiếp, cư xử... lòng ham mê học hỏi, làm việc nhóm, tư duy phản biện, sáng tạo, hiểu và định giá đúng bản thân,...

Hãy dạy con những giá trị sống quý giá như sống trung thực, tử tế, chia sẻ, tự lập, tự tin... Hãy dành thật nhiều năng lượng, thời gian và t.iền của bạn để mà bù đắp vào đó.

Đường học còn rất dài, còn suốt cả cuộc đời. Hãy để những bước khởi đầu con vào lớp 1bằng lối học hành trung thực, không lén lách luật học trước.

Hãy để con có cơ hội háo hức với những thử thách mới mẻ, thấy mình tiến bộ mỗi ngày so với bản thân mình hôm qua.

Vài nét về tác giả:

Chị Thu Hà là một nhà báo hiện đang sống và làm việc ở TP HCM, đồng thời là tác giả cuốn sách: "Con nghĩ đi, mẹ không biết". Chị là mẹ của hai cô con gái vô cùng đáng yêu, cá tính là Xu và Sim. Tự nhận mình là một người mẹ không hoàn hảo và mắc nhiều sai lầm khi nuôi dạy con, nhưng chị coi đó là những bài học lớn của mình để thay đổi và trở thành một người bạn đồng hành thực sự cùng con lớn lên.

Theo Helino

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Midu lần đầu lên tiếng về giai đoạn "sóng gió" khi công khai lấy chồng thiếu gia
12:37:48 03/07/2024
Lan truyền 6 cái tên bị loại của Anh Trai Say Hi, có cả sao nam hot nhất show khiến netizen bùng nổ tranh cãi!
10:03:02 03/07/2024
Hé lộ thời điểm Khánh Vân và bạn trai hơn 17 t.uổi tổ chức đám cưới
08:53:30 03/07/2024
Biết tôi không phải con ruột nhưng bố vẫn giấu giếm cho vợ, 27 năm sau bí mật bị phanh phui vì một hành động của mẹ
08:43:57 03/07/2024
Hot: Rosé (BLACKPINK) - Cha Eun Woo lộ bằng chứng nghi hẹn hò bí mật suốt 4 năm
11:17:21 03/07/2024
Mỹ nhân gầy trơ xương đáng báo động vì giảm cân cực đoan, lý do đằng sau khiến dân tình sốc nặng
08:56:08 03/07/2024
Trạm cứu hộ trái tim trước thềm tập cuối: An Nhiên được "tẩy trắng" nhưng chưa gây phẫn nộ bằng thái độ của Ngân Hà
09:23:25 03/07/2024
Thấy cô gái trẻ ngồi cạnh gọi video call cho chồng còn nũng nịu 'chồng ơi', tôi tá hỏa nghi nghe được giọng nói từ điện thoại vọng ra
12:13:25 03/07/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Thác Gougah: Danh thắng đẹp của Lâm Đồng

Du lịch

14:33:28 03/07/2024
Trên quốc lộ 20, từ Đà Lạt đến Thành phố Hồ Chí Minh, cách Đà Lạt 37km, xe rẽ phải chạy tiếp khoảng 900m sẽ đến Khu du lịch sinh thái thác Gougah (Gugah, Gu Ga).

Mỹ tuyên bố sẵn sàng đối thoại với Venezuela

Thế giới

14:16:03 03/07/2024
Ông Maduro đưa ra tuyên bố trên chỉ vài tuần trước cuộc bầu cử tổng thống tại Venezuela, trong bối cảnh nhà lãnh đạo này đang tranh cử nhiệm kỳ thứ ba.

Người phụ nữ suýt mất 300 triệu đồng sau một cuộc điện thoại

Pháp luật

14:11:17 03/07/2024
Một người phụ nữ ở Đà Nẵng nhận cuộc gọi thông báo có liên quan đến tổ chức tội phạm và yêu cầu chuyển 300 triệu đồng.

Thực hư thông tin bạn trai Khánh Vân là chồng cũ ca sĩ đình đám Vbiz

Sao việt

14:06:38 03/07/2024
Sau khi Khánh Vân công khai được cầu hôn, thông tin về chồng sắp cưới của nàng hậu trở thành tâm điểm chú ý của cư dân mạng.

Nhân vật của Hồng Diễm trong "Trạm cứu hộ trái tim" lại khiến khán giả ức chế

Hậu trường phim

13:27:54 03/07/2024
Suốt từ đầu phim, Ngân Hà luôn là nhân vật bị khán giả chỉ trích nhiều nhất, từ lối diễn xuất đến ngoại hình nhân vật.

'Hoàng tử Vpop' Hoàng Hải: Rất lâu rồi tôi không trải qua cảm giác yêu, nhớ một ai đó

Nhạc việt

12:52:30 03/07/2024
Ca sĩ Hoàng Hải thừa nhận, ở t.uổi 42, lâu lắm rồi anh không yêu nên không biết miêu tả mình trong tình yêu như thế nào.

Lê Hoàng: "Tôi không tin cô nào làm diễn viên mà đẻ đến hai đứa con ngoài giá thú"

Tv show

12:45:27 03/07/2024
Người Thứ 3 tập 154 xoay quanh câu chuyện hôn nhân tan vỡ của chị M vì chồng ngoại tình, có con riêng với nhân tình.

Trạm cứu hộ trái tim giới thiệu tập cuối: Ngân Hà biến mất, An Nhiên và 3 nhân vật chiếm spotlight

Phim việt

12:41:31 03/07/2024
Clip giới thiệu phim tập cuối không hề có sự xuất hiện của Ngân Hà hay Vũ. Đáng nói, dường như khán giả cũng không mấy quan tâm đến 2 nhân vật này, bởi đoạn kết của họ có lẽ ai cũng đã đoán ra.

JungKook được huyền thoại Diana Ross khen ngợi

Nhạc quốc tế

12:30:23 03/07/2024
Em út BTS Jungkook tiếp tục khiến người hâm mộ tự hào khi nhận được lời khen từ ca sĩ huyền thoại Diana Ross về một bài hát trong album solo đầu tay Golden .

Cô gái 33 t.uổi về quê làm ruộng: Tự do cả về vật chất lẫn tinh thần

Sáng tạo

12:25:59 03/07/2024
Năm 2016, Ye Zi lần đầu tiên đến thị trấn Shigu, Vân Nam. Bị hút hồn bởi khung cảnh núi non hùng vĩ, Ye Zi đã quyết định rời bỏ thành phố và ở lại nơi này.

Vô tình mở điện thoại của vợ ra xem, tôi 'đứng hình' khi phát hiện chuyện động trời giữa anh trai và vợ, hóa ra bấy lâu nay tôi đã bị lừa...

Góc tâm tình

12:04:16 03/07/2024
Vợ tôi là một người dịu dàng, ngoan ngoãn lại có học thức cao. Tôi rất hay khoe vợ mình cùng đồng nghiệp, mỗi lần xong công việc trên công ty sớm tôi lại mời đồng nghiệp về nhà.