Bị đập gãy chân, nạn nhân vẫn xin giảm án cho con nuôi Đường Nhuệ
Bùi Mạnh Tiến (Tiến “trắng”, con nuôi Đường Nhuệ) là 1 trong 14 bị cáo bị toà Đông Hưng (Thái Bình) tuyên án sơ thẩm vì cố ý gây thương tích. Đáng chú ý, mặc dù bị đập gãy chân, nạn nhân vẫn xin toà giảm án cho các bị cáo.
Con nuôi Đường Nhuệ coi thường pháp luật
Theo bản án sơ thẩm ngày 26/9/2019 của Toà án Nhân dân huyện Đông Hưng, Tiến “trắng” cùng 13 đồng phạm khác trong vụ đập nát chân một nam thanh niên ở Đông Hưng đã lĩnh án.
Con nuôi Đường Nhuệ (Nguyễn Xuân Đường, TP.Thái Bình, bị can trong 3 vụ án đang được điều tra ở Thái Bình) lĩnh án 1 năm 6 tháng tù.
Các bị cáo khác mức án như sau: Nguyễn Tuấn Anh 1 năm 9 tháng; Phạm Văn Sáng 1 năm 9 tháng; Hoàng Minh Đức 1 năm 6 tháng; Nguyễn Ngọc Quý 1 năm 6 tháng; Bùi Văn Dũng 1 năm 4 tháng; Phạm Ngọc Dũng 1 năm 3 tháng;
Trần Văn Trường 1 năm 3 tháng; Nguyễn Như Tuynh 1 năm 3 tháng; Trần Đức Anh 1 năm 3 tháng; Vũ Văn Giang 1 năm 2 tháng; Phạm Hoài Nam 1 năm 2 tháng; Bùi Bá Duẩn 1 năm; Phạm Anh Phi 1 năm, cho hưởng án treo, giao Phi cho UBND xã Nguyên Xá (Vũ Thư) giám sát, giáo dục trong thời gian thử thách.
Tiến “trắng” kéo quân đi tìm nạn nhân Hùng chỉ vì nghe tin Hùng định thuê người hành hung Tiến, hậu quả của vụ việc khiến nạn nhân thương tích 25% sau khi bị nhóm của Tiến hành hung.
Nạn nhân của vụ án này là anh Nguyễn Văn Hùng (SN 1987, Nguyên Xá, Đông Hưng). Anh Hùng bị Tiến “trắng” và đồng bọn hành hung khiến anh này tổn thương 25% sức khoẻ.
Nhóm của Tiến “trắng” đã táo tợn đến mức lôi anh Hùng từ khu vực nhà hàng của anh trai anh Hùng ra ngoài đường trục thôn rồi hành hung nạn nhân chỉ vì nghe tin Hùng ý định thuê người đánh Tiến “trắng”.
Theo kết luận giám định pháp y của Trung tâm Pháp y tỉnh Thái Bình, anh Hùng bị 14 thương tích vùng đầu, mặt và toàn thân do vật tày, cứng tác động làm gãy đầu dưới 2 xương cẳng chân phải.
Trong quá trình điều tra và tại phiên toà sơ thẩm do Toà án Nhân dân huyện Đông Hưng xét xử, các bị cáo đều thành khẩn khai nhận hành vi phạm tội của bản thân.
Với nạn nhân Hùng, anh này khai không có mâu thuẫn gì với con nuôi Đường Nhuệ và đồng phạm của Tiến.
Giữa các bị cáo và anh cũng như người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan chăm sóc anh trong quá trình điều trị thương tích đã thoả thuận với nhau xong việc bồi thường, anh Hùng không yêu cầu bồi thường gì thêm và xin giảm nhẹ hình phạt cho các bị cáo.
Nhóm của con nuôi Đường Nhuệ đã táo tợn lôi nạn nhân từ trong sân của 1 nhà hàng ra ngoài đường rồi đập gãy chân nạn nhân trong đêm tối.
Toà sơ thẩm kết luận, chỉ vì mâu thuẫn nhỏ nhặt trong cuộc sống mà khoảng 20h ngày 19/12/2018, Tiến đã có hành vi ghì cổ anh Hùng lôi từ trong sân nhà hàng Hương Quê ra đường, vật nạn nhân xuống đường rồi tỳ đè nạn nhân cho các bị cáo không có mâu thuẫn gì với anh Hùng dùng chân, tay không đánh vào người anh này.
Đáng chú ý, các bị cáo Tuấn Anh, Đức, Vương và Duẩn đã dùng gậy vụt vào người và chân nam thanh niên sinh năm 1987 làm nạn nhân bị thương tích, tổn hại 25% sức khoẻ.
Video đang HOT
Hành vi của các bị cáo là nguy hiểm cho xã hội, đã xâm phạm đến sức khoẻ của nạn nhân được pháp luật bảo vệ. Hành vi đánh anh Hùng của các bị cáo là côn đồ, hung hăng, rất coi thường sức khoẻ của người khác, coi thường pháp luật.
Bị cáo kêu án nặng, xin giảm nhẹ
Sau khi toà sơ thẩm tuyên án, đến thời điểm phiên phúc thẩm được Toà án Nhân dân tỉnh Thái Bình mở, có 5 bị cáo kháng cáo.
Trao đổi với Dân Việt, 1 trong người kháng cáo thừa nhận hành vi như cáo trạng nêu, tuy nhiên, nam bị cáo cho rằng bản án mà toà sơ thẩm tuyên cho anh là “nặng quá”.
Theo đồng phạm của con nuôi Đường Nhuệ, anh chỉ tát nạn nhân có 1 cái mà nhận án cao, vai trò của anh trong vụ án là ít, trong khi những người có vai trò đầu tiên như Tiến “trắng” thì nhận án không tương xứng hoặc những người trực tiếp khiến nạn nhân Hùng bị thương.
Nam bị cáo bày tỏ mong muốn được hưởng án treo trong vụ việc với nạn nhân Hùng.
Các bị cáo trong phiên phúc thẩm vừa bị hoãn ngày 27/4/2020. (Ảnh: Lao động)
Trao đổi với Dân Việt về nguyện vọng xin hưởng án treo của 1 trong các bị cáo vụ con nuôi Đường Nhuệ đánh gãy chân nạn nhân, luật sư Đặng Văn Cường – Trưởng văn phòng luật sư Chính Pháp (Đoàn luật sư TP.Hà Nội) cho biết, về bản chất pháp luật thì án treo không phải là một hình phạt mà đó là một biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện.
Theo luật sư Cường, theo nguyên tắc áp dụng hình phạt mà bộ luật hình sự hiện hành đã quy định thì việc áp dụng hình phạt trong vụ án có đồng phạm phải cá biệt hóa được vai trò của đồng phạm.
Với những đối tượng chủ mưu, cầm đầu, thực hành tích cực nhân thân xấu, tái phạm, tái phạm nguy hiểm, không thành khẩn khai báo, không thể hiện thái độ ăn năn hối cải… thì phải có hình phạt nghiêm khắc.
Còn với các đối tượng phạm tội với vai trò đồng phạm xúi giục hoặc giúp sức, vai trò thứ yếu, nhân thân tốt, phạm tội lần đầu, nhiều tình tiết giảm nhẹ, có khả năng tự cải tạo giáo dục thì sẽ áp dụng các hình phạt ít nghiêm khắc hơn, thể hiện tính khoan hồng, nhân đạo của pháp luật.
“Bởi vậy, trong vụ án trên những đối tượng có tiền án, tiền sự, côn đồ, manh động, những đối tượng có vai trò chủ mưu, cầm đầu, tái phạm thì hình phạt phải nghiêm khắc phải ở mức cao của khung hình phạt từ 2 năm đến 6 năm.
Theo luật sư Đặng Văn Cường, việc hình phạt các bị cáo trong vụ con nuôi Đường Nhuệ đánh người gần như bằng nhau là không hợp lý.
Trong vụ án này thương tích của bị hại là 25 % nên mức hình phạt của những đối tượng có vai trò chủ mưu, cầm đầu phải thực hành tích cực sẽ ở mức cao của khung này. Tòa án áp dụng điều 54 của Bộ luật Hình sự giảm đến mức dưới mức thấp nhất của khung hình phạt cho tất cả các bị cáo là chưa thể hiện được tính chất răn đe, phòng ngừa chung” – luật sư Cường nhận định.
Cũng theo vị luật sư, đối với một số bị cáo vai trò thứ yếu, phạm tội lần đầu, thành khẩn khai báo mà hình phạt cũng gần bằng mức hình phạt của những đối tượng chủ mưu cầm đầu là không hợp lý.
Về việc bị cáo kháng cáo, mong muốn được hưởng án treo, trưởng văn phòng luật sư Chính Pháp nhìn nhận, bản án này tuyên phạt với 14 bị cáo, trong đó mức hình phạt không khác nhau nhiều giữa những đối tượng chủ mưu cầm đầu, thực hành tích cực với những đối tượng giúp sức, xúi giục và nhân thân cũng rất khác nhau và đều dưới khung hình phạt là không hợp lý, bởi vậy có thể tòa án cấp phúc thẩm sẽ xem xét lại để thể hiện tính chất nghiêm trị cũng như thể hiện sự khoan hồng đối với từng bị cáo.
“Việc các bị cáo kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt và xin hưởng án treo là quyền của các bị cáo, tuy nhiên tòa án có chấp nhận hay không, chấp nhận đối với bị cáo nào thì sẽ phụ thuộc vào các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án và phụ thuộc vào các tình tiết, chứng cứ mới mà các bị cáo có thể xuất trình tại phiên tòa phúc thẩm” – ông Cường nói thêm.
Chiều 27/4, Tòa án Nhân dân tỉnh Thái Bình mở phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án “Cố ý gây thương tích”.
Theo thông báo của HĐXX, tại phiên tòa phúc thẩm, 7 bị cáo kháng cáo rút toàn bộ kháng cáo trong đó có Tiến “trắng”, 5 bị cáo không rút kháng cáo.
Theo Thẩm phán, Chủ tọa phiên tòa Trần Xuân Bằng, đây là phiên toà thứ 3 bị hại Nguyễn Văn Hùng vắng mặt không lý do.
Vì lý do phía bị hại vắng mặt không có lý do, Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa.
Vợ chồng chủ DN Lâm Quyết bị VKS Thái Bình kết luận gian dối điều gì?
Trong cáo trạng của Viện Kiểm sát Nhân dân (VKSND) tỉnh Thái Bình, vợ chồng chủ doanh nghiệp Lâm Quyết (Thái Bình) bị kết luận nại ra việc Đường Nhuệ chiếm đoạt công ty làm mất giấy tờ trả tiền cho bị hại.
Liên quan đến vụ việc của vợ chồng chủ doanh nghiệp Lâm Quyết (TP.Thái Bình), người từng bị Nguyễn Xuân Đường (Đường Nhuệ, SN 1971, TP.Thái Bình, bị can của 3 vụ án mà Công an tỉnh Thái Bình, Công an TP.Thái Bình mới khởi tố) doạ giết, cả 2 bị can này đã được thay đổi biện pháp ngăn chặn thay vì bị tạm giam trong thời gian chờ xét xử phúc thẩm.
Ông Nguyễn Văn Lẫm (SN 1962, tên gọi khác là Lâm, TP.Thái Bình) và vợ là bà Phạm Thị Quyết (SN 1967, TP.Thái Bình) bị VKSND tỉnh Thái Bình truy tố tội "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản" vào năm 2018.
Theo bản cáo trạng được Viện trưởng VKSND tỉnh Thái Bình ban hành vào ngày 31/12/2018, trên cơ sở kết quả điều tra xác định, ngày 23/1/2013, ông Lẫm và vợ vay của ông Đỗ Văn Tới (SN 1956) và bà Lê Thị Tuyết (SN 1966), cùng trú số nhà 216 Hùng Vương (TP.Thái Bình) 4 trăm triệu để sản xuất và kinh doanh đồ gỗ.
Hai bên có ký hợp đồng vay vốn, tài sản thế chấp trong hợp đồng là chiếc xe Toyota Camry 2.0E, biển kiểm soát 17K 9966, thời hạn trả gốc là 28/6/2013 âm lịch.
Sau khi được tại ngoại thay vì bị tạm giam, vợ chồng ông Lẫm đã tới trụ sở Công ty của mình trước kia và đau khổ tột cùng khi cơ ngơi khi xưa phút chốc tan hoang, doanh nghiệp phá sản. (Ảnh: VTC)
Nếu quá thời hạn trả nợ gốc một tháng thì ông Tới có quyền mua lại chiếc xe ô tô trên bằng 70% giá thị trường tại thời điểm đó. Theo cáo trạng, vợ chồng ông Lẫm, bà Quyết cam kết không thế chấp, không bán, cho, tặng bất kỳ tổ chức, cá nhân nào nếu không được sự thoả thuận của ông Tới trong thời gian vay.
Ngày 20/1/2016, ông bà Lẫm, Quyết tiếp tục đến vay ông Tới 5 trăm triệu, có lập hợp đồng. Thế chấp cho khoản vay này và khoản vay ngày 23/1/2013 vẫn là chiếc xe ô tô Camry trên.
Tới khoảng tháng 4/2017, ông Lẫm, bà Quyết đi xe ô tô Camry trên đến nhà ông Phạm Công Tự và bà Tống Thị Huệ (Vũ Chính, TP.Thái Bình) đề nghị bán chiếc xe trên cho ông bà này để trừ vào khoản vay 8 trăm triệu vay năm 2015 mà không hỏi ý kiến ông Tới.
Cáo trạng thể hiện, tháng 10/2017, nghe tin Công ty TNHH Lâm Quyết (Công ty do ông Lẫm thành lập) phá sản, vợ chồng ông Lẫm bỏ trốn, ông tới gọi điện, nhắn tin đòi tiền. Ông Tự cũng hành động tương tự như ông Tới khi nhắn tin đòi xe.
Quá trình điều tra, ông Lẫm, bà Quyết khai đối với khoản vay của ông Tới đã được trả hết cả gốc và lãi, đến nay không còn nợ khoản nào.
Việc thanh toán được trả tại Công ty TNHH Lâm Quyết, không có ai chứng kiến, khi nhận tiền ông Tới viết giấy biên nhận thể hiện đã nhận toàn bộ tiền gốc và hợp đồng vay vốn không còn giá trị.
Giấy biên nhận đã mất do Đường Nhuệ chiếm công ty vào ngày 3/10/2017.
Công ty TNHH Lâm Quyết thời điểm khi chưa bị Đường Nhuệ và đồng bọn chiếm giữ công ty. (Hình ảnh do con trai ông Lẫm cung cấp cho Dân Việt. Trước thời điểm bố mẹ anh này được tại ngoại, anh đã gửi nhiều đơn kêu cứu và tố cáo đích danh những người được cho có liên quan đến vụ án của gia đình anh )
Cáo trạng của VKSND tỉnh Thái Bình vào năm 2018 kết luận, năm 2013 và năm 2016, ông Lẫm, bà Quyết vay số tiền 9 trăm triệu đồng của ông Tới, hợp đồng có thế chấp tài sản là chiếc ô tô ở trên, cam kết không thế chấp, không bán...
Ngày 12/4/2017, khi chưa trả nợ số tiền nêu trên cho ông Tới, ông Lẫm, bà Quyết đem chiếc xe đã thế chấp vay tiền trên bán cho ông Tự mà không được sự đồng ý của ông Tới, nhưng vẫn nói dối ông Tới là chưa bán xe.
Đáng chú ý, theo cáo trạng, vợ chồng ông bà Lẫm, Quyết đã gian dối, nại ra lý do anh Nguyễn Xuân Đường chiếm đoạt Công ty TNHH Lâm Quyết làm mất giấy biên nhận đã trả tiền cho ông Tới để chiếm đoạt số tiền 9 trăm triệu đồng.
Trong cáo trạng của vụ án này, bản kết luận xác minh giải quyết nguồn tin về tội phạm số 12 ngày 29/3/2018 của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP.Thái bình kết luận nhiều nội dung, trong đó có nội dung: Không có căn cứ xác định anh Nguyễn Xuân Đường chiếm giữ đồ đạc, tài sản của Công ty TNHH Lâm Quyết cũng là một trong các căn cứ để VKSND tỉnh Thái Bình kết luận, truy tố vợ chồng ông bà Lẫm, Quyết ra toà.
Trong bản án sơ thẩm của Toà án Nhân dân tỉnh Thái Bình, nội dung này cũng được nhắc lại một lần nữa.
Khi Đường Nhuệ và đồng bọn rời đi, Công ty của gia đình nạn nhân Lẫm, Quyết trở nên hoang tàn.
Toà nhận định việc các bị cáo cho rằng giấy biên nhận tiền của ông Đỗ Văn Tới đã bị mất do Đường Nhuệ chiếm đóng Công ty TNHH Lâm Quyết từ ngày 3/10/2017, song qua các tài liệu có trong hồ sơ cũng như kết quả giải quyết tin báo tội phạm của Công an TP.Thái Bình, không có căn cứ xác định Đường Nhuệ lấy giấy biên nhận tiền của các bị cáo, do đó việc các bị cáo khai bị mất giấy biên nhận tiền của ông Tới là không có căn cứ.
"... Chưa trả nhưng gian dối đã trả tiền và nại ra lý do mất giấy biên nhận đã trả tiền cho ông Tới do anh Nguyễn Xuân Đường chiếm đoạt Công ty TNHH Lâm Quyết..." - bản án sơ thẩm kết luận.
Ở phiên sơ thẩm, người bào chữa cho các bị cáo Quyết, Lẫm trình bày, cáo trạng cho rằng các bị cáo có hành vi gian dối, nại ra việc Công ty mất giấy tờ, trốn tránh việc trả nợ cho ông Tới số tiền 9 trăm triệu, để chứng minh có phải 2 bị cáo gian dối hay không thì phải khám nghiệm hiện trường tại Công ty TNHH Lâm Quyết và xác minh hậu quả thiệt hại theo quy định nhưng điều này chưa được thực hiện.
Luật sư bào chữa nhận định đây là việc hết sức quan trọng để xác định có tội hay không có tội, đề nghị HĐXX trả hồ sơ điều tra bổ sung. Tuy nhiên, kết quả như chúng ta đã thấy, toà không trả hồ sơ và bản án sơ thẩm đã được tuyên.
Sau án sơ thẩm, 2 bị cáo Lẫm, Quyết kháng cáo và phiên toà phúc thẩm sẽ được mở vào thời gian tới đây. Dư luận xã hội đang rất trông chờ vào một bản án công tâm, đúng người, đúng tội trong vụ án này, tránh để oan sai cũng như không bỏ lọt tội phạm.
Trong thông cáo do Trưởng ban Nội chính Tỉnh uỷ Thái Bình Nguyễn Văn Điều ký được phát đi thể hiện, về dư luận cho rằng ông Nguyễn Văn Lẫm là Giám đốc Công ty TNHH Lâm Quyết, địa chỉ tại xã Vũ Chính, TP.Thái Bình cùng vợ là bà Phạm Thị Quyết từ những người bị hại (bị Nguyễn Xuân Đường chiếm giữ, đập phá Công ty Lâm Quyết) nhưng sau đó lại trở thành bị cáo:
Theo báo cáo của Tòa án Nhân dân tỉnh Thái Bình, việc này là không chính xác, bởi lẽ kết quả điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm của các ngành chức năng và Toà án Nhân dân tỉnh cho thấy: Ông Lẫm và bà Quyết bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử trong vụ án khác (về hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản của ông Đỗ Văn Tới, trú tại số nhà 216 đường Hùng Vương, tổ 13, phường Phú Khánh, thành phố Thái Bình. Vụ án này hiện đang được Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội xem xét giải quyết theo trình tự phúc thẩm do có kháng cáo của ông Lẫm và bà Quyết).
Tố giác của ông Lẫm, bà Quyết và anh Hà (là con trai của ông Lẫm, bà Quyết) đối với Nguyễn Xuân Đường có hành vi chiếm đoạt, đập phá tài sản của Công ty Lâm Quyết hiện đang được Ban Chỉ đạo 1593 tỉnh Thái Bình yêu cầu Công an tỉnh chỉ đạo xem xét lại hồ sơ vụ việc để xử lý nghiêm minh theo đúng quy định của pháp luật.
Tiết lộ bất ngờ từ cơ quan thuế về Cty BĐS của vợ chồng Đường Nhuệ Công an tỉnh Thái Bình đã đến Cục Thuế Thái Bình và các đơn vị khác để làm việc về các nội dung liên quan đến vụ bắt Đường Nhuệ. Công ty bất động sản của vợ chồng Đường Dương mặc dù nổi tiếng nhưng lại có những khai báo bất ngờ. Liên quan đến vụ bắt vợ chồng Đường Nhuệ, Công an...