Bị cáo Lưu Bình Nhưỡng bị đề nghị từ 13 năm đến 15 năm 6 tháng tù
Sau hai ngày TAND tỉnh Thái Bình mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử hai cựu Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng, Lê Thanh Vân cùng đồng phạm, chiều 8/1, đại diện Viện KSND tỉnh Thái Bình thực hành quyền công tố tại phiên tòa đã luận tội và đề nghị hình phạt đối với các bị cáo.
Đại diện Viện kiểm sát đề nghị Hội đồng xét xử tuyên phạt bị cáo Lưu Bình Nhưỡng (cựu Phó trưởng Ban Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội) từ 3 năm đến 3 năm 6 tháng tù về tội “ Cưỡng đoạt tài sản” và từ 10 năm đến 12 năm tù về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi”, tổng hợp hình phạt cả hai tội danh từ 13 năm đến 15 năm 6 tháng tù.
Bị cáo Lê Thanh Vân (cựu Ủy viên Thường trực Uỷ ban Tài chính Ngân sách Quốc hội) từ 7 năm đến 9 năm tù về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi”.
Bị cáo Nguyễn Văn Vương (cựu chuyên viên Vụ Pháp luật – Văn phòng Chủ tịch Nước) từ 13 năm đến 14 năm tù về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi”.
Bị cáo Phạm Minh Cường (SN 1986, tức Cường “quắt”, trú tại huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình) từ 7 năm đến 8 năm tù về tội “Cưỡng đoạt tài sản”. Tổng hợp hình phạt của ba bản án trước đó, đại diện Viện kiểm sát đề nghị Hội đồng xét xử tuyên bị cáo Cường phải chấp hành hình phạt chung theo quy định của pháp luật.
Video đang HOT
Bị cáo Vũ Đăng Phương (SN 1982, trú tại huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình, lao động tự do) từ 6 năm đến 7 năm tù về tội “Cưỡng đoạt tài sản”. Tổng hợp hình phạt với bản án trước đó, đại diện Viện kiểm sát đề nghị Hội đồng xét xử tuyên bị cáo Phương phải chấp hành hình phạt chung theo quy định của pháp luật.
Đại diện Viện kiểm sát xác định, hành vi phạm tội của các bị cáo thể hiện ở nhiều sự vụ, nhằm trục lợi…
Sau khi đại diện Viện kiểm sát đề nghị hình phạt đối với các bị cáo, phiên tòa chuyển sang phần tranh luận. Hội đồng xét xử dành thời gian cho các bị cáo tự bào chữa và luật sư của các bị cáo cũng tham gia bào chữa cho các bị cáo.
Sau 4 văn bản giúp doanh nghiệp, cựu ĐBQH Lê Thanh Vân được "tặng" thửa đất
Theo cáo trạng, sau khi can thiệp để giúp Công ty Hạ Long được tiếp tục thực hiện Dự án 36ha, ông Lê Thanh Vân đã được hưởng lợi lô đất tiề.n tỷ.
Trong vụ án Cưỡng đoạt tài sản mà ông Lưu Bình Nhưỡng, cựu Đại biểu Quốc hội, có liên quan, Viện kiểm sá.t nhâ.n dân tỉnh Thái Bình cũng truy tố ông Lê Thanh Vân, cựu Đại biểu Quốc hội, Ủy viên thường trực Ủy ban ngân sách Quốc hội, tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi.
Theo cáo trạng, tháng 6, 7, 8 và 12/2020, ông Vân đã ký 4 văn bản can thiệp đến lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh Quảng Ninh, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ đồng ý cho Công ty Hạ Long được tiếp tục thực hiện Dự án 36ha.
Cáo trạng nêu, Dự án 36ha là dự án Khu dân cư dịch vụ phía Bắc kênh làm mát nhà máy nhiệt điện Quảng Ninh (thuộc phường Hà Khánh, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh). Ngày 16/2/2017, UBND tỉnh Quảng Ninh ban hành quyết định chấm dứt hoạt động đầu tư dự án do chủ đầu tư không triển khai thực hiện các hạng mục sau khi giải phóng mặt bằng.
Sau khi dự án bị thu hồi, đại diện chủ đầu tư đã tìm cách quan hệ, nhờ tác động với cơ quan có thẩm quyền, xin tiếp tục triển khai dự án. Người được nhờ là bị can Nguyễn Văn Vương.
Để giải quyết công việc, ông Vương yêu cầu doanh nghiệp đưa 7 tỷ đồng. Sau khi nhận trước 4 tỷ đồng, ông Vương trao đổi với doanh nghiệp này làm văn bản kiến nghị gửi Chính phủ, UBND tỉnh Quảng Ninh và ông Lưu Bình Nhưỡng để xin được tiếp tục triển khai dự án.
Chiều 18/7/2019, ông Vương đến gặp ông Lưu Bình Nhưỡng tại phòng làm việc của ông Nhưỡng, để đưa đơn kiến nghị của doanh nghiệp. Ông Nhưỡng xem đơn, sau đó viết phiếu chuyển đơn đến UBND tỉnh Quảng Ninh.
Quá trình nhờ ông Nhưỡng can thiệp, Vương thỏa thuận cho ông Nhưỡng một lô đất, diện tích gần 500m2 tại xã Vân Nội, Đông Anh, TP Hà Nội, và hứa sẽ tặng ông Nhưỡng 1.000m2 ở Dự án 36ha, nếu ông Nhưỡng giúp được cho dự án tiếp tục được triển khai.
Tuy nhiên, các kiến nghị của ông Nhưỡng đều bị UBND tỉnh Quảng Ninh bác bỏ. Do đó, ông Nhưỡng đã trao đổi với ông Vân, đề nghị cùng "phối hợp", làm văn bản chuyển đến lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh để tìm cách giúp dự án.
Khi đó, Vương cũng đề cập sẽ "tặng" ông Lê Thanh Vân mảnh đất ở xã Vân Nội và 1.000m2 trong dự án như với ông Nhưỡng.
Mặc dù vậy, những lần chuyển đơn của doanh nghiệp tới UBND tỉnh Quảng Ninh, lãnh đạo Chính phủ của ông Vân và ông Nhưỡng đều không đạt được mục đích. Cuối cùng, ông Vương hoàn trả lại số tiề.n đã nhận từ chủ đầu tư Dự án 36ha, nhưng vẫn "mất" 2 lô đất ở xã Vân Nội cho 2 vị đại biểu Quốc hội.
Ông Lê Thanh Vân (Ảnh: Q.H.).
Theo đó, ông Vân được hưởng lợi một lô đất trị giá hơn 1,8 tỷ đồng ở huyện Đông Anh (Hà Nội). Riêng 1.000m2 đất trị giá 1,95 tỷ đồng tại dự án trên ông Vân chưa nhận.
Tháng 7/2023, ông Vân còn bị cáo buộc gọi cho lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh để can thiệp, giúp Công ty cổ phần Trường Sinh sớm được cấp phép khai thác dự án đồi Bắc Sơn, từ đó hưởng lợi 60 triệu đồng.
Viện kiểm sá.t nhâ.n dân tỉnh Thái Bình kết luận ông Lê Thanh Vân đã nhiều lần lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi, nên bị áp dụng tình tiết tăng nặng "Phạm tội 2 lần trở lên" và bị truy tố theo khoản 4 Điều 358 Bộ luật hình sự.
Theo hồ sơ, ông Vân sinh năm 1964. Trước khi bị bắt, ông Vân là Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách Quốc hội, Đại biểu Quốc hội khóa XV (đã bị bãi nhiệm tư cách).
Ngày 16/7, ông Vân bị khai trừ ra khỏi Đảng.
Kỳ 2: Lợi dụng "chiếc áo" đại biểu Quốc hội để trục lợi "Buôn có bạn, bán có phường", ông Lưu Bình Nhưỡng đã bắt tay cùng với ông Lê Thanh Vân, cũng nguyên là đại biểu Quốc hội (ĐBQH), Ủy viên thường trực Ủy ban Tài chính, ngân sách Quốc hội có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi trong một số vụ việc,...