Bị cáo ‘dắt nhầm xe’ khỏi quán karaoke, lãnh án 10 tháng tù
Bị cáo kêu oan, nói rằng có nhà, có 1 xe ô tô, có 2 xe máy; do say rượu nên dắt nhầm chiếc xe Exciter màu xanh giống hệt chiếc xe bị cáo vẫn dùng.
Trong các ngày 14, 15-8, TAND huyện Tiên Du ( Bắc Ninh) xét xử và tuyên phạt bị cáo Lê Anh Dũng (sinh năm 1994, quê Phú Thọ) 10 tháng tù về tội trộm cắp tài sản.
Bị cáo Ngân Văn Đạt và Lê Phi Chuẩn cùng bị phạt 12 tháng tù cho hưởng án treo về tội cố ý gây thương tích. Bị hại của hành vi cố ý gây thương tích chính là bị cáo Dũng. HĐXX buộc bị cáo Đạt và bị cáo Dũng bồi thường cho bị cáo Dũng tổng cộng 90 triệu đồng.
Theo bản án sơ thẩm vừa được tuyên, bị cáo Dũng đã trộm chiếc xe máy Yamaha Exciter. Quá trình điều tra và xét xử vụ án, bị cáo kêu oan và nói rằng “say rượu nên dắt nhầm xe”.
Các bị cáo tại phiên tòa. Ảnh: CTV
Chiều 3-12-2023, Dũng được bạn đón bằng xe máy rồi cùng nhau dự các buổi tiệc. Đến khuya, khi ra về, bị cáo Dũng thấy chiếc xe Exciter của khách khác nên “nảy sinh ý định” trộm cắp. Bị cáo Dũng lấy chìa khóa mang theo cắm vào ổ khóa nhưng không mở được nên dắt xe về nhà.
Chủ xe ra về, không thấy xe nên báo chủ quán. Chủ quán gọi con rể đi tìm và bắt gặp Dũng đang dắt bộ xe, cách đó 600 m nên yêu cầu đứng lại, gọi người của quán ra. Những người này xông vào đánh Dũng; trong đó Đạt và Chuẩn đạp vào Dũng.
Dũng bị nhiều chấn thương trên mặt, cơ thể, gãy gò má, tổn thương 15%. Vợ bị cáo ra cơ quan công an trình báo việc chồng bị đánh. 4 ngày sau, chủ xe (anh Quyền) có đơn tố giác Dũng trộm cắp tài sản.
Video đang HOT
Tại phiên tòa, bị cáo Dũng kêu oan, trình bày thường ngày sử dụng xe của em trai đi làm, là chiếc xe Exciter giống hệt. Tối đó do uống nhiều bia, không tỉnh táo, tưởng xe của anh Quyền là xe của mình nên tự tin ngồi lên. Bị cáo cũng nói có nhà, có xe ô tô, 2 xe máy, có thu nhập tốt, không có ý định trộm cắp.
Tuy nhiên, đại diện VKS cho rằng không có căn cứ để chấp nhận lời khai của bị cáo về việc dắt nhầm xe bởi lẽ bị cáo vẫn nhớ được thời gian, địa điểm, quá trình mở khóa xe và còn thừa nhận không điều khiển phương tiện nào đến quán; em trai bị cáo cũng không có mặt tại đây…
Theo đại diện VKS, nếu đúng là nhầm lẫn, khi cắm chìa khóa nhưng không mở được xe, bị cáo sẽ tìm cách kiểm tra, xem biển số xe đó có phải xe của mình không hoặc nhờ người khác giúp đỡ. Việc sử dụng rượu bia dẫn đến không tỉnh táo không phải là yếu tố loại trừ trách nhiệm hình sự.
HĐXX cho rằng Dũng dắt chiếc xe máy ra khỏi quán không phải nhầm lẫn. Chiếc xe của em trai bị cáo khác biển số xe với xe của bị hại. Hàng ngày, bị cáo đi bộ đi làm, không đi xe…
Luật sư đề nghị HĐXX tuyên bị cáo không phạm tội
Luật sư bào chữa cho Dũng đề nghị cho trình chiếu hình ảnh chiếc xe của em trai bị cáo Dũng và chiếc xe tại quán karaoke, cho thấy cùng nhãn hiệu, kích thước, hình dáng, màu sắc. Vì hai chiếc xe giống nhau nên bị cáo đã nhầm lẫn trong trạng thái say xỉn, không còn tỉnh táo.
Về hành vi khách quan, luật sư trình chiếu các đoạn video cắt từ camera của quán karaoke, cho thấy bị cáo từ tốn cắm chìa khóa vào xe, không mở được nên dắt ra cửa quán, dựng chân chống, gọi điện thoại cho người thân. Sau khi thử mở khóa lần nữa nhưng vẫn không được, Dũng mới dắt xe về, vừa ngồi trên yên xe vừa dùng chân đẩy, rất bình tĩnh.
Theo luật sư, bị cáo Dũng không hề lén lút và khi bị người ở quán karaoke gọi lại thì lập tức dừng, không phản kháng hay bỏ chạy.
Về hoàn cảnh, luật sư cho biết bị cáo Dũng đang là quản lý của một công ty trên địa bàn, thu nhập 2 vợ chồng khoảng 40 triệu đồng/tháng, có nhà riêng, có ô tô, 2 xe máy không nợ nần ai; không có tiền án tiền sự…
Từ những căn cứ trên, luật sư cho rằng Dũng không hề có động cơ, mục đích để thực hiện việc trộm cắp tài sản; đề nghị HĐXX tuyên bị cáo không phạm tội.
Hai cựu Chủ tịch UBND thị trấn Lim được giảm án
Trong hai ngày 1 và 2/8, TAND tỉnh Bắc Ninh mở phiên tòa hình sự phúc thẩm xem xét đơn kháng cáo kêu oan của bị cáo Nguyễn Trọng Hoàng, cựu Chủ tịch UBND thị trấn Lim và bị cáo Bạch Trung Tín, cựu cán bộ địa chính thị trấn Lim (huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh) về tội "Lợi dụng chức vụ khi thi hành công vụ".
Cùng tội danh trên, bị cáo Nguyễn Hữu Nhuệ (cựu Chủ tịch UBND thị trấn Lim) và bị cáo Bạch Công Thưởng (cựu Phó Chủ tịch UBND thị trấn Lim) cũng có đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt. Trước đó, tại phiên tòa sơ thẩm diễn ra ngày 28/4, TAND huyện Tiên Du đã tuyên phạt 3 bị cáo: Hoàng, Nhuệ và Tín cùng mức án 12 năm tù; bị cáo Thưởng bị tuyên phạt 10 năm 6 tháng tù về tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn khi thi hành công vụ".
Như Báo CAND đã phản ánh, trước khi phiên tòa sơ thẩm được mở, hơn 100 hộ dân thị trấn Lim có đơn kêu oan cho 4 bị cáo. Đây là các hộ dân có đất bị thu hồi và đã được các bị cáo là cựu lãnh đạo UBND thị trấn Lim cam kết trích lại 10% đất sạch tại Dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật Khu nhà ở để đấu giá quyền sử dụng đất tại thị trấn Lim (Dự án khu Cầu Chiêu - Bãi Lán, còn gọi là dự án 5,2 ha). Đơn thư của các hộ dân cho rằng, thỏa thuận bồi thường trích lại 10% đất sạch là chỉ đạo của UBND huyện Tiên Du và các bị cáo ở UBND thị trấn Lim chỉ có trách nhiệm thực hiện.
Bản án sơ thẩm xác định, hành vi sai phạm của các bị cáo xảy ra trong quá trình triển khai thực hiện Dự án khu Cầu Chiêu - Bãi Lán (dự án 5,2ha) từ năm 2008 đến năm 2018. Các bị cáo đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn để thỏa thuận hoán đổi đất nông nghiệp thành đất ở đối với hai hộ dân ở thị trấn Lim là ông Nguyễn Thế Pha và ông Nguyễn Hữu Dụng trái với phương án đã được phê duyệt.
Bị cáo Nguyễn Trọng Hoàng (đứng) tại phiên tòa phúc thẩm.
Khi các hộ dân bị thu hồi đất không đồng ý với phương án bồi thường, bị cáo Hoàng đã chỉ đạo cấp dưới tổ chức nhiều cuộc họp với dân và sau đó, đồng ý với yêu cầu trích lại 10% đất sạch. Ngoài ra, với đất dự án, phải được đấu giá hạn chế, cho người địa phương đăng ký, xét duyệt theo tiêu chuẩn của địa phương.
Phương án trên được hầu hết hộ dân chấp thuận, bàn giao đất nhưng riêng hai hộ ông Pha và ông Dụng không đồng ý, không nhận tiền bồi thường và yêu cầu được hoán đổi đất nông nghiệp thành đất ở. Để tháo gỡ việc này, các bị cáo đã đồng ý cho hai hộ ông Dụng, ông Pha được hoán đổi đất nông nghiệp bị thu hồi lấy 6 lô đất ở. Tuy nhiên, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Ninh xác định, 6 lô đất này không thuộc trường hợp cấp sổ đỏ theo quy định.
Về thiệt hại trong vụ án, Sở Tài chính tỉnh Bắc Ninh kết luận, số tiền ngân sách Nhà nước bị thiệt hại do việc các bị cáo giao trái thẩm quyền 6 lô đất cho hộ ông Pha và hộ ông Dụng là 11,1 tỷ đồng. Nhưng Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Ninh cho rằng, số đất này phải thu hồi trả lại cho Nhà nước nên không gây thiệt hại ngân sách. Vậy nên bị hại trong vụ án được xác định là gia đình ông Pha và ông Dụng, với giá trị thiệt hại là 1,1 tỷ đồng.
Phiên tòa phúc thẩm xét xử các bị cáo là cựu lãnh đạo UBND thị trấn Lim, huyện Tiên Du.
Sau phiên tòa sơ thẩm, cả 4 bị cáo đều kháng cáo kêu oan, đề nghị xem xét giảm nhẹ khung hình phạt. Tuy nhiên, trước khi phiên tòa phúc thẩm diễn ra, bị cáo Nhuệ và bị cáo Thưởng đã thay đổi nội dung từ "kháng cáo kêu oan" sang "kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt". Đồng thời, bị cáo Nhuệ tự nguyện nộp cơ quan điều tra 500 triệu đồng; bị cáo Thưởng tự nguyện nộp cơ quan điều tra 200 triệu đồng cùng một lý do: Nếu Tòa án cấp phúc thẩm xác định hai bị cáo phải bồi thường. Tại phiên tòa phúc thẩm, bị cáo Nhuệ và bị cáo Thưởng giữ nguyên nội dung kháng cáo, đồng thời cung cấp thêm cho Hội đồng xét xử một số tài liệu được xác định là chứng cứ mới với mong muốn, xin giảm nhẹ hình phạt. Riêng bị cáo Thưởng cung cấp thêm cho Hội đồng xét xử hồ sơ bệnh án ung thư, giai đoạn 3, hiện đang điều trị tại Bệnh viện K Hà Nội. Bị cáo Hoàng và bị cáo Tín cũng giữ nguyên nội dung kháng cáo kêu oan, không nhận tội.
Quá trình tranh luận, bị cáo Hoàng và bị cáo Tín cùng các luật sư bào chữa nêu một số câu hỏi, tài liệu đề nghị Viện kiểm sát đối đáp để xác định xem, hành vi của hai bị cáo có phạm tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn khi thi hành công vụ" như bản án sơ thẩm đã xác định hay không.
Sau khi đối đáp với hai bị cáo Hoàng và Tín cùng các luật sư bào chữa, đại diện Viện kiểm sát khẳng định, bản án sơ thẩm đã tuyên phạt các bị cáo về tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn khi thi hành công vụ" là đúng pháp luật. Với quan điểm trên, đại diện Viện kiểm sát đề nghị Hội đồng xét xử bác kháng cáo kêu oan của hai bị cáo Hoàng và Tín, đồng thời đề nghị giảm nhẹ hình phạt cho hai bị cáo Nhuệ và Thưởng.
Sau khi nghị án, Hội đồng xét xử phúc thẩm đồng quan điểm khẳng định, căn cứ vào các tài liệu có trong hồ sơ vụ án và kết quả thẩm vấn, tranh luận công khai tại phiên tòa phúc thẩm, không có cơ sở xác định hai bị cáo Hoàng và Tín bị oan. Do đó, Hội đồng xét xử phúc thẩm đã bác kháng cáo kêu oan của bị cáo Hoàng và bị cáo Tín.
Tuy nhiên, Hội đồng xét xử phúc thẩm nhận thấy, dù hai bị cáo Hoàng và Tín không kháng cáo kêu oan, nhưng sau khi xem xét toàn diện vụ án, Hội đồng xét xử phúc thẩm quyết định giảm nhẹ một phần hình phạt cho hai bị cáo theo quy định của pháp luật.
Đối với kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt của hai bị cáo Nhuệ và Thưởng, Hội đồng xét xử phúc thẩm xác định là có căn cứ và giảm nhẹ hình phạt cho hai bị cáo này.
Theo đó, Hội đồng xét xử phúc thẩm quyết định sửa án sơ thẩm từ 12 năm tù xuống 10 năm tù đối với hai bị cáo Hoàng và Tín; sửa án sơ thẩm từ 12 năm tù xuống 6 năm tù đối với bị cáo Nhuệ và sửa án sơ thẩm từ 10 năm 6 tháng tù xuống 5 năm 6 tháng tù đối với bị cáo Thưởng. Các nội dung khác của bản án sơ thẩm không có kháng cáo, cũng không bị kháng nghị nên Hội đồng xét xử phúc thẩm không xem xét
Hai cựu Chủ tịch UBND thị trấn ở Bắc Ninh cùng bị tuyên phạt 12 năm tù Sau hai ngày xét xử sơ thẩm vụ án "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn khi thi hành công vụ" đối với 4 bị cáo là cựu lãnh đạo và cán bộ UBND thị trấn Lim, huyện Tiên Du (tỉnh Bắc Ninh), chiều 28/4, TAND huyện Tiên Du đã ra phán quyết đối với các bị cáo. Hội đồng xét xử tuyên phạt...