Bí ẩn lớn nhất thời đại – Tam giác quỷ Bermuda cuối cùng đã có lời giải
Các chuyên gia Anh cho biết, chính những cơn sóng độc là nguyên nhân gây ra hàng loạt vụ mất tích bí ẩn ở khu vực “Tam giác quỷ” Bermuda.
Đã từ lâu, sự mất tích bí ẩn của hàng trăm tàu thuyền, máy bay trên vùng “ Tam giác quỷ Bermuda” luôn khiến giới khoa học đau đầu đi tìm lời giải.
Bí ẩn kim tự tháp thủy tinh khổng lồ bên dưới “tam giác quỷ” Bermuda
Tờ NY Post mới đây đưa tin, các nhà khoa học tin rằng họ đã tìm ra lời giải cho câu hỏi hóc búa kéo dài hàng trăm năm qua.
Theo đó, các nhà khoa học Anh cho rằng, những con sóng độc cao hơn 30m chính là thủ phạm nhấn chìm nhiều tàu bè ở tam giác quỷ Bermuda.
Cụ thể, nhóm chuyên gia thuộc ĐH Southampton (Anh) đã sử dụng thiết bị mô phỏng trong nhà để tái hiện nhiều đợt sóng dâng cao dữ dội.
Những đợt sóng độc này chỉ có thời hạn ngắn, diễn ra trong vài phút nhưng lại có độ cao “khủng” – lên tới hơn 30m. Được biết, những đợt sóng đã được các vệ tinh ghi lại lần đầu ở ngoài khơi Nam Phi vào năm 1997.
Để có thể rút ra kinh nghiệm trên, các chuyên gia đã xây dựng mô hình của USS Cyclops – con tàu mất tích ở Bermuda năm 1918 và nhấn chìm 300 người thiệt mạng.
Video đang HOT
Với kích thước đồ sộ và đáy phẳng, mô hình nhanh chóng chìm nghỉm dưới đợt sóng mô phỏng.
Tiến sĩ Simon Boxall – nhà khoa học hải dương và Trái đất chia sẻ rằng, vùng biển Đại Tây Dương nổi tiếng với việc phải hứng chịu cơn bão lớn đến cùng lúc từ nhiều hướng khác nhau. Và đây là điều kiện hoàn hảo để hình thành sóng độc.
Tiến sĩ tin rằng, chính những cơn sóng dâng cao này có thể khiến 1 con tàu lớn như Cyclops gãy đôi trong ít phút.
Simon Boxall nói thêm rằng: “Có nhiều cơn bão lớn đến cùng 1 lúc và nó hình thành từ cả 2 hướng Bắc – Nam. Nếu được những cơn bão từ Florida góp sức thì khả năng những cơn sóng độc cao, dốc sẽ hình thành ngay tắp lự. Lúc này, những con tàu càng lớn, chúng càng dễ là mục tiêu tấn công và bị hư hỏng nặng hơn.
Và khi sóng độc tấn công, nếu không có gì chống đỡ ở phía dưới tàu, chúng sẽ gãy làm đôi và bị nhấn chìm trong 2 – 3 phút”.
“Tam giác Bermuda” là một thuật ngữ để chỉ vùng biển tại Tây Bắc Đại Tây Dương, tạo thành từ 3 khu vực: Bermuda, Puerto Rico và một điểm gần Melbourne (Florida, Mỹ).
Tính từ năm 1851, có khoảng 8127 người đã mất tích tại Tam giác quỷ. Khu vực này cũng có từ trường rất bất thường, khiến la bàn không thể hoạt động. Hơn nữa, vùng biển cũng thường xuyên xuất hiện vòi rồng, đặc biệt là vào mùa hè, với sức gió có thể lên tới 190km/h.
Nguồn: NY Post
Theo Helino
Phát hiện mới: Con người hóa ra đã ăn bánh mỳ từ trước cả khi biết trồng lúa mỳ
Một phát hiện hết sức kỳ lạ và gây chấn động giới khoa học. Đơn giản là vì ai cũng nghĩ rằng con người trồng lúa trước rồi mới sáng tạo món ăn sau.
Bạn nghĩ bánh mỳ có từ bao giờ? Với các nhà khoa học, phần lớn đều đồng ý rằng ở đâu đó trong khoảng 10.000 năm trước - thời điểm những bông lúa mỳ đầu tiên bắt đầu "trổ" dưới bàn tay của con người.
Giả thuyết này đã được mặc định là chính xác bấy lâu nay, chỉ có điều sự thật thì không phải như vậy. Bởi vì mới đây, các nhà khoa học từ Đan Mạch đã có một phát hiện khiến cả thế giới phải bất ngờ: con người đã ăn bánh mỳ từ trước cả khi biết trồng lúa mỳ cơ.
Di chỉ khảo cổ nơi tìm thấy dấu vết đầu tiên của bánh mỳ
Cụ thể, các xét nghiệm bức xạ carbon trong bếp tại một di chỉ khảo cổ thuộc Trung Đông đã cho thấy dấu vết con người nướng bánh từ cách đây 14.400 năm - tức là sớm hơn 4000 năm so với thời điểm nông nghiệp ra đời và phát triển.
"Nghiên cứu cho thấy bánh mỳ không phải là sản phẩm của cái gọi là "an cư lạc nghiệp", mà ngay từ xã hội săn bắt - hái lượm đã có rồi," - trích lời Amaia Arranz Otaegui, tác giả nghiên cứu từ ĐH Copenhagen.
Bánh mỳ vốn là một thực phẩm quan trọng trong xã hội loài người. Thậm chí, nó còn gắn liền với văn hóa ẩm thực của nhiều quốc gia. Chỉ với vài nguyên liệu cơ bản: bột, nước rồi bỏ vào lò nướng, nhưng dinh dưỡng trong bánh mỳ là rất lớn.
Xét nghiệm bức xạ carbon cho thấy loại thực phẩm có độ xốp như bánh mỳ, chỉ khác là nó tồn tại từ hơn 14.000 năm trước
Ngày nay, bánh mỳ có thể không được quá nhiều người ưa chuộng, vì nó bổ sung thêm một lượng carbohydrate có phần thừa thãi trong chế độ ăn quá đủ chất của đa số chúng ta. Tuy nhiên thời xưa, nó chắc chắn là một thực phẩm cực kỳ có giá trị, nhờ khả năng đẩy mạnh đường huyết.
Được biết, di chỉ này nằm tại Jordan, mang tên Shubayqa 1 và do những người xây thuộc tộc Natufia xây dựng. Nó giống như một cái bếp lò hình oval, với nơi đốt lửa đặt ở giữa và đá xây xung quanh.
Khi xét nghiệm bức xạ carbon của các mẫu đất tại đây, các Arranz Otaegui đã nhận ra một số dấu vết thực phẩm hết sức kỳ lạ. Chúng không giống các loạt hạt, quả hạch hay củi gỗ, mà giống các mẩu vụn còn sót lại dưới đáy lò nướng bánh thì đúng hơn.
Các chuyên gia từ ĐH College London sau đó đã thử dựng lại mẫu bánh mỳ của người Natufia. Theo Arranz Otaegui, bánh của họ nhiều khả năng là loại không lên men, giống bánh của người Ấn Độ ngày nay hơn.
Trên thực tế, các nhà khảo cổ trước kia đã từng tìm thấy bằng chứng về việc con người thời săn bắt - hái lượm cũng nướng thực phẩm. "Nhưng bánh mỳ tại Shubayqa là một phát hiện khác biệt và độc nhất." - Ehud Weiss, chuyên gia không tham gia vào nghiên cứu đến từ ĐH Iran.
Nghiên cứu được công bố trên tạp Kỷ yếu hàn lâm khoa học quốc gia (Mỹ).
Tham khảo: Daily Mail, Science Alert
Theo Helino
Sự thật vừa được tiết lộ tại lăng pharaoh Tutankhamun: cả giới khoa học sững sờ Lăng mộ của vua Tutankhamun đã trở nên cực kỳ nổi tiếng vì các bằng chứng cho thấy có mật thất bên trong. Thế nhưng mới đây, Bộ khảo cổ Ai Cập đã đưa ra một kết luận khiến tất cả phải sững sờ. Từ năm 2015, giới khoa học đã luôn sục sôi vì lăng mộ của pharaoh Tutankhamun (hay vua Tut)....