Bí ẩn khuôn mặt làm bằng gốm có sừng 7.000 năm tuổi ở Ba Lan
Các nhà nghiên cứu ở Ba Lan đã rất ngạc nhiên khi khai quật được một vật trang trí bằng gốm hình một khuôn mặt có sừng, có niên đại khoảng 7.000 năm tuổi.
Khuôn mặt làm bằng gốm có sừng kỳ lạ mới được phát hiện ở Ba Lan.
Cho đến nay, các nhà khảo cổ học chưa biết khuôn mặt có sừng bằng gốm này phục vụ cho mục đích gì, nhưng nó có thể có một ý nghĩa thiêng liêng đối với những người cổ đại sống ở miền nam Ba Lan. Vật trang trí được khai quật ở Biskupice, phía đông nam Krakow, nơi nông nghiệp thời kỳ đồ đá sớm được biết là đã phát triển mạnh mẽ.
Các nhà khảo cổ học dẫn đầu bởi tiến sĩ Magdalena Moskal-del Hoyo từ Viện Thực vật học Wadysaw Szafer đã tìm thấy vật trang trí tại một địa điểm khám phá ba ngôi nhà cổ.
Vật thể bị vỡ và được giấu trong đống đồ gốm sứ khác trong một cái hốc dưới một trong những ngôi nhà. Trong số các đồ tạo tác thu được, khuôn mặt nổi bật với những đặc điểm rất khác thường.
Khuôn mặt bằng gốm có chiều ngang khoảng 10 cm, có mắt và mũi rõ ràng. Tuy nhiên, phía trên mắt là hai phần lồi giống như sừng.
Theo nhà khảo cổ học hàng đầu Marta Korczyska, vật trang trí này có thể là một phần của một chiếc bình lớn hơn, giống như một cái bát.
Video đang HOT
“Chúng tôi chưa thể giải thích một cách chắc chắn món đồ này có mục đích gì. Có vẻ như đó là một đồ tạo tác khác thường”, tiến sĩ Moskal-del Hoyo phỏng đoán.
Tuy nhiên, các nhà khảo cổ chắc chắn rằng phát hiện này cho thấy có mối liên hệ giữa những người thuộc thời kỳ đồ đá mới ở Ba Lan với Hungary và Slovakia.
Trong số các đồ tạo tác bằng gốm có các đồ vật được làm từ đá thuỷ tinh núi lửa obsidian – một loại vật liệu không xuất hiện ở Ba Lan.
Các nhà khảo cổ học cho đến nay đã phát hiện ra hơn 3.000 vật phẩm trong tương tự ở Hungary và Slovakia nhưng không có đồ tạo tác nào có sừng kỳ lạ như vậy.
Trong khi đó, theo giáo sư Agnieszka Czekaj-Zastawny từ Viện Khảo cổ học và Dân tộc học, những nền văn hóa này nhanh chóng lan rộng khắp châu Âu từ hàng nghìn năm trước.
“Ở Biskupice, chúng tôi có bằng chứng về khu định cư của những người nông dân đầu tiên ở Ba Lan. Họ là đại diện của một nền văn hóa khá nhanh chóng lan rộng từ sông Danube khắp châu Âu, hơn 7.000 năm trước”, giáo sư Agnieszka Czekaj-Zastawny cho biết.
Hiện tại, các nhà khảo cổ học đang tạm thời tạm dừng công việc nhưng sẽ tiếp tục nghiên cứu với hi vọng có cơ sở để giải thích bí ẩn đằng sau khuôn mặt gốm có sừng kì lạ.
Nỗi buồn của những người làm du lịch Đà Nẵng
"Mọi người xôn xao Đà Nẵng toang rồi. Xin hãy tiếp thêm động lực thay vì thốt lên những lời như vậy", nhân viên một đại lý du lịch nói.
21h ngày 26/7, Lê Nhung, chủ homestay ở Đà Nẵng, lái xe qua Nguyễn Văn Thoại, một trong những con phố sầm uất nhất khu vực biển. Nơi đây tập trung nhiều nhà hàng, quán cà phê, trà sữa, ăn vặt... từ giá bình dân đến cao cấp. Những năm trước, con phố này luôn đông người qua lại vào mùa hè. Hàng quán xôn xao, mở đến đêm muộn. Hay chỉ trước ngày 25/7, khung cảnh ồn ào, tấp nập đó vẫn còn hiện lên hết sức sinh động.
Bãi biển Mỹ Khê chiều 25 và 26/7. Du khách nhanh chóng rút đi, chỉ còn vài người đi dạo hay tập thể dục. Ảnh: Đắc Thành.
Nhưng giờ đây, trước mắt cô chủ 29 tuổi này là không khí trầm lắng bao trùm. Những quán nhậu bình dân chật kín người giờ vắng lặng. Nhung giật mình. Khung cảnh này khiến cô nhớ đến Đà Nẵng của những ngày tháng 4 cùng cả nước thực hiện giãn cách xã hội.
Trò chuyện với những người cùng làm du lịch, Nhung thấy phía sau nụ cười gượng là nỗi buồn lớn. "Mọi người đều thở dài vì không biết ngày mai ra sao. Vì rất nhiều người Đà Nẵng sống nhờ vào du lịch", cô bày tỏ.
Homestay của Nhung có khách được khoảng một tháng nay. Tháng 8 này, khách đặt phòng nhiều hơn nhưng tất cả bị hủy sau ngày 26/7. Cô chấp nhận hoàn lại 100% tiền cho khách. "Nhiều gia đình dành dụm cả năm để đưa con cái, cha mẹ đi du lịch. Họ trông ngóng từng ngày để lên đường. Và rồi mọi thứ thay đổi. Vì vậy, tôi chủ động hoàn tiền".
Lê Nhung mở homestay được 4 năm. Cô cho biết trên các diễn đàn thấy nhiều du khách vẫn dành tình cảm cho Đà Nẵng, nhiều người vẫn hẹn quay lại đây khi đại dịch qua đi. Những lời nói đó khích lệ những người làm nghề như Nhung rất nhiều.
Cùng tâm trạng với Nhung là Thùy Anh, 30 tuổi, quản lý một khách sạn trong thành phố. Cô từng bí bách khi phải nghỉ làm quá lâu vì đại dịch, đến nỗi giấc mơ cũng là "mai được đi làm lại".
May mắn, giấc mơ ấy thành hiện thực: Việt Nam kiểm soát dịch tốt; Đà Nẵng nới lỏng giãn cách xã hội; mọi thứ trở về bình thường; khách bắt đầu quay lại. Thùy Anh trở lại cuộc sống bận rộn, chờ mong một mùa hè đông khách để xóa nhòa khoảng thời gian u ám đã qua.
Nhưng giấc mơ ấy chỉ tồn tại hơn một tháng. Dịch quay lại, cuốn trôi mọi hy vọng vừa nhen nhóm của những nhân viên như Thùy Anh. Cô lo sắp có thêm một "kỳ nghỉ" bất đắc dĩ như đầu năm, và "thèm được đi làm lại đến trong mơ còn khóc".
Thảo My, nhân viên của một đại lý du lịch cho biết, cô đọc được rất nhiều bình luận của du khách rằng "Đà Nẵng toang rồi". My bức xúc: "Chúng tôi hiểu tâm trạng lo lắng của du khách. Ai cũng sợ dịch bệnh, chúng tôi còn sợ hơn. Nhưng chính quyền thành phố đang làm hết sức để kiểm soát tình hình. Thay vì nói "toang", mọi người có thể động viên chúng tôi được không?".
Bên cạnh đó, đây cũng là thời điểm người làm du lịch bận "tối mắt" vì nhận liên tiếp các cuộc điện thoại từ khách hàng. Ngọc Thu, 26 tuổi, nhân viên đại lý du lịch, cho biết tình hình đang rất rối. Mỗi ngày, cô nhận hàng trăm cuộc gọi yêu cầu hoàn tiền vé máy bay, khách sạn, tour đi chơi, vé tham quan... Thu cũng quay cuồng liên hệ với các đối tác, hỗ trợ khách giải quyết các yêu cầu sớm nhất có thể.
Thu khẳng định, đại lý luôn cố gắng hỗ trợ khách hết sức trong tình huống phát sinh. Nhưng việc được hay không, còn phụ thuộc vào quy định của từng hãng hàng không, từng khách sạn.
"Có đối tác không hoàn tiền, và chỉ đồng ý để khách dời ngày. Nếu hủy, khách sẽ không được lấy lại tiền, nên không ít người quay lại mắng chúng tôi lừa đảo. Tôi rất buồn, không biết giải thích sao. Mong mọi người hiểu đây là chính sách của từng doanh nghiệp, chúng tôi không thể can thiệp", Thu nói.
Ngày 26/7, UBND thành phố Đà Nẵng có công văn yêu cầu các cơ sở kinh doanh dịch vụ không thiết yếu tạm dừng hoạt động, căn cứ theo Chỉ thị 19/CT-TTg của Thủ tướng. 13h cùng ngày, Đà Nẵng tạm dừng đón khách trong vòng 14 ngày để đảm bảo an toàn cho cộng đồng.
Hoa lan quý mọc khiến nửa sân golf đóng cửa Hàng trăm cây lan quý mọc ở sân golf Ashton khiến họ phải giảm số lỗ golf để nhường chỗ cho hoa lan phát triển và tạo hạt giống. Một số loại hoa lan, trong đó có hoa lan gân cánh xanh (Anacamptis morio), mọc trong sân golf Ashton khi nơi này đóng cửa vì Covid-19 và không cắt cỏ thường xuyên, Bristol...