Bí ẩn đằng sau “cỗ máy kiếm tiền” giỏi nhất phố Wall
Jim Simons – một trong những nhà đầu tư vĩ đại nhất mọi thời đại nổi tiếng với nguyên lý đánh bại mọi thị trường thông qua loại bỏ cảm xúc trong đầu tư. Ông thành lập quỹ đầu tư Renaissance Technologies, sử dụng các mô hình định lượng bằng cách tập hợp kho dữ liệu khổng lồ và thu lợi nhuận từ thị trường.
“Khi nói đến đầu tư cổ phiếu chúng ta thường bị lôi cuốn bởi những câu chuyện hấp dẫn xung quanh đó và nghĩ rằng sẽ rất dễ để đạt được thành công. Tuy nhiên, nếu bạn đầu tư thông qua các mô hình và phương pháp phân tích số liệu toán học, bạn sẽ đưa ra quyết định dựa trên con số chứ không phải cảm xúc cá nhân”, Jonathan Zuckerman – tác giả cuốn sách “The Man Who Solved the Market” (Người đàn ông đánh bại mọi thị trường) chia sẻ trên CNBC.
Cuốn sách của cây bút nổi tiếng Tạp chí phố Wall đã tiết lộ nhiều câu chuyện xung quanh cuộc đời và sự nghiệp của nhà đầu tư bí ẩn xuất thân từ giáo sư Toán học – Jim Simons. Theo đó, cuốn sách đã lý giải cách thức mà Quỹ đầu tư Medallion đứng sau bởi Tập đoàn Renaissance Renaissance trở thành “cỗ máy kiếm tiền” ở phố Wall với lợi nhuận trung bình trước thuế đạt gần 70% trong suốt hơn 30 năm, kể từ năm 1998.
Năm 1978, nhà toán học 40 tuổi Jim Simons đưa ra quyết định mang tính bước ngoặt trong cuộc đời: từ bỏ giảng đường đại học để chuyển sang lĩnh vực đầu tư tài chính. Dựa trên những kinh nghiệm và kỹ năng của một nhà toán học, giáo sư kiêm chuyên gia mã hoá, Simons đã đánh giá thị trường theo cách hoàn toàn khác so với các quỹ quản lý trước đây. Năm 1982, ông thành lập quỹ đầu tư định lượng Renaissance Technologies tại Long Island. Chiến lược cốt lõi mà nhà sáng lập Jim Simons đặt ra cho Quỹ Medallion là loại bỏ mọi cảm xúc chủ quan mà chỉ tập trung vào dữ liệu thuần tuý.
“Tầm quan trọng của các mô hình luôn đi ngược trực giác. Khi nói đến đầu tư cổ phiếu, chúng ta thường bị lôi cuốn vào những câu chuyện hấp dẫn xung quanh đó và nghĩ rằng ai cũng có thể thành công. Đừng mơ mộng về những mô hình như Uber hay WeWork; hãy nhìn vào thực tế, chẳng hạn như cách mà Amazon, Netflix, Tencent đã đi lên bằng các mô hình phân tích định lượng. Đó mới chính là mô hình đầu tư của Simons. Ông không đặt cảm xúc hay cái nhìn chủ quan vào phân tích dữ liệu mà luôn tin tưởng tuyệt đối vào mô hình và các con số”, Jonathan Zuckerman nhận xét.
Theo Zuckerman, dựa trên nền tảng toán học và kho dữ liệu lớn, Simons bắt đầu xây dựng các mô hình máy tính mà ông tin rằng có thể xác định và thu được lợi nhuận từ thị trường. Các thuật toán của ông dựa trên dữ liệu lưu trữ từ tận những năm 1700 và họ tận dụng những biến động ngắn và nhỏ nhất của giá cả để rút ra mô hình với thời gian nắm giữ trung bình là 2 ngày. Điều đặc biệt là những người cộng sự đằng sau cỗ máy kiếm tiền của Simons không phải là các nhà phân tích lừng lẫy ở phố Wall mà hầu hết là các tiến sĩ Toán học và Vật lý – những bộ óc thiên tài trong phân tích lượng tử và mô hình hoá số liệu thống kê.
Nhờ đi theo mô hình khác biệt mà trong suốt hơn 30 năm hoạt động, Quỹ Medallion luôn duy trì tỷ suất lợi nhuận vượt trội. Theo thống kê của Bloomberg, kể từ năm 1998, quỹ đạt mức lợi nhuận bình quân trước thuế 66% (tương đương 39% lợi nhuận sau thuế) và chưa từng thua lỗ năm nào. Nếu xét về lợi nhuận sau thuế, Quỹ Medallion chỉ thua lỗ duy nhất một năm với mức lỗ chưa tới 1%.
Video đang HOT
Những thành công trong đầu tư và lợi nhuận vượt trội của Quỹ Medallion đã đưa nhà sáng lập Jim Simons trở thành một trong những cái tên huyền thoại trong giới đầu tư, thậm chí còn vượt cả Ray Dalio, Warren Buffett hay George Soros. Tác giả Zuckerman cho rằng các phương pháp đầu tư truyền thống như dựa trên trực giác, phân tích bảng cân đối kế toán hay thuê các công ty tài chính không phải là mô hình mà Simons và Tập đoàn Renaissance theo đuổi. Họ tập trung vào hệ thống máy tính và việc xử lý thông tin.
Nhà tiên phong trong phân tích định lượng
Hiện nay phân tích đầu tư dựa trên mô hình định lượng chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng khối lượng giao dịch chứng khoán hàng ngày, tuy nhiên tại thời điểm Renaissance mới thành lập, có rất ít công ty đi theo mô hình này.
“Trong suốt một thời gian dài, vài thập kỷ sau đó, dữ liệu của Renaissance ngày càng được củng cố hơn, trơn tru hơn và khổng lồ hơn tạo cho họ lợi thế tiên phong. Nhà sáng lập Simons và những người cộng sự đã nhận ra tầm quan trọng của dữ liệu lớn, thậm chí từ nhiều năm trước khi chàng thanh niên trẻ Mark Zuckerberg tốt nghiệp cấp ba”, Zermanerman nhấn mạnh.
Tất nhiên, giống như mọi công ty khác hoạt động trong lĩnh vực tài chính, Renaissance cũng có những năm tháng không được “thuận buồm xuôi gió”. Chẳng hạn như năm 2007, quỹ này đã có một năm hoạt động đáng thất vọng khi chứng kiến 1 tỷ USD – tương đương 1/5 giá trị vốn hoá tại thời điểm đó bị “thổi bay” trong bối cảnh rất nhiều quỹ định lượng bị mất tiền vì khủng hoảng tài chính.
Trong khi đó, trả lời một cuộc phỏng vấn trên CNBC vào năm 2016, nhà đầu tư bí ẩn Jim Simons từng cho biết “Giao dịch định lượng đã thực sự giúp ích cho các nhà đầu tư và thị trường thông qua cung cấp thanh khoản rộng lớn. Hầu hết các giao dịch diễn ra nhanh với khối lượng lớn giúp tiết kiệm thời gian, biến động ngắn hạn và rủi ro thấp. Đây thực sự là một điều tuyệt vời đối với thị trường”.
Khi “ông vua định lượng” hoảng loạn
Nổi tiếng với cách tiếp cận đầu tư bình tĩnh và “không cảm xúc”, Simons sở hữu khối tài sản 23 tỷ USD năm 2019 (theo ước tính của Forbes). Tuy nhiên, cũng có lúc “ông vua định lượng” từng bị cảm xúc trên thị trường chi phối.
Cuối năm 2018 khi thị trường bắt đầu chứng kiến đợt bán tháo lớn chưa từng có, Simons khi đó đang đi nghỉ dưỡng cùng vợ tại California, đã lập tức gọi cho những người cộng sự ở Renaissance và hỏi rằng liệu có nên bán hết hay không sau khi nhìn thấy những con số màu đỏ “nhấp nháy” liên tục trên màn hình?
Tuy nhiên, cuối cùng họ đã quyết định bỏ qua cảm xúc. “Họ là những nhà khoa học và toán học. Họ không nhất thiết phải bày tỏ cảm xúc với mọi biến động của thị trường giống như chúng ta. Với họ, chỉ cần tuân theo các mô hình là chắc chắn sẽ đạt được thành công vượt trội”, tác giả Zuckerman nhận định.
Với Simons, bí ẩn lớn nhất đằng sau “cỗ máy kiếm tiền” ở phố Wall chính là không đưa ra bất cứ ý kiến nhận định nào về giá cổ phiếu và thị trường. “Máy móc có quan điểm riêng của nó và việc của chúng tôi là tuân theo quan điểm của máy móc một cách thuần tuý”, Jim Simons khẳng định.
Trung Quốc: Ứng dụng dữ liệu viễn thám đo độ trong của nước hồ
Độ trong của nước là một chỉ số đáng tin cậy để định lượng hiện tượng phú dưỡng - một dạng biểu hiện của ao hồ bị ô nhiễm do dư thừa các chất dinh dưỡng.
Ảnh minh họa. (Nguồn: the-latest)
Các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã tiến hành đo lường độ trong của nước hồ và các hồ chứa bằng cách sử dụng dữ liệu hình ảnh viễn thám (ảnh thu được từ bộ cảm biến vệ tinh viễn thám).
Theo nghiên cứu đăng trên tạp chí Viễn thám về Môi trường mới đây, độ trong của nước là một chỉ số đáng tin cậy để định lượng hiện tượng phú dưỡng - một dạng biểu hiện của ao hồ bị ô nhiễm do dư thừa các chất dinh dưỡng.
Các nhà nghiên cứu làm việc tại Viện Địa lý và Nông học Đông Bắc thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc đã thu thập 2.152 mẫu nước từ 34 khu vực trong giai đoạn 2013-2018.
Dựa trên dữ liệu đo được và dữ liệu viễn thám Landsat OLI, họ đã phát triển các mô hình hồi quy để lập bản đồ về độ trong của nước với độ phân giải 30m ở quy mô quốc gia.
Nghiên cứu cho thấy các hồ ở phía Đông Bắc và phía Đông Trung Quốc có độ trong thấp do độ sâu của nước nông kết hợp với nhiều thực vật trôi nổi và các loài tảo phát triển phong phú.
Các hồ nước ở cao nguyên Vân Nam-Quý Châu, Khu tự trị Nội Mông và Khu tự trị Tân Cương cho thấy độ trong trung bình, trong khi các hồ ở cao nguyên Thanh Hải-Tây Tạng có độ trong cao nhất.
Hình ảnh của Landsat đã được chứng minh có thể áp dụng trong việc cung cấp thông tin định lượng về độ trong của nước hồ. Nghiên cứu này được kỳ vọng sẽ hỗ trợ công tác quản lý nguồn nước trong nước cũng như cải thiện chất lượng nước.
Hiện tượng phú dưỡng thường xảy ra khi các chất dinh dưỡng gia tăng trong các ao, hồ, khiến các loài tảo phát triển mạnh làm hạn chế ánh nắng Mặt Trời.
Với hồ phú dưỡng, lượng O2 hòa tan tăng đáng kể khi trời tối do sự hô hấp của tảo, gây thiếu O2 cho các sinh vật thủy sinh. Hiện tượng phú dưỡng có thể gây ra cạnh tranh giữa các loài trong hệ sinh thái, làm thay đổi trong thành phần loài của hệ sinh thái.
Ngoài ra, một số tảo nở hoa có chứa các hợp chất độc hại, tác động lên chuỗi thức ăn, khiến nhiều động vật chết. Đối với con người, nhiều vùng sử dụng nước ao hồ để cung cấp cho sinh hoạt hằng ngày.
Tuy nhiên, do nước chứa nhiều thực vật trôi nổi làm cản trở việc làm sạch, gây ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn cung cấp nước cho người dân./.
Khoa học chứng minh tim đàn ông hoạt động 'chăm chỉ' hơn tim phụ nữ Qua máy quét, các nhà khoa học tìm ra rằng tim của đàn ông phải làm việc nhiều hơn tim của phụ nữ, sự khác biệt này giải thích tại sao bệnh tim ảnh hưởng đến giới tính khác nhau. Đại học Wisconsin, Madison, Mỹ cho biết phát hiện này có thể làm sáng tỏ sự bất cân bằng giới trong chăm sóc...