Bí ẩn “cao ốc 3 cây nhang” giữa lòng Sài Gòn, những lời đồn thổi đáng sợ và nguyên nhân không có ai ở
3 tòa tháp cao san sát nhau ở khu vực Quận 5 nhưng bỏ hoang nhiều năm nay, không có người ở hay các hoạt động kinh doanh khiến những lời đồn thổi xung quanh thêm phần ma mị.
Tọa lạc tại số 190 Hồng Bàng (Quận 5, TP.HCM), trên con đường rộng lớn và sầm suất của Sài Gòn, tính đến nay Thuận Kiều Plaza đã tồn tại được gần 30 năm. 3 tòa nhà khang trang lừng lững nhưng lại mang màu cũ kĩ, có phần u ám vì lâu ngày không có người ở. Đây là địa điểm nổi tiếng với người dân Sài Gòn, hầu như ai cũng biết với 1001 câu chuyện đồn thổi xung quanh.
3 tòa cao ốc tại Quận 5 từng được kỳ vọng là một trong những nơi sầm uất của Sài Gòn
3 tòa cao ốc hoành tráng bỏ hoang giữa lòng Sài Gòn
Thuận Kiều Plaza được xây dựng vào năm 1994 đến năm 1999, trên khu đất có diện tích 9.971 m2. Tổng kinh phí vào thời điểm đó khoảng hơn 55 triệu USD, gồm tổ hợp 3 tòa tháp, mỗi tháp có 33 tầng. Trong đó gồm có khu trung tâm thương mại, 648 căn hộ và các công trình tiện ích khác.
Năm 2015, một tập đoàn nổi tiếng hoàn tất mua lại dự án này, đổi tên mới thành The Garden Mall và chính thức công bố từ 3/11/2017. Vào thời điểm này, một số thương hiệu nổi tiếng về đây thuê mặt bằng mở cửa hàng sau nhiều năm bỏ hoang. Tuy nhiên về sau không khí ảm đạm lại tái diễn, nhiều thương hiệu đóng cửa chuyển đi nơi khác.
Khi dịch Covid-19 bùng phát vào năm 2021, chủ đầu tư cùng UBND TP.HCM cải tạo phần lầu tầng 1 và 2 của tòa nhà thành bệnh viện dã chiến, với quy mô 1.000 giường để tiếp nhận bệnh nhân. 1.000 giường bệnh này chỉ được cải tạo ở khu vực trung tâm thương mại, không liên quan đến các căn hộ ở 3 tòa tháp.
Video đang HOT
Một góc nhìn khác của Thuận Kiều Plaza, mỗi tòa cao ốc ở đây có khoảng 33 tầng, phía bên dưới là trung tâm thương mại phục vụ kinh doanh nhiều dịch vụ
Một số nguyên nhân được đưa ra khiến Thuận Kiều Plaza “ế khách” được cho là xác định sai đối tượng phục vụ, chất lượng chưa được đảm bảo hay việc chọn sai phong thủy. Được biết ban đầu các tòa nhà này được hướng đến phục vụ cho đối tượng cư dân từ Hong Kong di cư vào TP.HCM. Chính vì vậy các căn hộ thiết kế theo phong cách ngột ngạt, diện tích hẹp, trần nhà hạn chế…Ngoài ra ban đầu đây là căn hộ cho thuê, không phải sở hữu, chính vì vậy nhiều người ngại bỏ ra số tiền hàng tỷ đồng để thuê vài chục năm sau đó trả lại.
Về mặt phong thủy nhiều ý kiến về việc thiết kế, hướng xây dựng không tốt, gây tình trạng ế ẩm, không nhiều người muốn vào ở hay buôn bán được đưa ra bàn luận, nhưng đây chỉ là những thông tin trong dư luận, chưa có cơ sở để xác định rõ ràng.
Những lời đồn thổi thất thiệt xung quanh
Xung quanh Thuận Kiều Plaza có khá nhiều lời đồn thổi khiến nhiều người quan tâm. Những câu chuyện được thêu dệt về khu nhà cao ốc này, truyền tai nhau. Đầu tiên là về hình dáng của 3 tòa nhà, nhiều người nói rất giống 3 cây nhang, chính vì vậy nơi đây thường được gọi tên là “ cao ốc 3 cây nhang”
Một vài câu chuyện tâm linh ma quỷ cũng được truyền người này qua người kia khiến khu cao ốc này thêm phần ma mị. Ngoài ra, có tin đồn khác lại dẫn lời một người ở quận 5 nói rằng đã có đoàn phong thủy giỏi từ Trung Quốc sang TP.HCM giải mã cho tòa nhà và kết luận rằng nơi này phạm phong thủy do nó giống như con tàu ba buồm nhưng phần cột quá to, trong khi thân tàu quá nhỏ nên mất cân đối, dễ đắm.
Một vài hình ảnh được cho là bên trong Thuận Kiều Plaza với không gian u ám khiến nhiều người cảm thấy “lạnh người”
Rất nhiều người nghe và biết về các giai thoại đầy ma mị về Thuận Kiều Plaza, nhưng sự thật thực tế xoay quanh việc cao ốc này không được ưa chuộng thì không phải ai cũng rõ.
Bên cạnh những tính toán sai về đối tượng người ở hướng đến, tại Thuận Kiều Plaza từng xảy ra 2 vụ cháy lớn vào năm 2004 và 2009. Kể từ khi có cháy xảy ra, lượng khách đến các trung tâm thương mại, nhà hàng ở đây thừa dần rồi vắng hẳn. Kinh doanh ế ẩm, đìu hiu khiến nhiều thương nhân quyết định dọn đi nơi khác. Cũng từ đó, những lời đồn thổi về các câu chuyện tâm linh đầy ma mị xoay quanh khu trung tâm thương mại Thuận Kiều Plaza xuất hiện ngày một nhiều cũng vì vậy.
Tuy nhiên tất cả đều không có kiểm chứng cụ thể, chỉ dừng lại ở mức đồn đoán truyền miệng. Việc nhà bỏ hoang nhiều năm, không có người ở khiến không khí trở nên lạnh lẽo, u ám cũng là điều dễ hiểu, không phải do những nguyên nhân về ma quỷ.
2 tỷ phú quyết không mua nhà, sống ở khách sạn, nghe lý do hiểu ngay vấn đề
Mặc dù sở hữu khối tài sản khổng lồ nhưng 2 nam tỷ phú này vẫn nhất quyết không chịu mua nhà riêng mà lựa chọn sống ở khách sạn.
Người đầu tiên không mua nhà riêng đó chính là Trương Dũng, tổng giám đốc điều hành Tập đoàn Alibaba. Ông bắt đầu sự nghiệp vào năm 2007, đến nay ông 51 tuổi. Trước khi nhận chức CEO của tập đoàn danh tiếng, ông Trương được biết đến là CEO Taobao và chủ tịch của Tmall. Sau đó, ông kế vị Mã Vân và trở thành chủ tịch của Alibaba. Hiện, giá trị tài sản ròng của ông lên tới 6,7 tỷ USD (tương đương với khoảng 160 nghìn tỷ VNĐ).
Thành công là vậy nhưng Trương Dũng lại không mua một căn nhà cho riêng mình mà lựa chọn sống ở khách sạn.
Trương Dũng quyết định không mua nhà mà sống ở khách sạn
Bên cạnh Trương Dũng thì Đường Tuấn cũng lựa chọn sống ở khách sạn mà không mua nhà riêng. Đường Tuấn từng là giám đốc điều hành của Microsoft. Sau đó, ông quay trở lại Trung Quốc và gia nhập vào một công ty đầu tư đa quốc gia.
Với số tiền kiếm được, Đường Tuấn hoàn toàn có thể mua đứt một căn nhà hạng sang, thế nhưng không, ông lựa chọn sống ở khách sạn. Và tất nhiên, những khách sạn mà ông lựa chọn cũng thuộc hạng đắt đỏ nhất ở Thượng Hải. Mỗi năm, tiền phòng có thể lên đến 2 triệu nhân dân tệ.
Đường Tuấn thường sống ở những khách sạn đắt đỏ nhất Thượng Hải
Phong cách sống của hai người này khiến nhiều người không khỏi tò mò. Thế nhưng, sau khi nghe lời giải thích của họ thì thì mọi người đã hiểu ra ngay vấn đề. Nếu mua một căn nhà với những tiện nghi, dịch vụ giống như khách sạn, họ sẽ phải chi trả ít nhất là 100 triệu nhân dân tệ (tương đương với khoảng 328 tỷ đồng). Với số tiền đó, nếu đem đi đầu tư, họ có thể dễ dàng thu về khoản tiền gấp bội như vậy hàng năm.
Và hơn hết, khi sống ở khách sạn, họ có thể tận hưởng nhiều tiện ích, dịch vụ như dọn dẹp phòng, có người giặt giũ quần áo. Việc của họ khi về đến phòng chỉ là nghỉ ngơi, thư giãn.
Bên cạnh đó, khi mua nhà, bạn cũng cần phải mua thêm một bãi đậu xe với giá khoảng vài triệu nhân dân tệ. Và nếu một gia đình có từ 2 chiếc xe trở lên thì đây cũng là một khoản chi phí không hề nhỏ chút nào. Thế nhưng, khi lựa chọn sống ở khách sạn thì vấn đề này lại có thể giải quyết một cách nhanh gọn.
Ngoài ra, những người này cũng cho rằng, khi mua nhà họ sẽ phải mất nhiều thời gian để giải quyết những vấn đề phát sinh. Thời gian đó, họ có thể làm việc và kiếm ra số tiền gấp hàng trăm lần. Đó chính là những lý do khiến 2 vị tỷ phú này quyết định không mua nhà riêng mà sống ở khách sạn.
Bức chân dung gia đình của Quang Linh Vlog phải chờ đợi 11 năm mới đông đủ Phải mất đến 11 năm gia đình Quang Linh Vlog mới có thể tề tựu đông đủ các thành viên để chụp bức ảnh gia đình hạnh phúc thế này. Nổi tiếng với các clip Youtube khởi nghiệp tại Angola châu Phi, Quang Linh Vlog không còn là cái tên xa lạ với cộng đồng mạng. Thường xuyên chia sẻ về cuộc sống...