Đại thiếu gia Dubai chinh phục mẹ đơn thân lớn hơn 16 tuổi, từ bỏ khối tài sản khủng để “theo vợ”
Tình yêu có thể vượt qua mọi rào cản, thử thách và tuổi tác, giống như câu chuyện của cặp đôi dưới đây đã truyền cảm hứng cho rất nhiều người.
Mạng xã hội Trung Quốc đã lan truyền một tình yêu đặc biệt của hai con người tưởng chừng chỉ có ở trên phim. Theo đó, chàng trai tên Bohu, thành viên thế hệ thứ hai của gia tộc giàu có đến từ Dubai. Vốn là con của một ông trùm dầu mỏ với khối tài sản hơn 100 triệu USD, việc anh từ bỏ tất cả để đến với một bà mẹ đơn thân đã có hai con riêng khiến nhiều người không khỏi bất ngờ.
Theo đó, bạn gái của thiếu gia Đubai tên là Zhou Juan, có xuất thân từ một gia đình nông thôn bình thường, tốt bụng ở Hồ Nam. Hiểu được hoàn cảnh nghèo khó của bản thân nên từ nhỏ, cô gái đã quyết tâm học thật giỏi, trở thành học sinh xuất sắc nhất lớp để dùng tri thức thay đổi vận mệnh cuộc đời.
Câu chuyện tình yêu của thiếu gia Dubai và bạn gái lớn hơn 16 tuổi đã truyền cảm hứng cho rất nhiều người
Sau bao nỗ lực, Zhao Juan đậu vào một trường đại học nổi tiếng ở Hồ Bắc, những quả ngọt cuối cùng cũng được anh gặt hái. Sau khi tốt nghiệp đại học với tấm bằng loại giỏi, cô được một đài truyền hình tuyển dụng với mức lương cao. Thấy con gái có sự nghiệp ổn định nhưng chưa lấy chồng, bố mẹ Zhou Juan đã làm đủ mọi cách, thúc giục cô lập gia đình để ổn định cuộc sống.
Cuối cùng, trước sức ép từ gia đình, cô đã đi xem mắt và quyết định kết hôn nhanh chóng vì cả hai đều có ấn tượng tốt về nhau. Nhưng chỉ sau 2 lần sinh nở, Zhou Juan đã chán nản với cuộc sống hôn nhân tù túng bên cạnh người chồng ham chơi. Vào năm 2018, cô đệ đơn ly hôn và giành được quyền nuôi hai con. Cũng từ đây, mối nhân duyên của với với chàng thiếu gia Dubai chính thức bắt đầu.
Trong một lần đến công viên, chàng trai trẻ Bohu đã gặp mẹ đơn thân xinh đẹp đang đưa hai con đi chơi công viên. Trong khi Bohu đã yêu bà mẹ đơn thân xinh đẹp ngay từ cái nhìn đầu tiên thì cô chỉ ấn tượng về cách ăn mặc khác lạ của anh.
Ngay lần đầu gặp gỡ, Bohu đã đem lòng yêu thích và quyết tâm chinh phục cô
Lấy hết can đảm để xin phương thức liên lạc với người phụ nữ xinh đẹp nhiều hơn anh 16 tuổi, Bohu đã có cơ hội trò chuyện và cả hai cũng dần trở nên thân thiết hơn. Nhưng chính vì xuất thân giàu có, chưa từng lo cơm áo gạo tiền của Bohu nên khi anh tỏ tinh, Zhou Juan đã cự tuyệt, Cô cho rằng giữa họ có những rào cản quá khác biệt và đối lập nhau. Trong khi cô đã có tuổi, làm mẹ hai con và hoàn cảnh không dư dả thì Bohu vẫn còn trẻ, giàu có với một tương lai tươi sáng ở phía trước.
Nhưng với sự chân thành và kiên trì, Bohu đã chinh phục được trái tim của người phụ nữ xinh đẹp hơn anh nhiều tuổi. Tuy nhiên lúc này, chàng trai này lại vấp phải sự phản đối của gia đình. Để bảo vệ tình yêu, anh quyết định từ bỏ tất cả, kể cả việc thừa kế gia sản kếch xù để sang Trung Quốc làm lại từ đầu cùng người mình yêu.
Thậm chí, anh chàng còn sẵn sàng từ bỏ khối tài sản thừa kế để về Trung Quốc xây dựng hạnh phúc cùng cô
Sau khi cả hai về chung một nhà, Bohu càng chứng minh bản thân là một người chồng, một người cha tuyệt vời. Anh vừa đi làm vừa giúp bạn đời chăm lo công việc nhà cửa và chăm sóc cho hai con riêng của vợ. Tổ ấm của cặp đôi luôn tràn ngập tiếng cười ấm áp và hạnh phúc. Nhìn thấy con trai trưởng thành và có cuộc sống vui vẻ, gia đình Bohu đã thay đổi suy nghĩ và quyết định ủng hộ tình yêu của cả hai.
Thất nghiệp, người trẻ Trung Quốc được bố mẹ thuê làm giúp việc, trả lương cao
TRUNG QUỐC - Không kiếm được việc làm ưng ý, Cheng làm giúp việc cho chính gia đình mình và nhận mức lương 4.000 nhân dân tệ/tháng (hơn 13 triệu đồng) do bố mẹ anh trả.
Lần đầu tiên xu hướng này được dư luận chú ý vào cuối năm ngoái, sau khi hàng nghìn "đứa con toàn thời gian" lập ra diễn đàn thảo luận trên mạng xã hội Douban.
Sau khi tốt nghiệp cử nhân ngành tiếp thị vào năm ngoái, Cheng Jun không thể tìm được một công việc nào có mức lương hậu hĩnh. Vì vậy, chàng trai 22 tuổi quyết định nhận một lời mời làm việc rất khác với những gì anh đã được học - từ chính cha mẹ mình.
Hiện Cheng vẫn sống cùng bố mẹ tại tỉnh Giang Tô, Trung Quốc và làm giúp việc gia đình trong căn hộ nơi anh lớn lên. Anh dọn dẹp nhà cửa, đưa em gái đến trường và chạy việc vặt cho gia đình. Đổi lại, anh nhận được mức lương cố định là 4.000 nhân dân tệ (hơn 13 triệu đồng).
Video đang HOT
Đó là một mức thu nhập tốt hơn nhiều so với những gì các nhà tuyển dụng trên thị trường đang trả, Cheng nói. Tuy nhiên, công việc này có một nhược điểm: Không thực sự được tôn trọng.
"Hàng xóm của tôi, thậm chí một số người thân và bạn bè coi việc ở nhà là vô ích" - Cheng thở dài. "Họ buôn chuyện rất nhiều về việc này".
Khi tỷ lệ thất nghiệp tăng vọt lên mức kỷ lục, ngày càng nhiều thanh niên Trung Quốc chấp nhận các thỏa thuận tương tự như của Cheng. Những người như Cheng được gọi là "đứa con toàn thời gian", tức là họ được chính gia đình thuê và được trả một mức lương cố định hàng tháng để đảm nhận từ việc nhà đến chăm sóc trẻ nhỏ, người già.
Lần đầu tiên xu hướng này được dư luận chú ý vào cuối năm ngoái, sau khi hàng nghìn "đứa con toàn thời gian" lập ra diễn đàn thảo luận trên mạng xã hội Douban. Gần đây, nó lại trở thành chủ đề nóng trên mạng xã hội Trung Quốc.
Hầu hết những "đứa con toàn thời gian" là sinh viên mới tốt nghiệp không thể tìm được việc làm, không thích công việc tìm được hoặc đang dành chuẩn bị cho kỳ thi sau đại học hoặc kỳ thi công chức nổi tiếng gắt gao của Trung Quốc. Đôi khi, họ chỉ đơn giản là những người trẻ tuổi muốn chăm sóc người thân già yếu.
Dư luận phản ứng với hiện tượng này rất khác nhau. Nhiều người cho rằng thật tốt khi bọn trẻ có thể dành khoảng thời gian chất lượng cho gia đình. Tuy nhiên, nhiều người lại mô tả hiện tượng này như một hình thức kenlao mới - một thuật ngữ xúc phạm chỉ những người không ưa cha mẹ mình, dịch theo nghĩa đen là "cắn người già".
Hầu hết những "đứa con toàn thời gian" là sinh viên mới tốt nghiệp không tìm được việc làm.
Liu Wenrong, một nhà nghiên cứu từ Viện Xã hội học thuộc Học viện Khoa học xã hội Thượng Hải, giải thích: "Từ kenlao lần đầu tiên được đặt ra vào khoảng 2 thập kỷ trước, khi chi phí sinh hoạt tăng cao ở các thành phố lớn của Trung Quốc bắt đầu khiến người trẻ ngày càng phụ thuộc kinh tế vào cha mẹ".
"Đến năm 2006, chủ đề này lại được bàn tán khi giá nhà ở trở nên quá đắt với nhiều người trẻ" - ông Liu chia sẻ với Sixth Tone. "Một số người trẻ bắt đầu phụ thuộc vào cha mẹ mới mua được nhà, thậm chí phải nhờ cha mẹ hỗ trợ để nuôi con".
Ông Liu cho rằng, xu hướng "đứa con toàn thời gian" đang được thúc đẩy bởi các yếu tố tương tự. Nhưng ngoài vấn đề nhà ở quá đắt, người trẻ hiện phải đối phó với thị trường lao động đầy cạnh tranh, khiến họ càng phải phụ thuộc vào gia đình nhiều hơn trước.
Theo ông Liu, ở một mức độ rộng hơn, cái mác "đứa con toàn thời gian" đang được các gia đình Trung Quốc chấp nhận để bớt đi sự kỳ thị mà những người trẻ tuổi phải đối mặt khi họ không thể độc lập về tài chính.
Với tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên Trung Quốc lên tới 21,3% trong tháng 6, chắc chắn hàng triệu sinh viên mới tốt nghiệp sẽ phải trở thành "những đứa trẻ boomerang" và quay về sống với cha mẹ. Trở thành "đứa con toàn thời gian" với chức danh và tiền lương đi kèm ít nhất sẽ giúp họ cảm thấy tốt hơn một chút về hoàn cảnh của mình.
'Tôi xứng đáng có tương lai tốt đẹp hơn'
Đó chính xác là cách Cheng nhìn mọi thứ. Anh có thể đã nhận một công việc vào năm ngoái nếu thực sự muốn, nhưng thị trường việc làm hiện tại quá tệ nên không có lựa chọn nào hấp dẫn. Công việc ở gia đình cho anh thêm thời gian để tìm một cơ hội tốt hơn.
Một thí sinh chuẩn bị bước vào kỳ thi cao học ở thành phố Nam Kinh, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc.
"Sau khi gửi hàng trăm đơn xin việc, cuối cùng tôi chỉ nhận được một lời đề nghị là công việc văn phòng được trả hơn 3.000 nhân dân tệ/tháng" - Cheng nói. "Đó là điều không thể chấp nhận được với gia đình tôi. Bố mẹ luôn tự hào về kết quả học tập của tôi. Họ tin rằng tôi xứng đáng có một tương lai tốt đẹp hơn".
Cheng tin rằng sự sắp xếp này cũng tốt đối với cha mẹ anh - những người vẫn đi làm toàn thời gian. Cheng không chỉ giúp họ làm những việc nhà như dọn dẹp căn hộ, anh còn đưa đón em gái đến trường tiểu học mỗi ngày. Trong các kỳ nghỉ, anh dạy kèm cho em gái hàng giờ các môn như Toán và tiếng Trung.
"Tôi tin rằng những gì tôi làm xứng đáng với số tiền họ trả cho tôi" - anh nói. "Nếu không, mẹ tôi phải thuê gia sư tại nhà với giá đắt hơn".
Tuy nhiên, Cheng khẳng định rằng công việc này chỉ là tạm thời. Vài tháng nữa, anh sẽ thi lại kỳ tuyển sinh sau đại học với hy vọng giành được một suất vào chương trình thạc sĩ.
"Mặc dù tôi được trả công cho những gì mình làm, nhưng việc được bố mẹ trả lương vẫn khiến tôi không thoải mái. Với tấm bằng thạc sĩ, tôi sẽ có cơ hội tốt hơn để kiếm được một công việc tử tế bên ngoài".
Mặc dù hầu hết những người trẻ như Cheng xem công việc này chỉ là tạm thời, nhưng cũng có những người coi đó là một công việc lâu dài, đặc biệt là những người có cha mẹ già mắc bệnh mãn tính.
Một ứng viên tại hội chợ việc làm ở thành phố Kim Hoa, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc.
Zhu, 27 tuổi đến từ Thượng Hải, đã nghỉ việc tại một công ty điện ảnh và chuyển về sống cùng gia đình vào năm 2021. Kể từ đó, cô dành thời gian chăm sóc cha mẹ ngoài 60 tuổi và trước đó đã phải nhập viện vì các vấn đề về tim mạch.
"Việc hashtag đang lan truyền nhanh chóng giúp tôi dễ dàng giải thích công việc hiện tại của mình là gì". Zhu nói: Tôi từng nói với bạn bè rằng tôi thất nghiệp. Bây giờ, tôi có thể nói thẳng mình là một "đứa con toàn thời gian".
Ban đầu bố mẹ cô không ủng hộ. Cha của Zhu - chủ một doanh nghiệp, đã sử dụng các mối quan hệ để giúp cô có được công việc tại công ty điện ảnh. Ông không thể hiểu tại sao con gái mình lại muốn từ bỏ một cơ hội như vậy.
"Bố mẹ tôi tin rằng đó là một công việc tử tế" - Zhu nói. "Ngoài ra, họ không thể chấp nhận việc một người trẻ muốn ở nhà. Họ cho rằng đó là hành động thiếu suy nghĩ hoặc tiêu cực".
Nhưng sau đó, cha mẹ cô đã thay đổi suy nghĩ. Họ đã nhìn thấy những lợi ích khi Zhu luôn ở đó, sẵn sàng giúp đỡ mình bất cứ khi nào họ phải nhập viện hoặc đi khám bác sĩ.
Zhu nhận ra rằng cô thật vinh dự khi có thể chăm sóc cha mẹ mình theo cách này. Cha cô vẫn kiếm được thu nhập cao từ công ty của mình và gia đình tiếp tục thuê một người dọn dẹp để lo việc nhà.
Do đó, trách nhiệm duy nhất của Zhu là đồng hành cùng cha mẹ ở mọi nơi và theo dõi sát sao sức khỏe của họ. Đổi lại, cô được trả 15.000 nhân dân tệ (gần 50 triệu đồng) mỗi tháng - nhiều hơn nhiều so với mức 3.000-4.000 nhân dân tệ mà hầu hết những "đứa con toàn thời gian" nhận được.
Ngoài ra, Zhu cũng không phải lo lắng quá nhiều về vấn đề tài chính lâu dài của mình. Tương lai, quyền sở hữu công ty gần như chắc chắn sẽ được chuyển cho Zhu và em gái cô.
Cha mẹ và con cái sống dựa vào nhau
Lu Juan, 27 tuổi sống ở tỉnh Hà Nam cũng là một "đứa con toàn thời gian" từ đầu năm nay. Giống như Zhu, cô đưa ra quyết định khi lo ngại về sức khỏe của cha mẹ sau cuộc phẫu thuật của cha cô.
Cũng có những gia đình coi việc con cái ở nhà chăm sóc bố mẹ và nhận lương có lợi cho cả hai.
Nhưng trên thực tế, cha mẹ cô không cần cô giúp đỡ nhiều như vậy. Cha mẹ của Lu chỉ mới ngoài 50 và có sức khỏe tốt. Nhiệm vụ của Lu khi là một "đứa con toàn thời gian" chủ yếu xoay quanh việc nấu nướng, dọn dẹp và giặt giũ.
Đối với Lu, trở thành một "đứa con toàn thời gian" là dành nhiều thời gian hơn cho gia đình. Khi còn nhỏ, cô chưa bao giờ có cơ hội gần gũi cha mẹ. Họ là những người lao động nhập cư, dành phần lớn thời gian để làm việc ở thành phố, trong khi Lu bị "bỏ lại" ở nông thôn.
"Tôi đã trải qua thời thơ ấu thiếu vắng cha mẹ. Vì thế, tôi muốn trải nghiệm cuộc sống với họ".
Hiện tại, cha mẹ cô tỏ ra vui vẻ với điều này. Họ hoàn trả cho Lu mọi thứ cô mua cho gia đình và hứa sẽ trả cho cô mức lương hàng năm khoảng 40.000 nhân dân tệ (131 triệu đồng).
Lu nói: "Nếu cả hai bên đều đồng ý với việc này, thì việc 'làm con toàn thời gian' là một điều tốt".
Nhưng Lu đang gặp khó khăn trong việc thuyết phục cha mẹ để mình làm việc này lâu dài.
"Họ mong tôi kết hôn và có gia đình riêng càng sớm càng tốt. Về cuộc sống hưu trí, họ đang đặt nhiều kỳ vọng hơn vào em trai tôi. Khó có thể phủ nhận rằng họ coi trọng con trai hơn con gái. Họ luôn sẵn sàng đầu tư tiền bạc và thời gian cho em trai tôi hơn" - Lu tâm sự.
Nhà nghiên cứu Liu nhận định: "Ở Trung Quốc, cha mẹ phụ thuộc nhiều hơn vào con cái về mặt cảm xúc, trong khi con cái phụ thuộc nhiều hơn vào cha mẹ về mặt tài chính. Đó là cách mà xu hướng 'đứa con toàn thời gian' có thể tiếp tục và lan rộng".
Đối với Zhang, 31 tuổi, việc "làm con toàn thời gian" còn hơn cả việc trả ơn. Không giống như những người trẻ khác, cô đã kết hôn và có 2 con.
Cho đến gần đây, Zhang vẫn bận rộn với việc điều hành cửa hàng thời trang của riêng mình ở thành phố Hàng Châu. Cha mẹ cô, đều khoảng 60 tuổi, phải chuyển đến căn hộ của cô để giúp chăm sóc các cháu, vì bản thân Zhang hiếm khi ở nhà.
"Điều đó thật không công bằng với họ. Họ xứng đáng có một cuộc sống dễ dàng hơn ở độ tuổi của mình".
Khi công việc kinh doanh của cô bắt đầu gặp khó khăn trong đại dịch, cô nhận ra rằng việc tiếp tục sống theo cách đó không còn ý nghĩa nữa. Cô quyết định đóng cửa hàng và trở thành người chăm sóc chính của gia đình.
Giờ đây, Zhang dành thời gian chăm sóc con cái và bố mẹ, nấu ăn cho cả nhà, đưa bố mẹ đi du lịch ngắn ngày và cùng họ đến bệnh viện.
Sự sắp xếp mới đã làm tăng áp lực tài chính cho gia đình. Thu nhập từ công việc kinh doanh của Zhang không còn, và bố mẹ hiện trả cho cô 8.000 nhân dân tệ (hơn 26 triệu đồng) mỗi tháng - tương đương 40% khoản lương hưu của họ - để cô thực hiện nghĩa vụ của một "đứa con toàn thời gian".
Nhưng Zhang khẳng định, với sự sắp xếp mới này, phần thưởng tình cảm là xứng đáng. Trước đây, cô luôn căng thẳng và hiếm khi gặp bố mẹ dù sống chung dưới một mái nhà. Giờ đây, cô đưa họ đến các nhà hàng, địa điểm du lịch và thấy bố mẹ "rất vui vẻ".
Thay vì thuê người giúp việc, một số người trẻ cho rằng chính họ ở nhà chăm sóc bố mẹ là một lựa chọn tốt hơn nhiều.
Trên mạng xã hội, những "đứa con toàn thời gian" thường bị chỉ trích vì lấy tiền của cha mẹ. Nhưng Zhang nói rằng cô không cảm thấy tồi tệ về điều đó.
Nếu cô không chăm sóc cha mẹ mình, gia đình sẽ phải thuê ai đó làm công việc này. Và với tư cách là con 1, Zhang sẽ được thừa hưởng toàn bộ số tiền của cha mẹ cô. Về cơ bản, đó chỉ là một khoản tạm ứng cho tài sản thừa kế của cô.
"Sớm muộn gì họ cũng sẽ cho tôi. Nếu họ đưa một ít tiền lương hàng tháng cho tôi, chất lượng cuộc sống của họ sẽ được cải thiện. Chúng tôi đều được hưởng lợi từ đó" - Zhang nói.
Đây cũng là thái độ phổ biến của người trẻ mà ông Liu nhận thấy trong nghiên cứu của mình, đặc biệt là đối với thế hệ con 1 ở Trung Quốc.
"Cha mẹ và con cái được coi là một thực thể thống nhất. Thệ hệ đẻ 1 con đã ý thức được rằng tài sản của cha mẹ sớm muộn gì cũng thuộc về con cái họ. Vì vậy, khi có đủ tiềm lực tài chính, cha mẹ muốn ưu tiên cho sự an toàn của con cái, để chúng luôn ở gần mình và để cuộc sống của chúng dễ dàng hơn. Đây là một phần độc đáo trong văn hóa gia đình Trung Quốc".
Nhưng ông Liu cảnh báo rằng các bậc cha mẹ cũng nên thận trong khi bao bọc con cái quá mức. Trẻ em có thể sống dựa vào nguồn lực của gia đình trong một thời gian nhưng cuối cùng tiền cũng sẽ cạn kiệt.
"Tương lai của mỗi gia đình phụ thuộc vào thế hệ tiếp theo. Nếu họ tiếp tục lấy đi tài sản của các thế hệ trước, một ngày nào đó sẽ không còn đủ nguồn lực".
Bị bạn gái tát liên hoàn 19 cái, chàng trai khiến CĐM xôn xao vì phản ứng đầy bất ngờ Dù bị tát liên tục tới tận 19 cái nhưng chàng trai vẫn cắn răng chịu đựng và không hề tỏ ra tức giận, điều này khiến cư dân mạng không khỏi bất ngờ. Mới đây, mạng xã hội Trung Quốc đang lan truyền rầm rộ một đoạn clip ghi lại cảnh cặp đôi trên phố cãi nhau không ngừng do xảy ra...