Bí ẩn 3 cái chết ‘quỷ dị’ bởi ghế rồng nơi Tử Cấm Thành
Ghế rồng của các vị vua thời xa xưa có lẽ được coi là một trong những bảo vật quỷ dị còn lưu lại trong Cố Cung (Tử Cấm Thành) ở Bắc Kinh, Trung Quốc. Đặc biệt, ngai vàng của bậc đế vương nằm trong điện Thái Hòa đã từng có 3 nhân vật nổi tiếng chết bởi nó.
Ghế rồng của các vị vua thời xa xưa có lẽ được coi là một trong những bảo vật quỷ dị còn lưu lại trong Cố Cung ở Bắc Kinh, Trung Quốc. Cố Cung ( tên gọi khác là Tử Cấm Thành) như chúng ta biết, đó là một cung điện của triều đại nhà Minh và nhà Thanh. Nó có diện tích 72 km2 bao gồm hơn 70 cung điện lớn nhỏ, với hơn 9.000 gian phòng. Đây là một trong những tòa nhà cổ lớn nhất thế giới, lưu giữ hàng hàng bảo vật cổ vô giá. Mỗi bảo vật đều có những câu chuyện kỳ bí khác nhau xoay quanh. Chiếc ghế rồng dưới đây là một điển hình với những lời đồn về sự kỳ quái của nó. Đó chính là ngai vàng của bậc đế vương nằm trong điện Thái Hòa. Đã từng có 3 nhân vật nổi tiếng chết bởi chiếc ghế này.
Ảnh minh họa.
Người ta nói rằng chiếc ghế rồng này rất linh thiêng. Nó chỉ dành cho những người có thân phận cao quý, là bậc Thiên tử chân chính. Những người bình thường khác nếu ngồi lên sẽ gặp kiếp nạn không lường. Ba nhân vật đã bị mất mạng khi ngồi lên chiếc ghế này. Người đầu tiên là Lý Tự Thành. Người này sau khi lật đổ nhà Minh, chiếm đoạt giang sơn, lên ngôi hoàng đế. Tuy nhiên ông chỉ làm hoàng đế được hơn 40 ngày thì bị Ngô Tam Quế cướp ngôi, đánh đuổi khỏi cung, sau đó chết rất li kỳ.
Người thứ hai là Viên Thế Khải. Viên Thế Khải sau khi uy hiếp được hoàng đế nhà Thanh thoái vị, tìm mọi cách đăng cơ làm hoàng đế ( lúc đó gọi là Đại tổng thống lâm thời) nhưng chỉ trong 83 ngày, sau đó cũng chết một cách bí hiểm.
Người thứ ba mất mạng sau khi ngồi lên chiếc ghế này là thủ lĩnh đứng đầu Liên quân 8 nước Waldersee. Khi liên quân tám nước vào xâm chiếm Trung Quốc, Waldersee cũng muốn thử cảm giác được ngồi trên ngai vàng và trở thành hoàng đế. Tuy nhiên không lâu sau đó, người này cũng chết một cách bất minh. Bí ẩn của ba cái chết trên càng khiến người ta tin vào sự quỷ dị của ghế rồng. Mọi người đều tin rằng ngai vàng là chiếc ghế mà không phải bất cứ người thường nào cũng có thể ngồi. Nó chỉ dành cho những người là chân mệnh Thiên tử cao quý.
Tuy nhiên, theo quan điểm của một số ít người, 3 nhân vật trên đều xuất hiện trong thời kỳ chiến tranh triền miên, đều là tướng lĩnh cầm đầu các phong trào lật đổ chính quyền cũ, xây dựng chính quyền mới. Vậy việc họ bỏ mạng ngoài ý muốn cũng có thể là một điều bình thường. Cũng không ít người cho rằng họ nhận phải lời nguyền từ chiếc ghế rồng khi ngồi lên. Cho tới nay các ý kiến trái chiều vẫn liên tục nổ ra và đều không có kiểm chứng, càng làm tăng thêm sự bí ẩn xoay quanh chiếc ngai vàng này.
Bí ẩn tung tích tráp Hoàng gia Ba Lan cực giá trị
Szkatua Królewska - tráp Hoàng gia Ba Lan - là một kho báu cực giá trị được tạo ra vào năm 1800. Trong Thế chiến II, phát xít Đức xâm lược Ba Lan và lấy đi báu vật này. Kể từ đó, không ai biết tráp Hoàng gia Ba Lan ở nơi nào.
Tráp Hoàng gia Ba Lan Szkatua Królewska do nữ quý tộc người Ba Lan Szkatua Królewska tạo ra vào năm 1800.
Nữ quý tộc Królewska tạo ra kho báu để lưu giữ những bảo vật quý giá của hoàng tộc Ba Lan qua các thế hệ.
Theo một số tài liệu, tráp Hoàng gia Ba Lan chứa 73 bảo vật cực giá trị như những món đồ trang sức từng được nhà vua, nữ hoàng Ba Lan sử dụng.
Các nhà nghiên cứu cho hay trong chiếc tráp trên có: đồng hồ vàng của vua Stanisaw I Leszczyski, một cây thánh giá bằng vàng và đỏ của vua Sigismund I, đồng hồ vàng của Nữ hoàng Marie Casimire Louise de La Grange d', một chuỗi tràng hạt bằng bạc của Nữ hoàng Maria Karolina Zofia Felicja Leszczyska.
Với những báu vật này, tráp Hoàng gia Ba Lan có giá trị "khủng" mà con người khó có thể đo đếm được. Tráp Hoàng gia Ba Lan được đặt trong bảo tàng hoàng gia tại Đền thờ Sybil trước khi đem đến ở Krakow.
Khi Thế chiến 2 nổ ra, phát xít Đức tổ chức xâm lược Ba Lan năm 1939.
Để tránh tráp việc tráp Hoàng gia Ba Lan rơi vào tay Đức quốc xã, giới chức nước này quyết định chuyển kho báu trên đến Bảo tàng gia đình Czartorsky ở thị trấn Sieniawa.
Tuy nhiên, binh sĩ Wehrmach của Đức quốc xã vẫn tìm thấy tráp Hoàng gia Ba Lan khi chiếm đóng nước này.
Theo đó, Đức quốc xã mang tráp Hoàng gia Ba Lan đi. Không ai biết chính quyền Hitler đã làm gì với kho báu này. Ngay cả khi Thế chiến 2 kết thúc đến nay, tung tích của tráp Hoàng gia Ba Lan vẫn là một ẩn số khó giải.
Chính vì vậy, trong những năm qua, giới chức trách và thợ săn kho báu nỗ lực tìm kiếm tráp Hoàng gia Ba Lan với hy vọng sẽ sớm tìm thấy nó.
Mời độc giả xem video: Tìm ra vị trí kho báu 4.000 tấn vàng tại núi Tàu. Nguồn: VTC14.
Bí ẩn về chiếc ghế rồng trong Cố Cung: Có 3 nhân vật qua đời khi ngồi trên ghế này và lời nguyền đằng sau khiến ai cũng tò mò Chiếc ghế rồng hay còn gọi là Ngai vàng vốn được coi là bảo vật quỷ dị còn lưu lại trong Cố Cung (Tử Cấm Thành) ở Bắc Kinh, Trung Quốc. Bên cạnh đó, có nhiều câu chuyện bi kịch đằng sau chiếc ghế này vẫn còn lưu truyền từ đời này sang đời khác. Vốn dĩ chiếc ghế rồng trong Cố Cung...