Bệnh viện Đà Nẵng tiếp nhận 10 máy rửa tay sát khuẩn tự động phục vụ người dân
Sáng 8/4, Bệnh viện Đà Nẵng đã tiếp nhận 10 máy rửa tay sát khuẩn tự động từ Trường Đại học Bách Khoa (Đại học Đà Nẵng) nghiên cứu chế tạo.
Đại diện trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng và Bệnh viện Đà Nẵng tại buổi tiếp nhận máy rửa tay sát khuẩn tự động
Đây là số thiết bị do nhóm sinh viên CLB nghiên cứu khoa học BK-Maker, Khoa Điện – Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng chế tạo và chuyển giao cho Bệnh viện Đà Nẵng, nhằm góp phần phòng, chống dịch COVID-19.
TS Ngô Đình Thanh – giảng viên Khoa Điện (Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng) cho biết, sau 3 ngày nghiên cứu, phiên bản đầu tiên được hoàn thành và chuyển giao cho Bệnh viện Đà Nẵng dùng thử. Qua sử dụng thí điểm, phía bệnh viện đã góp ý để sản phẩm được hoàn thiện hơn. Và đến nay thiết bị đã hoàn thiện và có thể đưa vào phục vụ người dân.
Video đang HOT
Theo nhóm chế tạo, máy gồm hệ thống mạch điều khiển, các cảm biến, hệ thống phun dung dịch, bình đựng dung dịch, vỏ thiết bị, giá đỡ và các linh kiện điện tử khác. Máy hoạt động dựa trên cảm biến tự động khi người dùng đưa tay vào.
“Thiết bị sẽ tự động phun sương dung dịch sát khuẩn lên tay khi đưa tay vào, qua đó giúp tiết kiệm thời gian, tránh chạm vào thiết bị để hạn chế nguy cơ lây nhiễm chéo. Mặc dù không phải là sản phẩm phức tạp, nhưng việc nghiên cứu của các sinh viên được ứng dụng và góp phần trong công tác phòng chống dịch COVID-19 là rất có ý nghĩa” – TS Ngô Đình Thanh chia sẻ.
Bác sĩ Lê Đức Nhân – Giám đốc Bệnh viện Đà Nẵng – cho biết, hàng ngày có hàng nghìn người ra vào bệnh viện, thì việc rửa tay đúng cách là rất cần thiết. Hơn nữa, trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 cho thấy sản phẩm rất hữu hiệu, nhất là người dùng không cần chạm vào dụng cụ cũng có thể rửa tay sát khuẩn hiệu quả.
Với giá thành sản xuất là 1,2 triệu đồng/máy, nhóm nghiên cứu hy vọng sản phẩm sẽ được sử dụng nhiều hơn để cùng chung tay đẩy lùi dịch bệnh COVID-19.
Máy hoạt động hoàn toàn tự động và không cần chạm vào máy
Trước đó, Đại học Bách khoa Đà Nẵng cũng đã chuyển giao robot “BK-AntiCovid” cho Bệnh viện Phụ sản – Nhi Đà Nẵng để đưa vào sử dụng tại khu cách ly người nghi nhiễm COVID-19 tại bệnh viện. Sản phẩm được ví như điều dưỡng tự động có thể ghi nhận những yêu cầu của người bệnh, thông báo y lệnh của bác sĩ đến người bệnh tại khu cách ly và vận chuyển nhu yếu phẩm, thức ăn, đồ dùng, thuốc men thay nhân viên y tế đến cho người bệnh.
Đặc biệt, việc sử dụng robot này giúp nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe bệnh nhân, góp phần hạn chế lây nhiễm cũng như tiết kiệm chi phí sử dụng trang thiết bị bảo hộ phòng, chống dịch bệnh COVID-19.
Hồ Xuân Mai
Sinh viên ĐHBK Đà Nẵng chế tạo máy rửa tay sát khuẩn tự động
Chiều 27-3, PGS.TS Đoàn Quang Vinh - Hiệu trưởng Trường ĐHBK thuộc ĐH Đà Nẵng cho biết, trước diễn biến phức tạp của tình hình dịch Covid-19 và từ nhu cầu thực tế của Bệnh viện Đà Nẵng (BVĐN).
4 SV nghiên cứu, chế tạo thành công chiếc máy rửa tay sát khuẩn tự động.
Chiều 27-3, PGS.TS Đoàn Quang Vinh - Hiệu trưởng Trường ĐHBK thuộc ĐH Đà Nẵng cho biết, trước diễn biến phức tạp của tình hình dịch Covid-19 và từ nhu cầu thực tế của Bệnh viện Đà Nẵng (BVĐN), dưới sự hướng dẫn của TS Ngô Đình Thanh- giảng viên Khoa Điện và bác sĩ Phan Hữu Phước (BVĐN), 4 SV: Nguyễn Văn Thuần, Nguyễn Đắc Quy, Phan Ben và Phan Thị Mai thuộc CLB nghiên cứu khoa học BK-Maker đã nghiên cứu, chế tạo thành công máy rửa tay sát khuẩn tự động nhằm hạn chế sự lây nhiễm chéo trong bệnh viện.
Theo TS Ngô Đình Thanh, ưu điểm của chiếc máy tự động này là nhỏ gọn, dễ dàng sử dụng, phù hợp với môi trường y tế, tiết kiệm được lượng dung dịch phun và tiết kiệm được thời gian. Đặc biệt hơn, máy chịu được tần suất cho trên 1.000 lượt người/ngày và người sử dụng tránh chạm vào thiết bị gây nguy cơ lây nhiễm. Sau khi đưa vào thử nghiệm tại BVĐN đã nhận được sự phản hồi tích cực, và đã đặt hàng cho nhóm nghiên cứu này 10 máy rửa tay sát khuẩn tự động để dùng tại các khu vực có đông bệnh nhân đến khám; đồng thời yêu cầu thêm một số chức năng như tăng mật độ phun lượng dung dịch mỗi lần đưa tay vào sát khuẩn, thiết kế thêm giá treo sản phẩm lên tường và dán hướng dẫn sử dụng ở thân máy.
P.THỦY
Phát triển truyền hình số phục vụ nhu cầu giải trí và học tập của người dân Phát triển các nền tảng, ứng dụng, dịch vụ số phục vụ nhu cầu học tập và nhiều lĩnh vực khác được xem là một trong các giải pháp tối ưu giảm thiểu tiếp xúc trực tiếp. Đảm bảo duy trì hoạt động của các cơ sở cung ứng dịch vụ thiết yếu cho người dân cũng như hỗ trợ nhu cầu giải...