Bệnh viêm phổi ở trẻ nhỏ khi giao mùa nguy hiểm như thế nào?
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết viêm phổi ở trẻ nhỏ là căn bệnh lây truyền gây tử vong số một đối với trẻ em, đặc biệt đối với những trẻ dưới 5 tuổi.
Thời điểm giao mùa, bệnh viêm phổi ở trẻ nhỏ khi giao mùa lại càng trở nên nguy hiểm hơn. Thời tiết chuyển lạnh hoặc có những thay đổi bất thường là điều kiện thuận lợi để các dịch bệnh lây lan. Viêm phổi là một trong những bệnh nguy hiểm dễ mắc ở trẻ nhỏ đặc biệt vào thời gian giao mùa.
1. Bệnh viêm phổi khi giao mùa là bệnh gây tử vong số một ở trẻ em
WHO đã đưa ra kết luận viêm phổi là bệnh lây nhiễm gây tử vong số một đối với trẻ em. Trong đó, các trẻ em dưới 5 tuổi là đối tượng có nguy cơ tử vong cao hơn cả. Số liệu được thống kê cho biết có tới hơn một triệu trẻ dưới 2 tuổi chết vì viêm phổi mỗi năm.
Nguyên nhân gây bệnh viêm phổi ở trẻ:
Nguyên nhân khiến tình trạng viêm phổi ở trẻ nhỏ xuất hiện là do vi khuẩn và virus gây ra.
Vêm phổi cũng có thể bắt nguồn từ một số nguồn lây nhiễm khác như nấm từ phân hoặc chim. Các loại nấm có thể gây viêm phổi như Pneumocystis jirovecii, Cryptococcus, histoplasmosis có thể gây ra viêm phổi ở những người có hệ miễn dịch yếu.
Đánh giá chung cho biết đối với trẻ em ở độ tuổi trên 5 tuổi thường mắc viêm phổi do vi khuẩn. Trong khi đó các trẻ em dưới 5 tuổi thường mắc viêm phổi do virus. Thực tế, theo đánh giá chung thì viêm phổi do virus thường nhẹ hơn và có thể cải thiện sau 1 đến 3 tuần mà không cần nhận điều trị.
Viêm phổi ở trẻ em xuất hiện do vi khuẩn và virus gây ra – Ảnh Internet
Triệu chứng chung của viêm phổi ở trẻ như sau:
- Ho ra đờm nhiều.
- Xuất hiện dấu hiệu bị sốt.
- Kèm theo triệu chứng bị đổ mồ hôi lạnh hoặc xuất hiện dấu hiệu rết run xảy ra bất thường.
Video đang HOT
- Triệu chứng bị khó thở.
- Gặp tình trạng đau ngực khi ho hoặc thở.
- Mất sức, mệt mỏi.
- Buồn nôn.
- Đau đầu.
- Cảm giác ăn không ngon miệng nên trẻ biếng ăn.
Cách nhận biết triệu chứng viêm phổi ở trẻ qua độ tuổi:
- Trẻ dưới 5 tuổi sẽ xuất hiện triệu chứng thở nhanh hoặc thở khò khè.
- Trong khi đó trẻ sơ sinh lại không xuất hiện triệu chứng rõ rệt nhưng cũng có trường hợp có thể kèm theo triệu chứng nôn, thiếu năng lượng hoặc khó ăn uống.
- Khi người cao tuổi bị viêm phổi thường có các triệu chứng nhẹ hơn. Điều này có thể gây ra tình trạng nhầm lẫn với các hiện tượng bệnh lý khác như bệnh cảm lạnh do cơ thể đều bị hạ nhiệt độ.
Viêm phổi ở trẻ sơ sinh không có dấu hiệu, triệu chứng rõ ràng – Ảnh Internet
2. Các biện pháp phòng ngừa viêm phổi ở trẻ em
Thực tế, viêm phổi ở trẻ nhỏ vô cùng nguy hiểm và ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ một cách nghiêm trọng. Do đó cha mẹ cần phải phòng ngừa viêm phổi ở trẻ khi giao mùa đang đến bằng cách:
- Chú ý nhiệt độ phòng phù hợp đối với trẻ nhỏ, cần hé cửa để lưu thông không khí.
- Thường xuyên thực hiện kiểm tra cơ thể trẻ, không để trẻ quá lạnh và chuẩn bị quần áo dự phòng khi nhiệt độ trong ngày thay đổi.
- Luôn giữ vệ sinh cho trẻ là điều vô cùng cần thiết. Tuy nhiên cũng cần để ý tới điều kiện hoặc tình hình thời tiết, đây là thời điểm ấm nhất trong ngày để tắm cho bé.
- Khi tắm cho trẻ cần đóng cửa tránh gió lùa. Ngoài ra, khi tắm cho trẻ cha mẹ nên tắm từng phần, không nên tắm toàn bộ mà tắm tới đâu lau khô người đến đó.
- Hướng dẫn con cách giữ gìn vệ sinh chung. Sau khi đi vệ sinh, ho hoặc hắt hơi cần hướng dẫn con cách rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng để tránh lây nhiễm bệnh.
- Cần có chế độ dinh dưỡng đảm bảo, bổ sung vitamin C, khẩu phần ăn đủ chất giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ.
"Cuộc chiến" giành sự sống cho 2 bé sinh non lúc 25 tuần
Khi chào đời, hai đứa trẻ chỉ lớn bằng bàn tay, đối mặt với nhiều căn bệnh như xuất huyết não, viêm phổi,... nhưng sau 116 ngày "chiến đấu", cả hai đã được xuất viện trong tình trạng khỏe mạnh.
Cũng giống như bao người khác, chị A Ninh (31 tuổi) đến từ Triều Sán, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, rất vui khi biết mình mang song thai. Tuy nhiên, tới ngày 8/2 năm nay, A Ninh tới Bệnh viện số 3 thuộc trường Cao đẳng Y tế Quảng Châu để kiểm tra sức khỏe vì bị đau bụng thì chị bị dọa sảy thai.
Con của chị A Ninh bị sinh non ở tuần 25 thai kỳ.
Ngày 17/4, chị A Ninh bị co thắt mạnh và hạ sinh một bé trai, một bé gái ở tuần thứ 25 thai kỳ. Hai chị em chào đời cách nhau 40 phút, hơi thở yếu và các cơ quan chưa phát triển hoàn thiện. " Tôi đã phải nhập viện từ tháng 2 và có hy vọng kéo dài thai kỳ tới tuần thứ 28, nhưng không ngờ rằng tôi lại sinh con ở tuần thứ 25", A Ninh chua xót nói.
Do sinh non nên khi chào đời, cặp song sinh chỉ lớn bằng bàn tay và đầu không to bằng nắm tay. Bé gái là chị, nặng 465g, có làn da mỏng như một tờ giấy, mạch máu nổi rõ, cánh tay nhỏ hơn ngón tay người lớn, bàn chân không to bằng ngón tay cái.
Đứa trẻ chỉ bằng bàn tay người lớn, đỏ hỏn.
" Ngay sau khi sinh con, tôi được các bác sĩ vây xung quanh. Tôi nghe nói con tôi đã ra đời nhưng không nghe ai nói đứa trẻ còn sống hay không cho đến khi tôi nghe tiếng khóc đầu tiên. Tôi cố gắng lắm mới nhìn thấy con mình. Nhỏ và đỏ hỏn chính là ấn tượng đầu tiên của tôi về các con", A Ninh nghẹn ngào nói.
Theo quy định, để điều trị cho những đứa trẻ, việc đặt nội khí quản phải hoàn thành trong vòng 20 giây. Tuy nhiên, do hai đứa trẻ quá nhỏ nên chiếc ống soi thanh quản nhỏ nhất cũng trở nên rất lớn đối với 2 bé. Điều này mang lại thách thức rất lớn cho các bác sĩ trong việc điều trị.
Nhưng may mắn thay, các bác sĩ tại bệnh viện lại có tay nghề cao, bác sĩ Hoàng Tiểu Hà và bác sĩ Tằng Kiện Phi đã cùng nhau hoàn thành việc đặt nội khí quản cho 2 bé, đồng thời sử dụng máy hồi sức kết hợp ống chữ T để thông khí bằng áp lực dương. Dù vậy, 2 đứa trẻ vẫn thở rất yếu.
Ngô Phồn, Giám đốc khoa sơ sinh cho biết: " Đây là hội chứng suy hô hấp điển hình ở trẻ sơ sinh. Trước tình hình đó, trong vòng 10 phút sau khi những đứa trẻ khi chào đời, các bác sĩ đã phải dùng tới chất hoạt diện phổi (chất giúp duy trì độ căng của bề mặt phổi) rồi đưa chúng vào lồng ấp sơ sinh đặc biệt với nhiệt độ, độ ẩm phù hợp, chuyển lên khoa chăm sóc đặc biệt dành cho trẻ sơ sinh (NICU)".
Khi vừa mới chào đời, cặp đôi đã phải đối mặt với nhiều thử thách sinh tử.
" Lúc đó, chúng tôi không có thời gian đưa 2 đứa bé ra cho người mẹ xem. Vì chúng còn quá nhỏ so với tuổi thai, cần phải tránh di chuyển quá nhiều, bởi nếu không cẩn thận có thể gây xuất huyết nội sọ", bác sĩ Ngô Phồn nói thêm. Ngoài ra, mọi thao tác xử lý phải thật nhẹ nhàng, nhanh chóng, cẩn thận, vì chỉ cần một chút bất cẩn cũng có thể dẫn đến bi kịch.
Với tuổi thai nhỏ và nhẹ cân như vậy, chắc chắn cặp song sinh sẽ phải đối mặt với nhiều thử thách sinh tử. Đến ngày thứ 3 sau khi chào đời, bé gái bị xuất huyết não và đội ngũ y bác sĩ phải áp dụng một loạt các phương pháp để duy trì mạng sống của em.
Sau nhiều ngày điều trị, hai đứa bé đã có da có thịt và có thể xuất viện.
Sinh non khiến các cơ quan của 2 đứa trẻ kém phát triển, hệ thống miễn dịch và hô hấp vô cùng mỏng manh. Sau đó, cặp song sinh long phượng lại gặp phải trở ngại khác - viêm phổi nặng. Sau một thời gian điều trị, cuối cùng các bác sĩ đã giúp hai chị em vượt qua giai đoạn nguy hiểm ở thời điểm 22 ngày sau khi chào đời. Máy thở cũng được tháo ra và không có biến chứng nghiêm trọng nào khác xảy ra.
Trong quá trình điều trị, ngoài xuất huyết não và viêm phổi, hai đứa trẻ còn bị loạn sản phế quản phổi, không dung nạp thức ăn, thiếu máu, mất cân bằng điện giải và một số vấn đề khác nhưng đều được các nhân viên y tế điều trị và chăm sóc tận tình.
Cân nặng hiện tại của 2 đứa trẻ lần lượt là 2,35kg và 3,34kg.
Sau 88 ngày chào đời, cặp đôi được chuyển ra khỏi NICU. Vượt qua nhiều nguy hiểm, cân nặng của 2 đứa trẻ cũng nhanh chóng tăng lên lần lượt là 2,35kg và 3,34kg. Tới ngày 11/8 vừa qua, cuối cùng hai đứa trẻ được xuất viện sau 116 ngày nằm viện với tình trạng khỏe mạnh.
Trẻ bú mẹ để phòng Covid-19 Trẻ nhỏ có hệ miễn dịch yếu, dễ bị virus, vi khuẩn tấn công. Dinh dưỡng là yếu tố then chốt giúp bé khỏe từ bên trong, chống lại bệnh tật. Bộ Y tế vừa khuyến cáo phụ huynh cần thực hiện tốt chế độ dinh dưỡng cho trẻ nhỏ trước tình hình dịch Covid-19 phức tạp. Hệ miễn dịch của trẻ em...