Bệnh viêm khớp: Khi nào cần tiêm corticoid?
Hiện nay có nhiều người bị các bệnh xương khớp điều trị bằng thuốc uống không cải thiện, thường tìm đến biện pháp mạnh hơn – tiêm thuốc thẳng vào khớp. Tiêm corticoid vào khớp cần lưu ý điều gì?
Chỉ tiêm corticoid vào khớp khi lợi ích lớn hơn nguy cơ
Tiêm thuốc vào trong khớp và các điểm bám gân, mô mềm quanh khớp là một trong những kỹ thuật được các bác sĩ chỉ định điều trị các bệnh lý khớp viêm, các trường hợp thoái hóa khớp có kèm phản ứng viêm bao hoạt dịch khớp, viêm túi thanh dịch, các trường hợp viêm gân, điểm bám gân và mô mềm quanh khớp…
Thuốc được sử dụng để tiêm vào khớp chủ yếu là corticoid. Ngoài ra, tùy theo tổn thương và mục đích điều trị, các bác sĩ có thể tiêm các chất khác như hyaluronic acid ( dịch khớp nhân tạo), collagen hay các chất sinh học khác để điều trị thoái hóa khớp.
Để điều trị các tình trạng khớp viêm, khi các thuốc đường toàn thân không hiệu quả hoặc khi tình trạng viêm chỉ còn khu trú ở một vài khớp, corticoid thường được sử dụng tiêm vào khớp, do có tác dụng kháng viêm mạnh nên giảm đau nhanh, tần suất sử dụng ít, giúp hạn chế phải sử dụng thuốc đường toàn thân và giảm tác dụng phụ của thuốc.
Tuy nhiên, thuốc chỉ có tác dụng kháng viêm, không thay đổi được bản chất tổn thương, do đó thường chỉ có tác dụng nhất thời, hoàn toàn có thể tái phát viêm vào thời điểm nào đó tùy thuộc tình trạng bệnh cũng như các yếu tố thuận lợi khác. Mặc dù vậy, nếu được sử dụng đúng cách, tiêm corticoid có thể giúp tình trạng viêm thuyên giảm kéo dài, thậm chí nhiều năm.
Không nên lạm dụng tiêm corticoid vào khớp.
Những lưu ý khi tiêm corticoid vào khớp
Video đang HOT
Việc tiêm thuốc vào khớp nói chung phải được thực hiện tại các cơ sở y tế đủ điều kiện với chỉ định của thầy thuốc chuyên khoa, có phòng thủ thuật bảo đảm vô khuẩn.
Bác sĩ sẽ cân nhắc tiền sử bệnh tật của bệnh nhân, lợi ích và tác dụng phụ của corticoid trên người bệnh để dùng thuốc. Chống chỉ định tuyệt đối với các tổn thương khớp nghi ngờ do nhiễm khuẩn, nấm; các vết thương hoặc nhiễm khuẩn da tại khớp hoặc gần khớp tiêm. Đối với những người bị bệnh đái tháo đường, người có bệnh tim mạch, huyết áp, bệnh nhân có các rối loạn đông máu hay đang dùng thuốc chống đông, người có thai, đang cho con bú… cần sử dụng một cách cẩn trọng.
Liều lượng tùy thuộc mỗi loại thuốc và vị trí các khớp tiêm. Tránh dùng liều cao, nhắc đi nhắc lại nhiều lần kéo dài, sẽ gây ra tác dụng phụ toàn thân, giữ muối và nước, xáo trộn cân bằng điện giải, làm giảm khả năng miễn dịch, tạo cơ hội cho nhiễm khuẩn, siêu vi nấm. Việc lạm dụng thuốc sẽ làm giảm dần hiệu quả điều trị của thuốc và có thể phá hủy sụn khớp.
Đối với liệu pháp bổ sung dịch nhầy hoặc collagen, liều lượng và thời gian giữa các lần tiêm khác nhau tùy theo khuyến cáo sử dụng và chỉ định của bác sĩ.
Một số điều cầu chú ý khi tiêm corticoid vào khớp:
Chỉ định tiêm khớp khi có chẩn đoán chính xác và thực sự cần thiết;
Sử dụng trong thời gian ngắn nhất có thể, ngừng ngay khi triệu chứng hoặc bệnh được kiểm soát;
Theo dõi thường xuyên và kết hợp phòng ngừa biến chứng có thể có do thuốc gây ra như tổn thương dạ dày tá tràng, rối loạn điện giải, tăng đường máu, tăng huyết áp, nhiễm khuẩn, loãng xương…
Khi tiêm chú ý phát hiện và kịp thời xử trí các tai biến nếu có như tình trạng choáng, ra máu.
Bệnh nhân sau khi tiêm không rửa nước, xoa thuốc vào chỗ tiêm trong 24 giờ để tránh nhiễm trùng.
Có thể có phản ứng sưng, đau sau khi tiêm (gây ra bởi các tinh thể thuốc) nên nếu xuất hiện các triệu chứng này, bệnh nhân không nên lo lắng, vì đó là phản ứng bình thường của cơ thể.
Nếu chỗ tiêm sưng đau kéo dài trên 3 ngày, cần đến khám lại.
Tiêm corticoid vào khớp: Nên hay không?
Hiện nay có nhiều người bị các bệnh xương khớp điều trị bằng thuốc uống không cải thiện, thường tìm đến biện pháp mạnh hơn - tiêm thuốc thẳng vào khớp. Vậy trong những trường hợp nào thì nên tiêm?
Lợi ích của tiêm corticoid vào khớp
Tiêm thuốc vào trong khớp và các điểm bám gân, mô mềm quanh khớp là một trong những kỹ thuật được các bác sĩ chỉ định điều trị các bệnh lý khớp viêm, các trường hợp thoái hóa khớp có kèm phản ứng viêm bao hoạt dịch khớp, viêm túi thanh dịch, các trường hợp viêm gân, điểm bám gân và mô mềm quanh khớp...
Thuốc được sử dụng để tiêm vào khớp chủ yếu là corticoid. Ngoài ra, tùy theo tổn thương và mục đích điều trị, các bác sĩ có thể tiêm các chất khác như hyaluronic acid (dịch khớp nhân tạo), collagen hay các chất sinh học khác để điều trị thoái hóa khớp.
Để điều trị các tình trạng khớp viêm, khi các thuốc đường toàn thân không hiệu quả hoặc khi tình trạng viêm chỉ còn khu trú ở một vài khớp, corticoid thường được sử dụng tiêm vào khớp, do có tác dụng kháng viêm mạnh nên giảm đau nhanh, tần suất sử dụng ít, giúp hạn chế phải sử dụng thuốc đường toàn thân và giảm tác dụng phụ của thuốc.
Tuy nhiên, thuốc chỉ có tác dụng kháng viêm, không thay đổi được bản chất tổn thương, do đó thường chỉ có tác dụng nhất thời, hoàn toàn có thể tái phát viêm vào thời điểm nào đó tùy thuộc tình trạng bệnh cũng như các yếu tố thuận lợi khác. Mặc dù vậy, nếu được sử dụng đúng cách tiêm corticoids có thể giúp tình trạng viêm thuyên giảm kéo dài, thậm chí nhiều năm.
Tiêm corticoid vào khớp chỉ giải quyết được triệu chứng chứ không chữa được căn nguyên gây bệnh.
Thận trọng khi tiêm corticoid vào khớp
Việc tiêm thuốc vào khớp nói chung phải được thực hiện tại các cơ sở y tế đủ điều kiện với chỉ định của thầy thuốc chuyên khoa, có phòng thủ thuật bảo đảm vô khuẩn.
Bác sĩ sẽ luôn cân nhắc tiền sử bệnh tật của bệnh nhân, lợi ích và tác dụng phụ của corticoid. Chống chỉ định tuyệt đối với các tổn thương khớp nghi ngờ do nhiễm khuẩn, nấm; các vết thương hoặc nhiễm khuẩn da tại khớp hoặc gần khớp tiêm. Thận trọng đối với những người bị bệnh đái tháo đường, người có bệnh tim mạch, huyết áp, bệnh nhân có các rối loạn đông máu hay đang dùng thuốc chống đông, người có thai, đang cho con bú.
Liều lượng tùy thuộc mỗi loại thuốc và vị trí các khớp tiêm. Tránh dùng liều cao, nhắc đi nhắc lại nhiều lần kéo dài, sẽ gây ra tác dụng phụ toàn thân, giữ muối và nước, xáo trộn cân bằng điện giải, làm giảm khả năng miễn dịch, tạo cơ hội cho nhiễm khuẩn, siêu vi nấm. Việc tiêm nhắc lại nhiều lần cũng giảm dần hiệu quả điều trị và có thể phá hủy sụn khớp, do đó quan trọng nhất là phải điều trị bệnh chính, tiêm corticoids chỉ là để điều trị triệu chứng.
Đối với liệu pháp bổ sung dịch nhày hoặc collagen liều lượng và thời gian giữa các lần tiêm khác nhau tùy theo khuyến cáo sử dụng và chỉ định của bác sĩ.
Một số điều cầu chú ý khi tiêm corticoids vào khớp: Chỉ chỉ định tiêm khớp khi có chẩn đoán chính xác và thực sự cần thiết; sử dụng trong thời gian ngắn nhất có thể, ngừng ngay khi triệu chứng hoặc bệnh được kiểm soát; theo dõi thường xuyên và kết hợp phòng ngừa biến chứng có thể có do thuốc gây ra như tổn thương dạ dày tá tràng, rối loạn điện giải, tăng đường máu, tăng huyết áp, nhiễm khuẩn, loãng xương...
Khi tiêm chú ý phát hiện và kịp thời xử trí các tai biến nếu có như tình trạng choáng, xuất huyết. Dặn dò bệnh nhân sau khi tiêm không rửa nước, xoa thuốc vào chỗ tiêm trong 24 giờ để tránh nhiễm trùng. Báo trước cho bệnh nhân biết có thể có phản ứng sưng, đau sau khi tiêm (gây ra bởi các tinh thể thuốc). Nếu chỗ tiêm sưng đau kéo dài trên 3 ngày, cần đến khám lại.
Rau bong non: Biến chứng sản khoa rất nguy hiểm Rau bong non là một biến chứng sản khoa nặng thường xảy ra ở 3 tháng cuối của thời kỳ thai nghén, nó biến chuyển đột ngột, có thể đe doạ tính mạng của cả mẹ và thai nhi. Các bác sĩ Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí (Quảng Ninh) vừa tiến hành phẫu thuật cho 1 trường hợp thai...