Bệnh từ miệng mà vào: Những cách ăn tai hại của người Việt

Theo dõi VGT trên

Tại Hội thảo về phòng chống Bệnh không lây nhiễm lần thứ VIII do Tổng hội y học Việt Nam tổ chức mới đây, các chuyên gia đã cùng nhau đánh giá gánh nặng bệnh tật do bệnh không lây nhiễm gây ra, trong đó chủ yếu nguyên nhân đến từ lối sống.

Bệnh từ miệng mà vào: Những cách ăn tai hại của người Việt - Hình 1

Bệnh do ăn uống vô tội vạ

Bệnh từ miệng

PGS.TS Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết, Việt Nam đang phải đối mặt với gánh nặng ngày càng gia tăng của các bệnh không lây nhiễm, chủ yếu là bệnh tim mạch, tiểu đường, phổi tắc nghẹn mạn tính và ung thư. Ước tính cứ trong 100 ca tử vong ở Việt Nam thì có 73 ca tử vong là do bệnh không lây nhiễm. Đặc biệt, trong số 12 triệu người mắc bệnh tăng huyết áp ở cộng đồng hiện nay có tới gần 60% chưa được phát hiện bệnh và trên 80% chưa được quản lý điều trị. Trong tổng số hơn 3 triệu người bị đái tháo đường thì có gần 70% chưa được phát hiện bệnh và trên 70% chưa được quản lý điều trị thuốc.

Trong khi đó, nghiên cứu gánh nặng bệnh tật toàn cầu 2017, năm 2015, bệnh không lây nhiễm là nguyên nhân của 15 triệu người trường hợp tử vong tại các quốc gia đang phát triển, tăng gần 3,8 triệu so với năm 2000. Chế độ ăn không hợp lý là nguyên nhân của hơn 19% tổng số ca tử vong toàn cầu năm 2017 và gần 70% các ca tử vong do bệnh động mạch vành.

Thực tế cho thấy bệnh không lây nhiễm liên quan đến chế độ ăn uống đang gia tăng ở nhóm trẻ tuổi hơn, gây ra những gánh nặng kinh tế lâu dài cho xã hội. Thực phẩm, chế độ ăn uống và tình trạng dinh dưỡng bao gồm thừa cân, béo phì là một trong các yếu tố, nguy cơ quan trọng nhất của bệnh không lây nhiễm. Các nghiên cứu cho thấy, ăn ít rau và trái cây là nguyên nhân của 19% số ung thư dạ dày, ruột, 31% các bệnh thiếu máu tim cục bộ và 11% số trường hợp đột quỵ. Ăn nhiều muối là nguy cơ của đột quỵ, tăng huyết áp, ung thư dạ dày, suy thận, loãng xương và một số bệnh tim mạch khác…

Theo số liệu điều tra của Bộ Y tế năm 2105, hơn 1/2 người trưởng thành ăn thiếu rau hoặc trái cây và người dân ăn muối nhiều gấp 2 lần so với khuyến nghị của WHO. Tỉ lệ thừa cân béo phì cũng tăng nhanh theo các năm.

Cách ăn sai lầm hại sức khỏe

Hiện nay, các chuyên gia đều cảnh báo rằng ngoài chế độ ăn nhiều hoa quả, trái cây ăn như thế nào, thời gian hợp lý cũng là điều đáng bàn.

Thực tế, người Việt ăn sáng là ăn cho mình thì không ăn, ăn qua loa, đại khái. Ăn trưa cho bạn nhưng cũng rất chớp nhoáng. Do đặc thù họp hành, công việc liên tục khiến rất nhiều người, nhất là giới văn phòng chỉ có ít thời gian dành cho bữa trưa và buộc họ phải ăn thật nhanh. Tuy nhiên, ăn nhanh khiến thức ăn không tiêu hóa kỹ ở khoang miệng, trực tiếp chuyển đến dạ dày khi vẫn ở dạng thô sẽ trực tiếp làm hại niêm mạc dạ dày, tăng gánh nặng và thời gian làm việc cho dạ dày, làm mệt mỏi cơ bắp dạ dày và giảm nhu động dạ dày và tăng nguy cơ mắc bệnh hơn.

Bữa tối – được coi là ăn cho kẻ thù thì hầu như 90% người Việt lại coi đây là bữa ăn thịnh soạn nhất trong ngày. Những thức ăn có nguồn gốc từ động vật chỉ nên chiếm 20%. Nhưng nhiều người ngày nay dường như làm ngược lại, do đó có rất nhiều bệnh tật xuất hiện.

Video đang HOT

Có đến 51,4% người tiêu dùng (đặc biệt là giới trẻ) đang ưa chuộng đồ hộp, thức ăn chế biến sẵn… Nhiều người thích ăn bánh snack, khoai tây chiên vì cho rằng có cảm giác vui vẻ khi ăn; khi uống nước ngọt có ga cảm thấy mình hiện đại; ăn thức ăn nhanh chứng tỏ được mình theo kịp tiến độ…

Từ tình trạng thiếu thốn đến dư thừa; từ các món ăn thuần túy rất thiên nhiên đến những món ăn được chế biến cầu kỳ, sử dụng nhiều phụ gia để tăng tính hấp dẫn; từ thực phẩm sạch, an toàn đến các thực phẩm tồn dư hóa chất chống sâu bọ, tăng năng suất, và hóa chất bảo quản thực phẩm trong quá trình lưu chuyển, phân phối.

Món ăn trong bữa ăn hàng ngày trở nên công phu hơn với các cách chế biến sử dụng thêm dầu ăn, các loại gia vị khác: các món xào, hầm, chiên, rán, nướng… xuất hiện với tần suất cao hơn thay vì các món luộc, hấp, ăn tươi,…như trước đây.

Người Việt Nam lâu nay có thói quen “Ăn theo tiếng gọi của dạ dày chứ không ăn theo chế độ dinh dưỡng”. Đó là lời nhận định của các chuyên gia dinh dưỡng về cách ăn uống thiếu khoa học hiện nay của số đông người dân.

Theo infonet

40% ca tử vong trước 70 tuổi vì bệnh không lây nhiễm

Ngày 25/10, hội nghị khoa học toàn quốc về quản lý các bệnh không lây nhiễm tại y tế cơ sở ở các nước Đông Nam Á, do Tổng hội y học Việt Nam tổ chức, đã diễn ra tại Hà Nội.

40% ca tử vong trước 70 tuổi vì bệnh không lây nhiễm - Hình 1

Hội nghị khoa học toàn quốc lần thứ VII năm 2019 về quản lý các bệnh không lây nhiễm tại y tế cơ sở ở các nước Đông Nam Á. Ảnh: Minh Thúy

Phát biểu khai mạc hội nghị, PGS.TS. Nguyễn Thị Xuyên - Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam, Chủ tịch Hội y học các nước Đông Nam Á - cho biết: "Bệnh không lây nhiễm đang trở thành nhóm bệnh có số lượng tử vong cao nhất trên thế giới với khoảng 40 triệu người tử vong hàng năm (chiếm 70-75% số ca tử vong trên toàn cầu). Tại Việt Nam, cứ 10 người tử vong thì có 7 người mắc bệnh không lây nhiễm, chủ yếu là các bệnh như: tim mạch, đái tháo đường, ung thư, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.

40% ca tử vong trước 70 tuổi vì bệnh không lây nhiễm - Hình 2

PGS.TS. Nguyễn Thị Xuyên - Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam, Chủ tịch Hội y học các nước Đông Nam Á

Ước tính trung bình mỗi năm nước ta có khoảng 12,5 triệu người bị tăng huyết áp, 3,5 triệu người mắc đái tháo đường, 2 triệu người mắc bệnh tim, phổi mạn tính và 126.000 ca mắc mới ung thư, rối loạn tâm thần - thường gặp ở người cao tuổi, trầm cảm, sa sút trí tuệ. Hằng năm, các bệnh không lây nhiễm là nguyên nhân của 73% trường hợp tử vong, trong đó 40% ca tử vong trước 70 tuổi.

Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trên là do người dân chưa có ý thức phòng bệnh, 45% nam giới hút thuốc lá, 77% dân số uống rượu, chế độ dinh dưỡng không phù hợp, số người thừa cân, béo phì tăng.

Bên cạnh đó, người dân vẫn còn sử dụng muối cao gấp đôi so với khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) là 9,4 gram/ngày).

Ngoài ra, tỷ lệ người mắc bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, tim mạch, ung thư, tâm thần được phát hiện sớm và quản lý điều trị còn thấp, chỉ dưới 50%.

Trước thực trạng đó, để khống chế, đẩy lùi bệnh không lây nhiễm, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống bệnh ung thư, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, hen phế quản và các bệnh không lây nhiễm khác giai đoạn 2015-2025" - PGS.TS. Nguyễn Thị Xuyên nói.

Theo PGS. TS. Nguyễn Trường Sơn - Thứ trưởng Bộ Y tế: Toàn cầu hóa, đô thị hóa, sự thay đổi môi trường là những tác nhân làm gia tăng lối sống không lành mạnh: hút thuốc lá, uống rượu bia, ít vận động thể lực, ăn uống không hợp lý.

Theo WHO, 80% bệnh tim mạch giai đoạn đầu, đột quỵ và đái tháo đường type 2 , trên 40% ung thư có thể phòng ngừa được nếu có chế độ ăn uống hợp lý, hoạt động thể lực đều đặn, không hút thuốc lá.

40% ca tử vong trước 70 tuổi vì bệnh không lây nhiễm - Hình 3

PGS. TS. Nguyễn Trường Sơn - Thứ trưởng Bộ Y tế

Ước tính trong năm 2016, tại Việt Nam có 548.000 ca tử vong, trong đó tử vong do bệnh không lây nhiễm chiếm 77%. Bộ Y tế và các bộ, ngành liên quan Việt Nam đang trong tiến trình thực hiện tốt kế hoạch toàn cầu về bệnh không lây nhiễm, đạt được 9 trong 19 chỉ số đánh giá tiến độ và năng lực đáp ứng quốc gia về phòng, chống bệnh không lây nhiễm." - PGS. TS. Nguyễn Trường Sơn nói.

Chia sẻ về vấn đề quản lý các bệnh không lây nhiễm tại các trạm y tế xã, ThS. Nguyễn Trọng Khoa - Phó Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh, Bộ Y tế - cho biết: Ung thư, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) và hen phế quản vẫn chưa được quản lý có hiệu quả ở các trạm y tế xã. Thực tế cho thấy, các loại thuốc biệt dược, có hiệu quả cao trong điều trị các bệnh không lây nhiễm tại các trạm y tế vẫn còn thiếu. Không chỉ vậy, vấn đề can thiệp yếu tố nguy cơ, tư vấn, theo dõi, giám sát bệnh không lây nhiễm vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Phần lớn các bệnh nhân đến khám và phát hiện mắc các bệnh không lây nhiễm khi bệnh đã ở giai đoạn muộn gây khó khăn trong quá trình điều trị.

40% ca tử vong trước 70 tuổi vì bệnh không lây nhiễm - Hình 4

ThS. BS. Nguyễn Trọng Khoa - Phó cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh, Bộ Y tế

Thời gian tới, ngành y tế sẽ tiếp tục triển khai các hoạt động trọng tâm nâng cao năng lực chuyên môn, giảm yếu tố nguy cơ, thực hiện hướng dẫn chuyên môn, khám và phát hiện sớm bệnh không lây nhiễm, đồng thời, tiếp tục cập nhật, ban hành các hướng dẫn chuyên môn.

"Đặc biệt, cần đảo ngược tháp cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe đối với các bệnh không lây nhiễm. Y tế cơ sở phải là đơn vị chính trong quản lý các bệnh không lây nhiễm.

Cần có chính sách khuyến khích cơ sở tuyến trên tập trung chuyển giao kỹ thuật cho tuyến dưới. Từ đó, định hướng về chính sách, tài chính và tính giá dịch vụ y tế dự phòng." - ThS. BS. Nguyễn Trọng Khoa nói.

40% ca tử vong trước 70 tuổi vì bệnh không lây nhiễm - Hình 5

Toàn cảnh hội nghị

Theo báo cáo của Hội Y học Indonesia, hầu hết người dân có xu hướng ăn thực phẩm không lành mạnh, thiếu hoạt động thể lực,... dẫn đến tình trạng gia tăng mắc các bệnh không lây nhiễm. Có tới 24,5% dân số sử dụng thức ăn có lụong muối cao, hơn 80% người bị ảnh hưởng bởi khói thuốc lá.

Do đó, để phòng, chống các bệnh không lây nhiễm cần tập trung phát triển y tế cộng đồng để nâng cao nhận thức cho người dân, tăng cường sàng lọc sớm các bệnh không lây nhiễm.

40% ca tử vong trước 70 tuổi vì bệnh không lây nhiễm - Hình 6

Đại biểu tham dự chụp ảnh lưu niệm tại hội nghị

Với chủ đề "Quản lý các bệnh không lây nhiễm tại y tế cơ sở ở các nước Đông Nam Á", hội nghị năm nay có 18 báo cáo khoa học vủa 6 chuyên ngành gồm các chuyên ngành về tim mạch, nội tiết đái tháo đường, hô hấp, ung thư, tâm thần, nhi khoa. Trong đó, có 4 báo cáo của 4 hội y học các nước Đông Nam Á gồm: Thái Lan, Singapore, Myanmar, Indonesia chia sẻ kinh nghiệm quản lý các bệnh không lây nhiễm.

Theo viettimes

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Đi siêu âm, người phụ nữ sốc nặng khi phát hiện 2 bào thai trong bụng conĐi siêu âm, người phụ nữ sốc nặng khi phát hiện 2 bào thai trong bụng con
10:05:12 10/02/2025
Nam giới Việt ngày càng ít tinh trùng, nguyên nhân từ lối sống?Nam giới Việt ngày càng ít tinh trùng, nguyên nhân từ lối sống?
23:14:11 10/02/2025
Thuốc Tamiflu điều trị cúm: Vẫn còn hàng trăm nghìn hộp, viên, người dân không cần mua dự trữThuốc Tamiflu điều trị cúm: Vẫn còn hàng trăm nghìn hộp, viên, người dân không cần mua dự trữ
13:27:12 10/02/2025
Bác sĩ khuyên 9 nhóm người nên thường xuyên uống nước lá ổiBác sĩ khuyên 9 nhóm người nên thường xuyên uống nước lá ổi
20:04:16 11/02/2025
Vì sao chúng ta nên tiêm vaccine phòng bệnh cúm hàng năm?Vì sao chúng ta nên tiêm vaccine phòng bệnh cúm hàng năm?
09:34:36 10/02/2025
Bệnh sởi có gây ra những biến chứng nguy hiểm nào?Bệnh sởi có gây ra những biến chứng nguy hiểm nào?
13:54:16 10/02/2025
Loại 'nước thần' giúp trẻ lâu lại bổ đủ đường, ở Việt Nam giá siêu rẻLoại 'nước thần' giúp trẻ lâu lại bổ đủ đường, ở Việt Nam giá siêu rẻ
14:05:19 10/02/2025
Bột sắn dây được ví như 'vàng trắng' của sức khỏeBột sắn dây được ví như 'vàng trắng' của sức khỏe
08:44:30 11/02/2025

Tin đang nóng

Đôi nhân tình câu kết lừa đảo chiếm đoạt tiền của người thânĐôi nhân tình câu kết lừa đảo chiếm đoạt tiền của người thân
16:15:00 11/02/2025
Nhân chứng bức xúc: Dù được xin lỗi, tài xế ô tô Lexus vẫn hành hung nam shipperNhân chứng bức xúc: Dù được xin lỗi, tài xế ô tô Lexus vẫn hành hung nam shipper
16:00:05 11/02/2025
Chân dung chồng sắp cưới điển trai của Hoa hậu H'Hen NiêChân dung chồng sắp cưới điển trai của Hoa hậu H'Hen Niê
15:29:44 11/02/2025
Số tiền thưởng của Xuân Son khiến báo Thái Lan, Trung Quốc phải ngỡ ngàngSố tiền thưởng của Xuân Son khiến báo Thái Lan, Trung Quốc phải ngỡ ngàng
16:37:26 11/02/2025
Phát hiện mẹ Từ Hy Viên có hành động gây lo lắng tột độ sau 10 ngày con mấtPhát hiện mẹ Từ Hy Viên có hành động gây lo lắng tột độ sau 10 ngày con mất
17:27:12 11/02/2025
Hình ảnh mới nhất của Hồng Nhung sau hơn 3 tháng điều trị ung thưHình ảnh mới nhất của Hồng Nhung sau hơn 3 tháng điều trị ung thư
17:39:51 11/02/2025
Sao Việt 11/2: Hé lộ danh sách 20 khách mời trong lễ thành đôi của Vũ Cát TườngSao Việt 11/2: Hé lộ danh sách 20 khách mời trong lễ thành đôi của Vũ Cát Tường
17:49:49 11/02/2025
Nam shipper bị hành hung: Gia cảnh khó khăn, 2 vợ chồng mới đến Hà Nội làm thuêNam shipper bị hành hung: Gia cảnh khó khăn, 2 vợ chồng mới đến Hà Nội làm thuê
19:28:03 11/02/2025

Tin mới nhất

5 vị thuốc Đông y hỗ trợ giảm cân

5 vị thuốc Đông y hỗ trợ giảm cân

20:22:18 11/02/2025
Trần bì thường hay sử dụng dưới dạng trà hãm nước uống hoặc kết hợp với gừng, cam thảo để tăng hiệu quả tiêu hóa. Liều lượng dùng mỗi ngày từ 5-10g.
Mỹ xác nhận trường hợp đầu tiên nhiễm cúm H5N1 ở người

Mỹ xác nhận trường hợp đầu tiên nhiễm cúm H5N1 ở người

20:20:24 11/02/2025
Thông báo này được đưa ra vài ngày sau khi phát hiện chủng virus cúm gia cầm thứ hai ở bò sữa tại Nevada, được gọi là D1.1, trước đây vốn chỉ được tìm thấy ở chim hoang dã và gia cầm.
Phòng, chống cúm và các bệnh lây qua đường hô hấp trên trẻ nhỏ

Phòng, chống cúm và các bệnh lây qua đường hô hấp trên trẻ nhỏ

20:17:37 11/02/2025
Giám đốc Sở Y tế Yên Bái khuyến cáo người dân chủ động tiêm phòng các loại vaccine phòng bệnh; giữ ấm cho cơ thể, vệ sinh cá nhân và rửa tay sạch sẽ trước, sau khi ăn, vệ sinh mũi, họng bằng nước muối sinh lý hằng ngày.
Bình Thuận ghi nhận 1 trường hợp tử vong nghi do bệnh dại

Bình Thuận ghi nhận 1 trường hợp tử vong nghi do bệnh dại

20:15:20 11/02/2025
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Thuận đã thông báo ổ dịch lây truyền từ động vật sang người cho Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh phối hợp điều tra, giám sát.
Bé trai 4 tuổi nguy kịch vì bị rắn lục đuôi đỏ cắn

Bé trai 4 tuổi nguy kịch vì bị rắn lục đuôi đỏ cắn

20:10:02 11/02/2025
Qua thăm khám và chụp CT, các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhi bị thiếu máu nặng, rối loạn đông máu, xuất huyết não nên được tiêm huyết thanh kháng nọc rắn lục, truyền máu và các chế phẩm của máu, chống phù não, kháng sinh, ngừa uốn ván.
Hà Nội: Nhiều trẻ nhập viện vì cúm, có ca biến chứng viêm não

Hà Nội: Nhiều trẻ nhập viện vì cúm, có ca biến chứng viêm não

19:46:37 11/02/2025
Từ những triệu chứng điển hình ban đầu của cúm: sốt, viêm đường hô hấp trên, đau mỏi ngườinhiều trẻ chuyển biến nhanh sang các biến chứng nặng.
Bác sĩ cảnh báo tăng mạnh bệnh ký sinh trùng lây từ thú cưng

Bác sĩ cảnh báo tăng mạnh bệnh ký sinh trùng lây từ thú cưng

19:35:43 11/02/2025
Giun đũa chó mèo có thể chui vào ký sinh ở phổi, gan, mắt... Khi chết đi, chúng có thể gây hoại tử, tổn thương các tế bào lân cận.
3 loại hạt mọi phụ nữ nên có trong chế độ ăn uống hàng ngày, theo lời khuyên của chuyên gia

3 loại hạt mọi phụ nữ nên có trong chế độ ăn uống hàng ngày, theo lời khuyên của chuyên gia

13:40:07 11/02/2025
Từ việc ngăn ngừa chuột rút kinh nguyệt đến duy trì sự cân bằng nội tiết tố và nhiều tác dụng khác, những loại hạt này có thể cải thiện sức khỏe của phụ nữ theo nhiều cách.
Kombucha được 'vua dưỡng gan' nhưng cẩn trọng loạt tác dụng phụ không ngờ này

Kombucha được 'vua dưỡng gan' nhưng cẩn trọng loạt tác dụng phụ không ngờ này

09:06:52 11/02/2025
Mặt khác, kombucha chứa một lượng đường nhất định. Mặc dù lượng đường này thường thấp hơn so với các loại nước ngọt khác, nhưng nếu bạn uống kombucha thường xuyên, nó vẫn có thể góp phần vào việc tăng cân.
6 loại trà giúp giảm các triệu chứng cảm cúm

6 loại trà giúp giảm các triệu chứng cảm cúm

09:03:23 11/02/2025
Khi bị cảm lạnh hoặc cúm, một trong những khuyến nghị đầu tiên của bác sĩ với người bệnh là uống nhiều nước hơn. Khi bị cúm hay cảm lạnh, cơ thể phải làm việc nhiều hơn để chống lại vi khuẩn, virus.
5 đồ uống buổi sáng giúp thanh lọc gan, tốt cho thận

5 đồ uống buổi sáng giúp thanh lọc gan, tốt cho thận

08:59:57 11/02/2025
Gừng và bạc hà là hai nguyên liệu đã được sử dụng trong y học cổ truyền hàng thế kỷ nhờ khả năng hỗ trợ tiêu hóa và thúc đẩy quá trình giải độc tự nhiên.
7 lợi ích khi uống nước ép mướp đắng vào buổi sáng

7 lợi ích khi uống nước ép mướp đắng vào buổi sáng

08:57:39 11/02/2025
Nước ép mướp đắng chứa nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu. Một ly nước ép mướp đắng chứa vitamin C, A và một số vitamin B. Thêm vào đó, mướp đắng cũng giàu chất chống oxy hóa giúp chống lại stress oxy hóa trong cơ thể.

Có thể bạn quan tâm

Một bức ảnh của Lisa khiến hàng triệu người nức nở, đập tan định kiến ích kỷ, bỏ rơi BLACKPINK

Một bức ảnh của Lisa khiến hàng triệu người nức nở, đập tan định kiến ích kỷ, bỏ rơi BLACKPINK

Nhạc quốc tế

20:51:02 11/02/2025
Động thái của Lisa cũng đập tan tin đồn cạnh tranh thành tích với cô bạn thân, dẫn đến rạn nứt tình cảm, không tương tác công khai.
Một hành động khiến HLV Rap Việt tỏ thái độ với "người đàn ông suy nhất Vbiz"

Một hành động khiến HLV Rap Việt tỏ thái độ với "người đàn ông suy nhất Vbiz"

Nhạc việt

20:47:53 11/02/2025
Mới đây, BigDaddy cập nhật video đầu năm mới lên kênh TikTok chính chủ. HLV Rap Việt đã có chuyến ghé thăm nhà người bạn thân - JustaTee và ghi lại khoảnh khắc đáng chú ý.
Video Jisoo (BLACKPINK) tắm biển cùng nam diễn viên đình đám gây phẫn nộ

Video Jisoo (BLACKPINK) tắm biển cùng nam diễn viên đình đám gây phẫn nộ

Sao châu á

20:44:11 11/02/2025
Khán giả đã quay lại cảnh Jisoo - Seo In Guk đang ghi hình cho phân đoạn tắm biển ở Cebu khi chưa được sự cho phép từ phía đoàn phim Monthly Boyfriend
Thực hư ăn Tết 2 lần vì tương lai sẽ có nhuận 2 tháng Giêng?

Thực hư ăn Tết 2 lần vì tương lai sẽ có nhuận 2 tháng Giêng?

Netizen

20:13:39 11/02/2025
Mới đây, trên mạng xã hội lan truyền thông tin: Năm 2148 sẽ có nhuận 2 tháng Giêng. Lúc đó, mọi người sẽ được ăn Tết 2 lần .
Ông Trump hứa hẹn "điều tuyệt vời nhất" với Canada nếu sáp nhập vào Mỹ

Ông Trump hứa hẹn "điều tuyệt vời nhất" với Canada nếu sáp nhập vào Mỹ

Thế giới

20:10:28 11/02/2025
Tổng thống Donald Trump tuyên bố nếu Canada sáp nhập vào Mỹ, đó sẽ là điều tuyệt vời nhất mà nước này có thể làm.
Trấn Thành vuột cơ hội ẵm 600 tỷ: Bài học sau khủng hoảng "Bộ tứ báo thủ"

Trấn Thành vuột cơ hội ẵm 600 tỷ: Bài học sau khủng hoảng "Bộ tứ báo thủ"

Hậu trường phim

19:41:06 11/02/2025
Đường đua phim Tết năm nay có những biến số, khủng hoảng khiến đạo diễn nghìn tỷ Trấn Thành không còn vị thế bất bại như 3 mùa phim trước đây.
CĐV đội bóng mới đòi đuổi Neymar chỉ sau... 2 trận

CĐV đội bóng mới đòi đuổi Neymar chỉ sau... 2 trận

Sao thể thao

19:32:13 11/02/2025
Neymar đã thi đấu vô cùng tệ hại trong trận đấu thứ hai ở Santos gặp Novorizontino. Nhiều cổ động viên (CĐV) Santos đã đòi đuổi tiền đạo người Brazil.
Vượt xe công nông, 2 người đi xe máy bị ô tô tải cán tử vong

Vượt xe công nông, 2 người đi xe máy bị ô tô tải cán tử vong

Tin nổi bật

19:25:34 11/02/2025
Trong lúc điều khiển xe máy vượt xe công nông thì bất ngờ bị ngã ra đường, 2 người đi trên xe máy bị ô tô tải lưu thông cùng chiều cán tử vong tại chỗ.
"Tóm gọn" mỹ nhân đẹp phi giới tính 2,5 triệu người follow đến Hải Nam quay Tỷ Tỷ Đạp Gió, là đại diện Việt Nam?

"Tóm gọn" mỹ nhân đẹp phi giới tính 2,5 triệu người follow đến Hải Nam quay Tỷ Tỷ Đạp Gió, là đại diện Việt Nam?

Tv show

18:42:11 11/02/2025
Sự xuất hiện của KaKarinaina gây bất ngờ và nhận được sự chú ý lớn từ cộng đồng mạng Trung Quốc. Karina hứa hẹn là nhân tố thu hút, bùng nổ truyền thông nhất chương trình năm nay.
Bức ảnh do 1 Hoa hậu đăng đã làm lộ điều Trấn Thành "5 lần 7 lượt" khổ sở che giấu

Bức ảnh do 1 Hoa hậu đăng đã làm lộ điều Trấn Thành "5 lần 7 lượt" khổ sở che giấu

Sao việt

17:31:20 11/02/2025
Qua ảnh chưa qua chỉnh sửa, có thể thấy Trấn Thành có dấu hiệu tăng cân, khuôn mặt tròn và ngoại hình khá lạ hẳn so với mỗi khi xuất hiện trước công chúng.
Hôm nay nấu gì: Bữa tối ngon miệng khiến ai cũng không thể rời khỏi bàn ăn sớm

Hôm nay nấu gì: Bữa tối ngon miệng khiến ai cũng không thể rời khỏi bàn ăn sớm

Ẩm thực

17:08:16 11/02/2025
Thực đơn bữa tối với hương vị thơm ngon, hấp dẫn của những món ăn này đã khiến cả nhà cực kỳ thích thú, thi nhau xuýt xoa.